Tuổi Tỵ khá cứng đầu. Họ là người nhanh nhạy, biết nắm bắt thời cơ song đôi khi lại đặt cao những ý kiến của cá nhân mình quá. Sự cứng đầu của họ khiến nhiều người đối diện cảm thấy khó chịu song khi bên cạnh tuổi Mão, những chú Rắn lại trở nên dễ chịu hơn nhiều.
Tuổi Mão được rất nhiều người yêu quý bởi sự cởi mở, tốt tính. Đối với họ, khó có gì sánh được với gia đình. Họ là người dành cả đời để xây dựng một mái ấm hạnh phúc. Tuổi Tỵ dù bên ngoài khá bóng bẩy, thích đi chơi nhưng cũng có chung đặc điểm thích gần gũi gia đình.
Nhìn chung, tuổi Tỵ và tuổi Mão không quá khác biệt về tính cách nhưng lại hay khắc khẩu. Song họ là cặp đôi khi kết hợp cùng nhau sẽ đem lại tài lộc bất ngờ. Cả hai chính là quý nhân của đối phương, nếu vượt qua được những trắc trở kia sẽ càng già càng giàu sang hưng phát.
2. Tuổi Sửu và tuổi Tý
![]() |
Tuổi Tý vốn trời sinh thông minh, sắc sảo và có tài ngoại giao tốt trong khi những người tuổi Sửu lại có phần trầm tính hơn, chăm chỉ, hiền lành và có phần nhút nhát. Họ là cặp đôi hấp dẫn nhau theo kiểu trái dấu, bị thu hút bởi điều mà mình không có.
Người tuổi Sửu thường rất biết tính toán, chi tiêu trong gia đình. Họ là người sống khá hướng nội và thích được ở bên gia đình, người thân. Sau kết hôn, họ đặc biệt chỉ chung thủy với tình yêu của mình. Sự ấm áp và chung thủy ấy chính là điều mà người tuổi Tý thích ở con giáp này. Họ luôn cảm thấy bình an khi bên cạnh tuổi Sửu.
Giữa hai con giáp tưởng chừng không có điểm chung này lại có sợi dây liên kết vô hình. Tý yêu Sửu bởi chất phác, chăm chỉ và quan tâm đến gia đình, Sửu yêu sự thông minh, khéo léo của những chú Chuột. Họ là cặp đôi hứa hẹn sau khi về chung một nhà sẽ khiến tài lộc bùng nổ.
Tý - Sửu là cặp đôi hỗ trợ nhau rất tốt trong sự nghiệp, cuộc sống càng về trung niên càng phất. Sự khác biệt trong quan điểm lại là điều khiến họ dễ dàng đi tới thành công hơn dù không thể tránh khỏi cãi vã. Họ là cặp đôi rất hay khắc khẩu bởi ai cũng có cái tôi của riêng mình và nếp sống riêng. Song sau những lần mâu thuẫn, họ lại trở nên gắn kết hơn.
3. Tuổi Thân và tuổi Mùi
![]() |
Theo tử vi phương Đông, cả tuổi Thân và tuổi Mùi đều là những con giáp có số giàu có. Họ khi về chung một nhà sẽ càng vượng về đường tài lộc, khiến nhiều người phải ghen tỵ.
Về tính cách, tuổi Thân và tuổi Mùi gần như khó tìm được quan điểm, sở thích chung. Tuy nhiên họ lại là những người biết thông cảm và thấu hiểu cho nhau, hạ cái tôi của mình xuống. Họ là cặp đôi có thể giải quyết mâu thuẫn của mình ngay hôm sau, không bao giờ giận dỗi được quá lâu.
Nhìn chung, vợ chồng tuổi Thân - Mùi lúc trẻ có thể hơi khó khăn song càng về trung niên, tài lộc sẽ càng hưng vượng. Họ là cặp đôi càng bên nhau gia đình càng êm ấm, không chỉ tài lộc vượng phát mà đường con cái cũng thuận lợi.
(*) Thông tin trong bài mang tính chiêm nghiệm, tham khảo.
Thời gian 90 ngày tới, người tuổi Thân, tuổi Mùi, tuổi Hợi là những con giáp do gặp họa tiểu nhân nên gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống.
" alt=""/>Tử vi 3 cặp đôi tuy khắc khẩu nhưng về một nhà lại hạnh phúc viên mãnChị Hoàng Thị Xiền cho biết, trời cứ mưa to là cầu bị ngập, bà con bị cô lập với bên ngoài (Ảnh: Hồng Anh).
Gọi là cầu nhưng thực chất đây chỉ là những ván gỗ được ghép lại với nhau rồi buộc vào cọc tre để đi tạm. Trước đây, mố cầu được người dân đi xin vật liệu rồi góp tiền đổ bê tông.
Tuy nhiên, trận lũ vừa qua khiến mố cầu bị đánh sụt, nứt toác, chiếc cầu cũ bị cuốn trôi, bà con phải khắc phục lại. Tuy nhiên, không có mố cầu, đất đá bên đường sụt lún, mỗi lần có xe di chuyển qua, những chiếc ván oằn mình xuống, rung lên bần bật, rất nguy hiểm.
Một năm, người dân phải đóng lại cầu rất nhiều lần (Ảnh: Hà Trang).
Được biết, cây cầu là con đường duy nhất kết nối 11 hộ dân (khoảng 50 nhân khẩu - 100% là người Tày) với đường tỉnh lộ 160 ra trung tâm xã và kết nối với các thôn bản lân cận. Ngoài ra, cây cầu cũng kết nối với khu vực canh tác hoa màu, đồi rừng (khoảng 80ha) của bà con trong xã Việt Tiến. Chính vì thế nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân là rất lớn.
"Người tay yếu không dám đi qua đâu, người dân trong thôn này, ai cũng từng ngã xuống cầu rồi. Có lần, mình đi chở lá giang cũng bị trượt bánh xe ngã xuống suối nhưng may là được mọi người đến giúp kịp", chị Xiền cười nói.
Theo chị Xiền, trận lũ vừa qua khiến các hộ dân ở đây bị chia cắt và cô lập dài ngày nhất. Cây cầu tre của bà con đóng cũng bị cuốn trôi phải đóng lại tạm bằng ván gỗ.
"Bình thường mưa lớn, nước ngập cầu cũng chỉ 1-2 ngày là rút, nhưng vừa qua cả tuần vẫn chưa hết, chiếc cầu tre duy nhất để đi vào xã cũng bị cuốn trôi.
Mố cầu được người dân tận dụng vật liệu đi xin và góp tiền đổ bê tông sau trận lũ vừa qua nứt toác (Ảnh: Hà Trang).
Không có điện, nước, sóng điện thoại cũng mất, gạo do tôi không chuẩn bị trước nên cũng hết, lúa thì không đi xát được nên phải nhổ sắn, luộc ăn tạm. Con ốm cũng không thể đi viện, bất lực vô cùng. Người dân ở đây chỉ mong mỏi có cây cầu để thuận tiện đi lại, sản xuất, canh tác", chị Xiền nói.
Trong khi đó, ông Hoàng Văn Thắng (59 tuổi, thôn Già Thượng, Việt Tiến, Bảo Yên, Lào Cai) cho hay, sau trận lũ vừa qua, mố cầu bị đứt gãy, xiêu vẹo; chiếc cầu tre bị cuốn trôi, cầu mới dựng tạm cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
Ông Hoàng Văn Thắng cho biết, người dân ai cũng từng bị ngã một lần khi đi qua đây nhất là khi mưa vì trơn trượt (Ảnh: Hồng Anh).
Năm nào vào mùa mưa, cầu cũng bị cuốn trôi, có khi một tháng phải làm lại cầu vài lần, một năm đến cả chục lần kiếm gỗ làm cầu. Đáng nói là cầu hỏng thì toàn bộ hộ dân ở đây lại bị chia cắt với bên ngoài. Nên dù biết làm cầu tạm bằng ván gỗ không đảm bảo an toàn nhưng theo ông Thắng người dân ở đây không còn cách nào khác.
Lo nhất là mỗi khi học sinh đến và tan trường đi qua cầu. Chiếc cầu như sẵn sàng sập xuống bất cứ khi nào.
"Tôi cũng từng bị ngã xuống cầu rồi. Mưa xuống cầu trơn trượt, đi xe tay lái yếu là ngã ngay. Đó là chưa kể, cứ mưa lớn là khu vực này lại bị chia cắt với bên ngoài, do nước lên cao, cầu bị ngập, không thể đi lại được. Buổi tối cũng không ai dám đi lại vì sợ nguy hiểm.
Nhiều năm nay, cuộc họp nào người dân ở đây cũng bày tỏ mong muốn chính quyền xã đề nghị với các cấp quan tâm đầu tư xây dựng một cây cầu nhưng chưa được đáp ứng", ông Thắng nói.
Gia đình anh Nông Văn Chương (34 tuổi, thôn Già Thượng) có khoảng 3ha đồi canh tác trong khu vực này. Mỗi lần đi chở, lúa, ngô… nặng qua cầu, anh Chương cho biết, vừa đi vừa run, xuống xe dắt cũng không được vì mặt cầu quá hẹp, chỉ dám ngồi trên xe di chuyển từ từ, chắc chắn để lấy thăng bằng.
"Ngày nào mưa là xác định không thể đi đâu, làm gì do cây cầu - lối đi duy nhất bị ngập, chia cắt với bên ngoài. Vì thế, bà con ở đây mong mỏi có một cây cầu để tiện đi lại, sản xuất", anh Chương nói.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Bùi Trịnh Hải, Chủ tịch UBND xã Việt Tiến, cho hay hệ thống giao thông nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề do sạt lở đất sau cơn bão số 3.
Ngoài ra, nước lũ dâng cao cuốn trôi một số cây cầu dân sinh đặc biệt là cầu dân sinh tại thôn Già Thượng kết nối với đường tỉnh lộ 160. Hiện nay, người dân phải đóng tạm ván gỗ để đi qua.
"Chúng tôi đã nhiều lần làm đề xuất xây cầu cho bà con nhưng chưa có nguồn kinh phí. Cứ mưa đến là khu vực này lại bị cô lập với bên ngoài, cuộc sống đảo lộn, trẻ con không thể đến trường, người bệnh không thể đi khám.
Đặc biệt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác sản xuất nông lâm nghiệp của trên 100 hộ dân tại thôn Già Thượng. Người dân trong thôn đang rất cần 1 cây cầu để đi lại, phục vụ sản xuất và giao thương", ông Hải nói.
Việt Tiến là một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ. 100% thôn bản bị chia cắt, hàng trăm căn nhà (90%) bị ảnh hưởng, 10 căn nhà bị vùi lấp, hư hại hoàn toàn; 100% diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại. Đặc biệt, mưa lũ đã khiến 3 người trong xã thiệt mạng do bị sạt lở đất.
Trong những ngày qua, người dân trong xã bị chia cắt, cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Con đường độc đạo dẫn vào xã bị sạt lở nghiêm trọng, nước dâng lên cao. Cuộc sống của người dân rất khó khăn. Để có sóng điện thoại liên lạc ứng cứu với bên ngoài, bản thân các cán bộ xã Việt Tiến phải đi bộ hàng km ra các khu vực xã lân cận.
Ngay sau khi báo Dân trí tiếp nhận thông tin về những thiệt hại tại địa phương, sáng 16/9 đoàn phóng viên báo đã nhanh chóng xuất phát từ Hà Nội về xã Việt Tiến mang theo nhiều nhu yếu phẩm như gạo, đèn năng lượng mặt trời, máy phát điện, nhu yếu phẩm…
Trong 2 ngày, 227 hộ dân của hai thôn Già Thượng và Tân Bèn đã được nhận 3,2 tấn gạo, 2 máy phát điện, 500 đơn vị thuốc, 220 đèn năng lượng mặt trời, 220 chai dầu ăn, 220 gói gia vị, 190 đèn pin tích điện, 15 thùng vật tư y tế; trao tặng cho UBDN xã 1 máy phát điện...
Đại diện báo Dân trí thay mặt độc giả đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ 3 gia đình của xã bị thiệt hại, mỗi gia đình 5 triệu đồng.
" alt=""/>Cầu tre bị lũ cuốn trôi, chủ tịch xã ở Lào Cai kêu gọi xây cầu mới giúp dân![]() |
Ông Đinh Như Hạnh- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty phát biểu tại buổi lễ |
Theo ÔngĐinh Như Hạnh - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, trong suốt chặng đường phát triển, bên cạnh việc thực hiện tốt các dịch vụ bưu chính công ích, chuyển phát thư báo, bưu phẩm, hàng hóa ra các điểm đảo, Bưu điện Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác an sinh xã hội, nhất là hướng tới lực lượng bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Đặc biệt, từ cuối tháng 4/2014, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bưu điện Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động 2 điểm bưu điện văn hóa tại đảo Trường Sa lớn và đảo Sinh Tồn. Đến nay, các điểm Bưu điện Văn hóa trên đảo luôn cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính công ích, chuyển phát nhanh chóng, an toàn bưu phẩm, bưu kiện tới từng cán bộ, chiến sĩ và người dân; Đồng thời tổ chức tốt các hoạt động đọc sách báo miễn phí; cung cấp dịch vụ viễn thông, internet đáp ứng nhu cầu của quân và dân huyện đảo Trường Sa.
![]() |
Ông Đinh Như Hạnh - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty bàn giao xe tải cho các cán bộ chiến sỹ đang công tác tại đảo Nam Yết, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa |
Bên cạnh đó Tổng công ty cũng luôn quan tâm tới công tác tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền Biển đảo trong việc phát hành các Bộ Tem và triển lãm tem... Gần đây nhất là 6/2018, tại Khánh Hoà, Bưu điện Việt Nam đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ phát hành đặc biệt và triển lãm bộ tem bưu chính về biển, đảo Việt Nam: Sinh vật biển. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và quần chúng tỉnh Khánh Hòa về truyền thống dân tộc; hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; khơi dậy niềm tự hào và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.
Mới đây nhất, cuối tháng 4/2019 đoàn công tác của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tham gia chương trình công tác cùng đoàn đại biểu Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương thăm, tặng quà, động viên cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa. Trong quá trình công tác, cán bộ, công nhân viên của Bưu điện Việt Nam thật sự khâm phục sức chịu đựng, hy sinh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió của quân và dân trên huyện đảo Trường Sa.
![]() |
Hình ảnh bưu điện - văn hóa xã tại đảo Trường Sa |
Bưu điện Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục là hậu phương vững chắc, luôn đồng hành hành cùng quân và dân trên huyện đảo Trường Sa, để Trường Sa sẽ không còn xa nữa. Đặc biệt, thời gian tới, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Vùng 4 Hải quân nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa trên đảo theo hướng nhanh chóng, tiện ích và an toàn, tiến tới phủ rộng các hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính trên huyện đảo Trường Sa.
Xuân Thạch
" alt=""/>Bưu điện Việt Nam tặng bộ đội Trường Sa xe chở hàng hóa