Ngay cả khi đã chia tay, những gì cả hai đã đi qua vẫn sẽ còn trong ký ức của nhau (Ảnh minh họa: Sohu).
Sau khi tái hôn tôi mới biết chồng cũ tốt thế nào
"Trước đây khi ở bên chồng cũ, tôi luôn cảm thấy anh là người nhạt nhẽo, không hài hước, không biết quan tâm đến vợ. Tôi rất không hài lòng và thường đổ lỗi cho anh ấy trong nhiều chuyện.
Sống với nhau càng lâu, tôi càng cảm thấy chướng mắt, có thể nổi giận với chồng cũ bất cứ lúc nào, nhưng anh ấy cứ để tôi nói, không giận cũng không phản bác. Cách cư xử của anh càng khiến tôi điên hơn. Tôi nghĩ anh ấy thật máu lạnh.
Rồi tôi gặp người chồng hiện tại của mình. Anh khác hoàn toàn với chồng cũ của tôi. Anh ấy chu đáo và hài hước. Khi ở bên anh ấy, tôi có thể cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi đã chọn người đàn ông thứ hai.
Tôi cứ nghĩ mình sẽ sống rất hạnh phúc, nhưng ai ngờ rằng cuộc sống của tôi không còn tốt đẹp như trước.
Tôi tái hôn không lâu thì chồng mới lộ rõ bản chất cáu kỉnh, lười biếng, ăn chơi trác táng và qua lại với nhiều phụ nữ. Tôi cuối cùng mới hiểu chồng cũ tốt nhất, dù anh ấy không giỏi nói và hài hước, nhưng chưa bao giờ mất bình tĩnh với tôi, không thấy tôi phiền và luôn cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu của tôi.
Giờ nói nhiều cũng vô ích, bởi tôi không thể quay đầu lại".
Rời bỏ một người phản bội, tôi thấy mình may mắn
"Tôi 35 tuổi rồi. Người ta nói hôn nhân không dễ dàng, có được thì nên trân trọng. Nhưng không phải loại người nào cũng đáng trân trọng, chẳng hạn như chồng cũ của tôi.
Khi ở bên chồng cũ, tôi tự hỏi mình đã làm những việc mà một người vợ nên làm, còn anh ta thì sao? Anh ta bồ bịch sau lưng tôi. Lần đầu tiên bị vợ phát hiện, anh ta còn bối rối, nhưng càng về sau càng chuyên nghiệp và vô cảm. Vì con, tôi lựa chọn tha thứ. Nhưng anh ta hành động liều lĩnh hơn và thách thức tôi hết lần này đến lần khác.
Tôi dù có rộng lượng đến đâu cũng không thể dung thứ cho một người đàn ông nhiều lần phản bội như vậy nên kiên quyết ly hôn.
Sau khi ly hôn, tôi sống một mình với các con. Ban đầu tôi không nghĩ đến chuyện tái hôn, bởi những gì chồng cũ làm khiến tôi không dám mở lòng đón nhận tình cảm nữa.
Nhân gian khó lường. Một số người làm bạn tổn thương, trong khi những người khác khiến bạn lấy lại sự tự tin. Năm thứ hai sau khi ly hôn, tôi gặp chồng hiện tại. Anh ấy rất dịu dàng. Bất kể nói hay làm gì, anh ấy luôn nghĩ cho người khác. Dần dần, khi hòa hợp với anh ấy, tôi trở nên vui vẻ, hay cười hơn.
Hai năm sau khi chúng tôi gặp nhau, khi anh ấy cầu hôn, tôi đã đồng ý.
Đã ba năm kể từ khi tôi ở bên chồng mới, cảm thấy rất hạnh phúc. Anh là người thắp lại trong tôi niềm hy vọng về cuộc sống, cho tôi biết hạnh phúc là như thế nào khi ở bên đúng người. Bây giờ, tôi không nhớ chồng cũ, chỉ thấy mình may mắn vì ngày đó đã chọn ly hôn".
Quá khứ tựa mây khói, không cần phải nhớ
"Tôi và chồng cũ ly hôn chủ yếu do tính cách của cả hai không hòa hợp. Chúng tôi đều có tính cách mạnh, chỉ cần điều gì mình cho là đúng, nhất định sẽ không bao giờ nhượng bộ chứ đừng nói đến việc thừa nhận sai lầm. Hôn nhân của chúng tôi vì thế luôn căng thẳng.
Sau khi ly hôn, tôi sống độc thân hơn một năm thì quen chồng hiện tại qua một người bạn. Anh ấy tính khí tốt, hiền lành nhường nhịn, bù trừ cho tính cách của tôi.
Sau khi kết hôn, không thể nói chúng tôi đã hạnh phúc thế nào. Tôi hiểu rằng không có cái gọi là hạnh phúc tuyệt đối trong hôn nhân, bản chất của hôn nhân là có những gập ghềnh trắc trở, nhưng tôi hài lòng với cuộc hôn nhân hiện tại.
Tôi không nghĩ nhiều về quá khứ, bởi con người nên sống ở hiện tại, quá khứ như mây khói mà thôi, không cần phải nhớ nhung. Nếu tôi nhớ chồng cũ thì tức là vô trách nhiệm với chồng hiện tại".
" alt=""/>"Tái hôn, còn nỗi nhớ nào mang tên chồng cũ?"Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP.HCM, tác giả của hàng loạt bài viết giá trị về sức khỏe, đã có những câu chuyện chia sẻ thú vị xoay quanh chủ đề “Nước” - ý nghĩa trong nghệ thuật thưởng trà trước thềm xuân Nhâm Dần.
![]() |
NSƯT Hải Phượng và lương y Đinh Công Bảy thưởng trà và nói về nước trong nghệ thuật pha trà trước thềm xuân. |
Theo Lương y Đinh Công Bảy, bên cạnh lá trà, loại trà, “nước” là yếu tố tiên quyết tạo nên một chén trà ngon. Chất lượng của nước quyết định trực tiếp tới chất lượng của chén trà. Vì vậy, người pha trà không chỉ nên biết về loại trà mình sử dụng mà còn cần tìm hiểu cả chất lượng của nước dùng trong pha trà.
“Nước có thành phần hóa học không? Chúng được phân loại như thế nào?”, vị lương y đặt câu hỏi.
Ông cho biết, nước ngon phải đạt một số tiêu chuẩn như: đó là “nước mềm”; màu sắc trong suốt, không vẩn đục; không mùi, vị tươi mát, ngọt ngào; nước mát tự nhiên (nhiệt độ nước thấp); nguồn nước trong môi trường sạch, tràn đầy sinh khí, giàu oxy.
Trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” (NXB Tổng hợp TP.HCM), nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đã có chia sẻ: “Nước mềm là nước có tỷ lệ muối hòa tan Calcium và Magnesium thấp. Người ta chia độ mềm, cứng của nước theo đơn vị đo độ cứng như mg, Ca/L, hoặc CaCo3/L. Trong tự nhiên, rất nhiều nguồn nước có độ cứng thấp như nước mưa, độ cứng của nước mưa gần như bằng 0, và độ cứng của nước sông, ao hồ ở đồng bằng phần lớn cũng khá thấp. Ngược lại vùng núi đá vôi lại có độ cứng cao”.
![]() |
Một khay trà trong nghệ thuật thưởng trà ngày xuân |
Trong khái niệm Đông y, những loại nước được đánh giá cao để pha trà có thể kể đến như: Vũ Thủy - nước mưa, Lộ Thủy - nước sương móc, Đông Sương - nước sương sa, Lưu Trường Thủy - nước dòng sông, ngoài ra còn có Đông Lộ Thủy hay Tỉnh Hoa Thủy.
Theo lương y Đinh Công Bảy, trà pha bằng những loại nước này không những toát lên được vị ngon thanh của chén trà, mà còn hỗ trợ tiêu trừ bệnh tật. Trong số đó nổi bật nhất là Vũ Thủy, Lộ Thủy, Đông Lộ Thủy- 3 thứ nước được người xưa đánh giá cao để tạo ra chén trà ngon.
Trả lời câu hỏi, liệu có nguồn nước nào dồi dào, thuận lợi cho việc pha trà mà lại tạo chất lượng tốt cho chén trà thành phẩm, lương y Đinh Công Bảy cho biết, tập sách “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” của Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn có thể là câu trả lời thỏa đáng nhất cho ưu tư này. Tuy nhiên, “nước mưa phải chọn nước mưa sau (không lấy nước ở cơn mưa đầu) và dụng cụ lấy, chứa nước mưa phải được vệ sinh sạch sẽ không để lẫn rêu, bụi…
Cách lấy nước Lộ Thủy là lấy nước trên lá cây lúc sáng sớm vào mùa thu là tốt nhất. Nước sương sa thì cũng lấy như nước Lộ Thủy nhưng vào mùa đông. Nước đọng lại trên lá sen cũng hay được dùng, vì lá sen có hương thơm thanh, lấy nước đọng trên lá sen còn ngậm hương sen để pha trà thì rất tuyệt. Nước dòng sông - Lưu Trường Thủy cũng phải chọn nước nơi thượng nguồn cho sạch, lấy ở giữa dòng thì nước mới trong, có vị ngọt và tính bình khí”.
“Tất nhiên chúng ta có những nguồn nước tốt, hoàn toàn phù hợp cho việc pha trà mà anh Tuấn đã kỳ công đến tận nơi thực nghiệm. Phải khẳng định, “nước” trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” là công trình nghiên cứu chất lượng, không chỉ thỏa đáng về khoa học mà còn chuẩn xác trong nghệ thuật thưởng thức”, lương y Bảy nói.
Có thể điểm qua một trong số những nguồn nước quý và tốt cho pha chế trà, gần TP.HCM nhất, mà Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn đã nêu, là nước trên núi Thị Vãi (xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
![]() |
Lương y Đinh Công Bảy (bìa phải) và nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn trò chuyện về nước, nghệ thuật pha trà và sức khỏe người dùng trà thường xuyên. |
“Nguồn thủy liệu trên núi Thị Vãi có vị ngọt và thanh mát. Khi dùng nước này để pha trà cổ thụ, những người thưởng thức có cảm giác mình đang thưởng thức chén trà trên “cổng trời” ở vùng Tây Bắc.
Nếu dùng nguồn thủy liệu này pha với trà Thái Nguyên thì nước sẽ có màu xanh biếc của vùng núi đồi trung du, đặc biệt hương vị vẫn giữ đều cho tới lần pha nước thứ năm, thứ sáu. Khi lấy nước suối núi Thị Vãi pha đem trà Ô long thì trong chén trà có lẫn mùi hương nhân sâm của rừng già”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ thêm.
Trong khi đó, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng cũng đã có những chia sẻ đặc sắc về Tuyết Thủy, tức nước từ tuyết. Theo chị, người từng có khoảng thời gian dài sinh sống, làm việc và du lịch ở những nơi có tuyết dày bao phủ: “Ở xứ lạnh có tuyết, người ta hay lấy tuyết làm nước pha trà. Có khoảng thời gian tôi đến Nga, đã được nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ cho cách dùng nước tuyết để pha trà. Khi lấy tuyết làm nước phải chọn nơi tuyết sạch, đào bỏ khoảng 15cm - 20cm lớp tuyết phía trên mới lấy dùng. Trải nghiệm cũng rất độc lạ”.
Bên cạnh đó, lương y Đinh Công Bảy cũng đề xuất một số nguồn nước phổ biến có thể vận dụng trong pha chế trà, là nước máy. Lương y Bảy nói: “Nước máy chứa nhiều hóa chất nên dùng trực tiếp pha trà không được tốt, làm nước trà mất đi màu xanh, hương trà bị mùi hóa chất lấn át, kể cả có là trà ngon. Do vậy, cần cải tạo nguồn nước máy bằng cách lấy nước máy cho vào cái vại sành, phủ lớp vải bên trên để tránh bụi và phơi trong bóng râm khoảng 2 tuần cho bay hết mùi chlorine là dùng pha trà được”.
Đặc biệt, một mẹo nhỏ, khá thú vị để có nguồn nước tuyệt hảo nhất, theo lương y Đinh Công Bảy là từ “tâm ý, trạng thái con người”: "Khi đặt chum nước với nguồn nước như nhau, chum đặt gần người tức giận, nước sẽ cứng lại; chum đặt gần người vui vẻ, nước trở nên mềm hơn”.
Lương y nhấn mạnh: “Nước ngon sẽ “đánh thức” được những đặc tính tuyệt hảo trong trà khô. Ngay cả khi cách pha chế còn vụng về, chất lượng trà ở hạng trung, nhưng dùng nước ngon để pha, vẫn làm tăng chất lượng của chén trà”.
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn thì khẳng định: “Hiểu được đặc tính của nước, biết chọn nước để pha trà là đã hiểu được một nửa nghệ thuật thưởng trà”.
Nguyên Minh
“Tôi tự tin nói rằng Việt Nam chúng ta là một trong những chiếc nôi sinh trưởng cây chè trên thế giới”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn, tác giả cuốn sách Thưởng trà thật đẹp, thật vui chia sẻ.
" alt=""/>Lương y Đinh Công Bảy nói về nghệ thuật thưởng trà