Vaccine sởi đơn giá sẽ được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi (Ảnh: SYT).
Bộ Y tế cũng chỉ đạo Sở Y tế TPHCM xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt ít nhất 95% tại các xã, phường và tuân thủ các biện pháp an toàn. Đồng thời, các đơn vị liên quan sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ, đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ đang nằm viện.
Vaccine sởi tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi là vaccine được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Công tác tiêm mũi sởi cho trẻ nhóm tuổi trên sẽ được Thành phố triển khai đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, TPHCM sẽ tiếp tục rà soát và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng chống dịch sởi cho trẻ 1-10 tuổi trên địa bàn Thành phố, cũng như triển khai tiêm chủng mở rộng cho các đối tượng chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đầy đủ.
Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh và người thân trong gia đình cần chủ động đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng để được sử dụng vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ.
" alt=""/>Vaccine sởi nào sẽ dùng để tiêm cho trẻ dưới 9 tháng tuổi ở TPHCM?Ung thư bàng quang phổ biến ở nam giới hơn nữ giới (Ảnh: Mayoclinic).
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu sau:
- Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn
- Đái máu là dấu hiệu thường gặp nhất, đái máu từng đợt, đái máu đại thể, toàn bãi.
- Đau khi đi tiểu
- Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: Đây là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, do bàng quang bị kích thích hay bị giảm thể tích.
- Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục máu đông.
Sự hiện diện của một hoặc tất cả các dấu hiệu này không có nghĩa là bạn bị ung thư, nhưng bạn nên đi khám bởi bác sĩ, vì đây là những chức năng bất thường của cơ thể. Đôi khi những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang không bị chảy máu hoặc đau đớn. Đó là lý do tại sao việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng.
Nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư bàng quang hơn phụ nữ.
Phòng ngừa ung thư bàng quang
- Không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá.
- Làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại cần tuân thủ thực hiện đúng các quy định bảo hộ lao động.
- Cần kiểm tra nguồn nước sinh hoạt để xác định nồng độ, hàm lượng kim loại nặng và một số chất độc hại có trong nước trước khi sử dụng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết, đào thải các độc tố.
- Cải thiện chế độ ăn uống, ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa…
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe.
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính của cơ quan tiết niệu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, hay gặp ở nam hơn ở nữ, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao có thể phòng ngừa được bằng cách bỏ thuốc lá. Có thể phát hiện sớm bằng những phương tiện chẩn đoán phổ biến hiện nay như siêu âm, chụp CT-Scan, nội soi bàng quang chẩn đoán. Tỷ lệ khỏi bệnh cao khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.
" alt=""/>Triệu chứng ung thư bàng quang giai đoạn sớmTình hình dịch bệnh sởi tại TPHCM tính đến tuần 43 (Ảnh: SYT).
Trong khi số bệnh nhân tại Thành phố bắt đầu giảm thì số ca sởi từ các tỉnh xung quanh đến TPHCM khám và điều trị tiếp tục tăng mạnh trong 2 tuần qua. Chỉ tính riêng tuần gần nhất, số ca bệnh ngoài TPHCM đến điều trị tại 4 bệnh viện trên địa bàn là 255 ca, tăng 43% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó có 209 ca điều trị nội trú.
Đặc biệt, khi số trẻ mắc bệnh sởi ở lứa tuổi 1-10 tuổi của Thành phố bắt đầu giảm, thì hệ thống giám sát, các trường hợp trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là nhóm từ 6 tháng tuổi đến 9 tháng tuổi.
Đây là nhóm tuổi nhỏ, chưa đủ tuổi để tiêm sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng (quy định tại thông tư 10/2024/TT-BYT), trong khi kháng thể từ mẹ truyền sang có thể đã sụt giảm dưới mức bảo vệ. Từ đầu vụ dịch đến nay, số bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi là 315 trẻ, chiếm tỷ lệ 24% tổng số ca mắc.
Theo báo cáo tại các bệnh viện, có 146 ca sởi cần hỗ trợ hô hấp, trong đó có hơn 36% (53/146) là trẻ dưới 9 tháng tuổi. Đối với ca sởi địa chỉ tại Thành phố, có 31,5% (17/54) là trẻ ở nhóm nêu trên.
Trẻ điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
"Như vậy, nhóm trẻ 9 tháng tuổi đang là nhóm có khả năng mắc bệnh nặng cao. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cũng ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh sởi mới ở nhóm người lớn và trẻ lớn từ 11 tuổi trở lên", Sở Y tế TPHCM thông tin.
Trước diễn biến nêu trên, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế về việc tiêm vaccine sởi cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vaccine sởi đơn giá có thể tiêm cho trẻ em diện trên trong các vụ dịch, như là một biện pháp chống dịch tăng cường.
Mũi vaccine này được xem như mũi "sởi 0", để sau đó trẻ vẫn tiếp tục được tiêm chủng 2 mũi khác theo lịch của chương trình Tiêm chủng mở rộng vào lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.
Song song đó, Sở Y tế cũng vận động các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi và người thân trong gia đình cần chủ động tiêm phòng bệnh sởi, để bảo vệ cho trẻ chưa đủ tuổi được tiêm chủng.
Tính đến hết ngày 25/10, tổng số mũi tiêm vaccine sởi tích lũy trên địa bàn Thành phố là 223.978 mũi. Chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi cho trẻ 1-10 tuổi đã hoàn thành 100% theo kế hoạch.
Hiện tại, còn quận 3 có tỷ lệ tiêm vaccine sởi chưa đạt 95%. Sở Y tế đề nghị UBND quận 3 cần đẩy nhanh tiến độ để đạt mục tiêu chiến dịch tại quận. Đối với những quận huyện đã đạt tỷ lệ từ 95% trở lên, cần duy trì việc cập nhật tình hình trẻ di biến động, tránh để bỏ sót trẻ chưa được tiêm chủng trên địa bàn.
" alt=""/>Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu tăng, Sở Y tế TPHCM gửi kiến nghị