Ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phát biểu khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Hà Nội 2019.
Sáng nay, ngày 29/8, Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Hà Nội 2019 (Hanoi Innovation Summit) đã chính thức khai mạc.
Buổi lễ có sự tham dự của ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hà Nội; ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội; ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT; Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm; Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cùng đại diện một số tổ chức quốc tế, Đại sứ quán một số nước tại Hà Nội.
Sự kiện cũng có sự góp mặt của hơn 100 diễn giả quốc tế và trong nước, chủ yếu là các chuyên gia cao cấp thuộc các lĩnh vực CNTT, tài nguyên môi trường, sáng tạo khởi nghiệp, tài chính… và các nhà đầu tư, tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong và ngoài nước; đại diện một số học viện, trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội.
Trong phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, với vị thế là Thủ đô của Việt Nam, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, giao dịch quốc tế và là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam, Thành phố Hà Nội có nhiều lợi thế để trở thành Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước.
Trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô liên tục lớn mạnh, số doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2016 - 2019 đạt kỷ lục với hơn 88.000 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 30,5% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới từ năm 1992 đến nay, nâng tổng số doanh nghiệp của Hà Nội lên hơn 272.000 doanh nghiệp. Trên địa bàn Thành phố hiện có 18 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh; 4 quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước và 6 quỹ đầu tư quốc tế đặt văn phòng tại Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng nhấn mạnh, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thành phố luôn đặt nội dung “Khơi dậy và phát huy tinh thần khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo” là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, hưởng ứng tích cực tinh thần Quốc gia khởi nghiệp do Thủ tướng Chính phủ phát động, Thành phố đã quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành với phương châm “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”; triển khai nhiều giải pháp đột phá nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn.
Cụ thể, tháng 10/2017, Cổng thông tin Hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Hà Nội (startupcity.vn) đã chính thức khai trương và đến nay đã có trên 800 startups tham gia. Năm 2018, Thành phố đã ban hành Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp và doanh nghiệp. Chỉ số gia nhập thị trường của Hà Nội năm 2018 xếp thứ 6/63 tỉnh, tăng 56 bậc so với năm 2017.
" alt=""/>Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội sẽ tạo môi trường hấp dẫn, an toàn cho các nhà đầu tư, startupBáo cáo của các địa phương cũng cho thấy một số những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính như nhiều ứng dụng công nghệ thông tin còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ.
Trên cơ sở đó, VPCP đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo như Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết 17/NQ-CP về Chính phủ điện tử…
Trong đó, những địa phương thực hiện tốt bao gồm Bắc Giang sử dụng chữ ký số trong 100% văn bản gửi VPCP, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên cũng đạt gần 100%. Cụ thể, Hải Phòng đã bố trí mỗi năm khoảng 20 tỷ đồng, Bắc Giang mỗi năm bố trí khoảng 60 tỷ đồng để hoàn thiện các hệ thống cốt lõi xây dựng chính quyền điện tử…
" alt=""/>Nhiều ứng dụng CNTT trong Chính phủ điện tử tại địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ