Bên cạnh đề xuất in thêm QR code, giấy chứng nhận cũng được Bộ TN-MT đề xuất sửa đổi một số nội dung.
Theo đó, mẫu giấy chứng nhận mới còn 2 trang thay vì 4 trang như trước.
Trước đây, đa phần thông tin trong giấy chứng nhận nằm ở trang hai và ba thì theo đề xuất sẽ được chuyển ra trang một.
Quốc huy được thu nhỏ đặt ở góc trái trang một, thay vì chính giữa như hiện tại.
Phần thông tin thửa đất gồm thửa đất số, loại đất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, địa chỉ trước đây ở trang hai thì nay đưa ra trang một.
Tương tự, thông tin tài sản gắn liền với đất, ghi chú, sơ đồ thửa đất, chứng nhận của cấp có thẩm quyền cũng được đưa ra trang một.
Trong bảng biểu thông tin tài sản gắn liền với đất cũng có thêm các nội dung kê khai như: Tên tài sản/hạng mục công trình; diện tích xây dựng (m2); diện tích sàn hoặc công suất; cấp công trình; số tầng; năm hoàn thành xây dựng; thời hạn sở hữu.
Ở trang hai sẽ chỉ còn duy nhất thông tin những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận và số vào sổ sau khi cấp giấy chứng nhận.
Toàn văn Dự thảo Thông tư quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính:
Doanh nghiệp trúng thầu nghìn tỷ đồng
Theo tài liệu VietNamNetthu thập được, Công ty Bảo Quân là doanh nghiệp "tầm cỡ" trong việc tham gia các gói thầu ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Công ty Bảo Quân thành lập năm 2005, hoạt động đa ngành nhưng tập trung chủ yếu là xây dựng công trình, bất động sản, khai thác khoáng sản… Tại Vĩnh Phúc, doanh nghiệp này là chủ đầu tư khách sạn Crowne Plaza nổi tiếng tại phường Liên Bảo (TP Vĩnh Yên).
Theo thống kê, Công ty Bảo Quân đã trúng các gói thầu với vai trò độc lập và liên danh với tổng giá trị trúng thầu khoảng 2.000 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty Bảo Quân tham gia 38 gói thầu, đã trúng 33 gói.
Tỉnh Vĩnh Phúc là địa bàn quen thuộc của Công ty Bảo Quân khi doanh nghiệp này liên tục trúng các gói thầu có giá trị lớn từ vài tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng. Thống kê sơ bộ cho thấy, tại địa bàn Vĩnh Phúc, Công ty Bảo Quân tham gia ít nhất 9 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu hàng trăm tỷ đồng.
Trong đó, Công ty Bảo Quân trúng nhiều gói thầu do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng TP Phúc Yên là bên mời thầu với tổng giá trị trúng thầu lên đến trên 100 tỷ đồng.
Đơn cử: Năm 2020, Công ty Bảo Quân trúng gói thầu xây lắp đường nối từ đường Lê Quang Đạo đến đường Nguyễn Tất Thành, TP Phúc Yên với giá trị 55.165.479.000 đồng; giá trị tiết kiệm cho ngân sách 52.535.000 đồng (tương ứng tỷ lệ 0,09%);
Một năm sau đó, năm 2021, Công ty Bảo Quân tiếp tục trúng gói thầu Cải tạo, chỉnh trang đô thị các tuyến phố tại TP Phúc Yên với giá trị trúng thầu là 40.919.729.000 đồng. Cùng năm 2021, Công ty Bảo Quân tiếp tục trúng gói thầu do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng TP Phúc Yên làm chủ đầu tư với tổng giá trị 12.528.451.000 đồng...
Với vai trò độc lập, Công ty Bảo Quân còn trúng các gói thầu có giá trị hàng chục tỷ đồng tại TP Vĩnh Yên và một số Ban thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Cụ thể: Năm 2019, ông Trần Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên ký quyết định 1615 phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu xây lắp đường Phan Chu Trinh và đường Đoàn Thị Điểm, TP Vĩnh Yên. Theo quyết định trên, Công ty Bảo Quân là đơn vị trúng thầu với giá trị 13.486.371.000 đồng;
Cùng năm 2019, Công ty Bảo Quân trung gói thầu Hạ tầng ngoài nhà và các công trình phụ trợ Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc với giá trị 59.764.857.988 đồng; Gói thầu này do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư.
Với vai trò liên danh, Công ty Bảo Quân trúng các gói thầu hàng trăm tỷ đồng tại Vĩnh Phúc. Cụ thể, cuối tháng 2/2022, Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu nạo vét và bảo tồn cảnh quan hồ Đầm Vạc. Kết quả, liên danh Minh Anh - Bảo Quân - Minh Dũng trúng thầu với giá trị 177.186.780.393 đồng.
Không chỉ "chây ì" chưa chấp hành quyết định xử phạt của UBND TP Vĩnh Yên, vào tháng 2/2024, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ban hành thông báo cưỡng chế nợ thuế gần 3,7 tỷ đồng đối với Công ty Bảo Quân (bao gồm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền phạt chậm nộp...).
Trước đó, VietNamNetnhận được phản ánh của nhiều hộ dân đang sinh sống tại Khu nhà ở Bảo Quân về tình trạng nhiều lô đất thuộc dự án đã vi phạm về trật tự xây dựng, trật tự đô thị.
Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, phạm vi khu nhà ở thuộc dự án Tổ hợp dịch vụ văn phòng, khách sạn 5 sao và Khu nhà ở Bảo Quân tại phường Liên Bảo và phường Khai Quang (TP Vĩnh Yên), các căn hộ được xây thô, hoàn thiện mặt ngoài theo thiết kế mẫu được duyệt, đảm bảo đồng bộ về kiến trúc, mỹ quan.
Tuy nhiên, trong khu đô thị hiện xảy ra tình trạng chủ đất mua đi bán lại nhiều lần, tự ý gộp thửa, xây dựng nhà hàng, quán ăn, dịch vụ khác không phù hợp với tính chất dự án, quy hoạch sử dụng đất. Theo người dân, việc kinh doanh nhà hàng, quán bia trong khu dân cư đô thị gây ồn ào, mất an ninh trật tự và ô nhiễm môi trường.
Thống kê của chính quyền TP Vĩnh Yên xác định, tại Khu nhà ở Bảo Quân có các thửa đất có công trình xây dựng sai quy hoạch gồm: thửa đất C22, C21, C4, C5, C19, C20, C16, C15, C1, B1, B8, A12, A13, A14 tờ bản đồ quy hoạch.
Đáng chú ý, mặc dù các công trình nêu trên đã xây dựng xong và sử dụng từ tháng 4/2023, tuy nhiên chính quyền TP Vĩnh Yên và các phường Liên Bảo, Khai Quang không xác định được cụ thể giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm.
Ngày 13/8/2024, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc chính thức vào cuộc kiểm tra hiện trạng Khu nhà ở Bảo Quân sau phản ánh của báo VietNamNet.Quá trình kiểm tra, Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND TP Vĩnh Yên nghiêm túc xử lý dứt điểm những công trình xây sai quy hoạch.
Đề cập đến trách nhiệm trong việc buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều công trình sai phạm, theo đại diện Sở Xây dựng, UBND TP Vĩnh Yên là đơn vị chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên, đại diện UBND TP Vĩnh Yên lại cho rằng, trách nhiệm để xảy ra tình trạng xây dựng sai quy hoạch thuộc về UBND cấp phường (ở đây là phường Liên Bảo và Khai Quang).
Mở đầu buổi làm việc, Tổng Giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm đã báo cáo lãnh đạo Bộ về kết quả hoạt động của tập đoàn thời gian qua. Bên cạnh việc cập nhật thông tin về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của tập đoàn trong 8 tháng đầu năm 2024, ông Huỳnh Quang Liêm cũng điểm ra những kết quả nổi bật trong phát triển hạ tầng số, ứng dụng số của VNPT trong hành trình chuyển đổi từ telco – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thành tập đoàn công nghệ - techco.
Cụ thể, về phát triển hạ tầng số, vùng phủ sóng di động của VNPT đã đạt 99,8%, xóa được 7.500 ‘điểm đen’ của mạng di động; tốc độ truy cập mạng băng rộng đạt 61 Mbps, tăng 43% từ năm 2022 đến nay; đầu tư 7 trung tâm dữ liệu với tổng công suất 18 MW, tăng 277% so với năm 2022... Song song đó, nhiều ứng dụng số do VNPT phát triển như Trung tâm điều hành đô thị thông minh - IOC, cổng dịch vụ công trực tuyến VNPT-iGate, nền tảng an toàn thông tin VNPT Cyber Immunity, hay các nền tảng giáo dục số, nông nghiệp số, cloud... đã và đang được nhiều bộ, ngành, địa phương sử dụng.
Nhấn mạnh đất nước, ngành, Bộ TT&TT không thể tốt lên nếu các doanh nghiệp như VNPT không tốt lên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét: Nền tảng về mạng lưới, con người, tổ chức của VNPT rất tốt; song vẫn cần được đổi mới bằng việc đưa ra những thách thức mới, mục tiêu cao.
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng phân tích những thay đổi lớn của ngành hiện nay, đó là thực hiện đổi mới lần 2 - chuyển từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số; là tham gia hiện thực hóa cuộc cách mạng về chuyển đổi số. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch HĐTV Tô Dũng Thái, Tổng Giám đốc Huỳnh Quang Liêm cùng thế hệ hiện tại của VNPT phải mở ra giai đoạn phát triển mới, viết trang mới trong lịch sử của tập đoàn.
Cùng với nhắc nhở phải đặc biệt lưu ý việc thượng tôn pháp luật để có thể phát triển bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn chỉ rõ: Doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì phải gắn mình với sứ mệnh quốc gia, dân tộc. VNPT cần xung phong, sẵn sàng nhận những nhiệm vụ lớn quốc gia, chẳng hạn như nhận gánh một phần việc thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn, hay việc dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà. “Doanh nghiệp nhà nước cần gắn mình với sứ mệnh quốc gia, thượng tôn pháp luật, nhất là khi mình lớn”, Bộ trưởng nêu yêu cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong rằng, là một doanh nghiệp thuộc ngành TT&TT, VNPT coi Bộ TT&TT như nhà mình để có việc gì khó thì hỏi, kiến nghị với Bộ. Nhắc tập đoàn đừng ngại kêu với Bộ, bởi từ các câu chuyện thực tiễn, ý kiến đề xuất của doanh nghiệp, quản lý nhà nước mới hoàn thiện chính sách, và qua đó cả cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cũng như ngành sẽ tốt hơn lên.
Người đứng đầu ngành TT&TT còn đề nghị VNPT chủ động coi xây dựng thể chế là việc của mình để nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và có đề xuất lời giải với Việt Nam; đồng thời, nêu yêu cầu tập đoàn có kiến nghị cụ thể để đóng góp các vấn đề như bản quyền thể thao, phương án sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, quy định dùng chung hạ tầng giữa các ngành...
Giao nhiệm vụ lớn quốc gia để doanh nghiệp phát triển
Phần lớn thời gian của buổi làm việc đã diễn ra theo hình thức thảo luận, trao đổi cởi mở, thẳng thắn. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt VNPT, bao gồm cả những trăn trở về định hướng, không gian phát triển, bài toán quản trị VNPT cũng như các vướng mắc cụ thể mà tập đoàn đang gặp phải.
Đưa ra lời khuyên về hướng phát triển với VNPT cũng như các nhà mạng nói chung, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, việc khai thác các dịch vụ truyền thống của viễn thông đã tới hạn, nhà mạng không có cách nào khác là mở nền tảng của mình ra cho các doanh nghiệp làm dịch vụ tăng thêm sử dụng, phát triển dịch vụ trên đó. Bộ trưởng cũng gợi ý cách làm được các nhà mạng quốc tế áp dụng là có công ty làm đại lý, trung gian giữa nhà mạng với hàng ngàn đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung, đồng thời lưu ý về yêu cầu để hợp tác này thành công là tỷ lệ nhà mạng thu phải dưới 30% doanh thu.
Bàn về không gian tăng trưởng của nhà mạng, bên cạnh những cái mới hoàn toàn để tạo ra không gian phát triển lâu dài, người đứng đầu ngành TT&TT cũng lưu ý, cái mới xung quanh cái cũ là không gian vô cùng lớn, dễ làm, nhanh hơn và cho kết quả ngay. Với VNPT, cái cũ chính là hạ tầng, gồm con người và hạ tầng vật lý. Hiện hạ tầng này mới chỉ được dùng chưa đến 20%, tập đoàn cần mở cho doanh nghiệp khác hợp tác, khai thác 80% nguồn lực còn lại để có gia tăng nguồn thu.
Liên quan câu chuyện sản xuất thiết bị Wi-Fi thế hệ mới được Chủ tịch VNPT Technology nêu ra, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong Khung phát triển hạ tầng số Việt Nam vừa được Bộ TT&TT ban hành, Wi-Fi được coi là hạ tầng, vì thế, hướng làm thiết bị Wi-Fi là hướng đúng và nếu làm tốt thì đây sẽ cơ hội lớn với VNPT. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ ra tiêu chuẩn, cấp tần số cho Wi-Fi thế hệ mới và quản lý nó như một trạm BTS.
Về triển khai mạng 5G tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, đầu tư 5G là để giải bài toán của 4G, với giá thành giảm 7 lần và dung lượng lớn hơn gấp 15 lần. Pha 1 của triển khai 5G chính là làm cho chất lượng mạng 4G tốt lên, tạo ra nhiều dịch vụ dữ liệu tốc độ cao theo yêu cầu; sau đó mới tính đến phát triển, đưa ứng dụng mới use-case 5G vào các ngành công nghiệp. Bộ trưởng cũng giao Cục Viễn thông chủ trì nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế để trong năm nay ban bố Sách trắng về 5G.
Nhận định thời gian tới tỷ lệ chi cho chuyển đổi số của khối nhà nước sẽ tăng lên, song Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng lưu ý VNPT muốn trở thành doanh nghiệp xuất sắc về chuyển đổi số, không nên chỉ tập trung vào khối nhà nước mà phải chú trọng cả khu vực tư nhân.
Một điểm mấu chốt của chuyển đổi số là cần làm cho mình trước, sau đó mới triển khai cho đơn vị khác. Tương tự, VNPT cần chuyển đổi AI trong nội bộ tập đoàn trước, từ đó học được nghề chuyển đổi AI và đi cung cấp dịch vụ. Song song đó, VNPT cũng rất nên ra nước ngoài để tạo ra thách thức mới, giỏi lên qua cạnh tranh toàn cầu và tạo ra nguồn nhân lực cho tập đoàn.
Với quan điểm “Doanh nghiệp lớn cần được giao việc lớn”, Bộ TT&TT nhận trách nhiệm đề xuất Chính phủ đặt hàng, giao những nhiệm vụ lớn, bài toán lớn cho VNPT và các doanh nghiệp chủ chốt của ngành; đồng thời, tạo ra cơ chế an toàn để thực hiện.
Bày tỏ sự tri ân với những định hướng, tư vấn của lãnh đạo Bộ TT&TT, Chủ tịch VNPT Tô Dũng Thái chia sẻ: “VNPT lúc nào cũng muốn tổ chức mình tốt lên, hoàn thành những mục tiêu, kỳ vọng của lãnh đạo Bộ. Chúng tôi hứa sẽ cố gắng hết sức để xứng đáng với các thế hệ đi trước”.