Kể từ 25/12, tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam phải xác thực bằng số điện thoại di động hoặc mã số định danh cá nhân mới được phép hoạt động, đăng bài (Ảnh minh họa: Pinterest).
Chỉ trong trường hợp người sử dụng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Trường hợp người sử dụng dịch vụ mạng xã hội sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Nghị định 147/2024/NĐ-CP nêu rõ chỉ những tài khoản đã xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân mới được hoạt động, bao gồm đăng thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Nghị định 147/2024/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12 và trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm nghị định có hiệu lực, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam và tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước phải thực hiện xác thực những tài khoản đang hoạt động của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Như vậy, kể từ ngày 25/12 tới, người dùng mạng xã hội tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động. Chỉ trong trường hợp người dùng không có số điện thoại di động tại Việt Nam thì sẽ phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.
Trước đó, các nền tảng mạng xã hội cũng đã khuyến khích người dùng khai báo và xác thực số điện thoại di động để có thể khôi phục trong trường hợp tài khoản bị mất hoặc người dùng quên mật khẩu đăng nhập.
Việc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại hoặc mã số định danh sẽ giúp ngăn chặn và xử lý các hành vi lừa đảo, phát tán tin tức giả mạo… trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam.
" alt=""/>Từ 25/12, tài khoản mạng xã hội xác thực số điện thoại mới được hoạt độngTrên một diễn đàn ẩm thực, độc giả Phan Hiếu chia sẻ công thức làm bánh gối mặn từ nồi chiên không dầu. Đây là món bánh thơm ngon, được lòng hội sành ăn, với lớp vỏ giòn rụm, ôm lấy phần nhân thơm phức, đậm đà. Ở các hàng quán, bánh gối thường được chiên ngập dầu, dễ gây ngán, mất vệ sinh. Với công thức đơn giản từ nồi chiên không dầu, bạn có thể chế biến bánh gối tại nhà, nhằm đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch.
![]() ![]() |
Nguyên liệu cho phần vỏ bánh là 200 g bột mì, 50 g bột gạo, 5 g bột nở, 2 thìa bột nghệ. Bạn trộn hỗn hợp đều tay và đổ nước từ từ vừa phải, đến khi bột quẹo và khô dẻo lại, dùng tay nhào liên tục. Bột cần được nhào đều tay cho mịn, không bị lợn cợn. Sau đó, bạn cho hỗn hợp vào tô, dùng màng bọc thực phẩm ủ bột trong tủ lạnh tầm 1 giờ. |
![]() ![]() |
Các nguyên liệu không thể thiếu cho phần nhân bánh gồm thịt xay nhuyễn, cà rốt, hành tây, nấm mèo, khoai tây cắt hạt lựu, miến sợi cắt nhỏ, pate gan heo, 1 quả trứng gà, hành tím. Gia vị làm nhân gồm tiêu, muối, bột nêm được nêm nếm tùy khẩu vị gia đình. Bạn trộn đều tay hỗn hợp để các thành phần được hòa quyện vào nhau. |
![]() ![]() |
Bạn lấy bột ra sau 1 tiếng ủ trong tủ lạnh. Nếu bột hơi khô, bạn thêm một ít nước và tiếp tục nhào đến khi hỗn hợp mịn màng. Sau đó, bột được cắt thành từng phần đều nhau. Bạn có thể dùng chai nước, cán bột thành miếng tròn, thêm ít dầu ăn, sau đó cho nhân vào và vắt bánh. Bạn gấp đôi phần vỏ, thêm ít trứng gà vào rìa bánh, xếp theo hình rẻ quạt đẹp mắt. |
![]() ![]() |
Tất cả bánh sau khi thêm nhân được xếp vào nồi chiên không dầu. Đầu tiên, bạn để nồi ở 160 độ trong 10 phút để làm chín nhân trước. Sau đó, bạn tăng lên 200 độ trong 15 phút giúp lớp vỏ được giòn hơn. Thành phẩm đạt khi vỏ bánh giòn tan, vàng ruộm, lớp nhân bên trong vẫn còn ẩm, chín tới. Nước mắm chua ngọt được pha theo tỉ lệ 1:1:1 (1 mắm, 1 đường, 1 chanh). Một ít tương ớt, nộm đu đủ, cà rốt sẽ giúp nước chấm đẹp mắt và dậy vị hơn. |
![]() |
Bánh gối được xếp ra đĩa, ăn kèm với một ít đồ chua, rau sống thanh mát, chấm đẫm trong bát nước chấm đủ vị. Cắn một miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận được nhiều tầng hương vị. Đầu tiên, lớp vỏ giòn tan chạm ngay đầu lưỡi, tiếp đến là phần nhân vừa miệng, tất cả hòa quyện với nước mắm chua ngọt, rau dưa tươi mát. |
Theo Zing
Khi luộc tôm, nhiều chị em có thói quen cho thẳng tôm vào nồi từ đầu, việc này lại khiến tôm mất đi vẻ tươi ngon, mất cả độ ngọt và còn khiến tôm bị tanh.
" alt=""/>Làm bánh gối vỏ giòn bằng nồi chiên không dầu"Mình gần như chưa trồng cây, trồng rau bao giờ nên khi lên ý tưởng làm vườn sân thượng, cả gia đình, nhất là bố mình rất ngạc nhiên và có phần nghi ngờ về kết quả", chị hài hước cho biết.
"Nhưng mình vẫn quyết tâm thử sức xem sao vì mình thích được thu hái, mang nông sản tự tay trồng tặng người thân, bạn bè. Mình muốn khu vườn trở thành nơi giải tỏa áp lực công việc", chị chia sẻ thêm.
![]() |
Khu vườn 50m2 được chị bố trí gọn gàng, đẹp mắt, tối ưu diện tích để trồng nhiều loại rau củ khác nhau. |
Để có khu vườn sân thượng, chị Le Nguyen phải thiết kế hệ thống cầu thang riêng; tự tay mang vật liệu như chậu, đất… lên tầng 4.
"Mình làm thủ công 100% vì nhà không có thang máy hay hệ thống ròng rọc. Riêng phần chậu đã đến cả 200 chiếc với kích cỡ, hình dáng khác nhau. Đây là công đoạn vất vả, tốn sức nhất", chị cho hay.
![]() |
Vợ chồng chị Le Nguyen cần mẫn đưa vật liệu làm vườn lên sân thượng qua chiếc cầu thang hẹp. |
Chị Le Nguyen chia sẻ, để có vườn rau xanh tốt quanh năm, khâu quan trọng nhất là làm đất. Chị học kinh nghiệm từ bố mẹ, kết hợp kiến thức từ các hội nhóm trồng rau trên mạng xã hội để có "công thức" tạo đất trồng hiệu quả nhất.
"Đất sau khi lấy từ các công trường xây dựng về, mình sẽ phơi khô, sau đó đập nhỏ thật kĩ. Mình làm hỗn hợp từ rau củ bỏ đi, chuối chín kĩ, đỗ tương xay và trấu hun, rồi trộn đều hỗn hợp này với đất theo tỉ lệ 1:1. Sau khi trộn đều, mình pha Trichoderma (một chế phẩm sinh học) tưới ẩm đất rồi ủ kín trong vòng 15 ngày", chị chia sẻ "công thức".
Hàng ngày, chị Le Nguyen đều cẩn thận kiểm tra độ ẩm của đất. Nếu đất thiếu ẩm thì chị tưới bổ sung. Sau 15 ngày, đất được xúc ra các chậu để chuẩn bị trồng cây.
"2 ngày trước khi tiến hành trồng cây, mình phải tưới Trichoderma thêm một lần nữa", chị cho hay. Sau này, khi đất đã qua vụ trồng thì tới vụ mới, chị cặm cụi nhặt bỏ rễ cây cũ rồi tiến hành ủ đất tại chậu với các bước tương tự như trên.
![]() |
Khu vườn khi chị Le Nguyen mới bắt tay thực hiện. |
![]() |
Theo thời gian, khu vườn ngày càng đa dạng. Chị Le Nguyen cũng tìm tòi, học hỏi và thử nghiệm cách đặt hệ thống chậu sao cho hợp lý hơn. |
![]() |
Khu vườn nằm trên sân thượng tầng 4 nên khá nắng nóng vào mùa hè. Chị bắc giàn trồng các loại cây dây leo như mướp, bí… để chúng trở thành mái che tự nhiên cho các chậu rau phía dưới. |
![]() |
Mùa nào thức ấy, giàn dây leo cho đủ loại mướp, bầu, bí… |
![]() |
Dàn cà chua sai trĩu quả. |
![]() |
Hiện tại vườn, chị Le Nguyen sử dụng nhiều dạng chậu khác nhau để trồng rau củ. Phía dưới chị trồng rau củ trong các chậu lớn 70l, chậu cảnh, thùng sơn, chậu ghép. |
![]() |
Để tận dụng không gian, chị sử dụng chậu bán nguyện, chậu Earthbox kích cỡ nhỏ để treo phía trên. |
![]() |
Nông sản sạch từ vườn không chỉ đủ cung cấp cho bữa ăn gia đình mà còn trở thành món quà để chị Le Nguyen tặng cha mẹ, bạn bè mỗi dịp cuối tuần. |
![]() |
Chị Le Nguyen gần như không cần phải đi chợ mua rau củ kể từ khi có khu vườn. |
Mỗi ngày, chị đều dành thời gian để lên tưới nước, chăm sóc cho "nông trại" nhỏ.
"Từ ngày có khu vườn này, cả gia đình vui lắm. Rảnh rỗi là các con theo mình lên bắt sâu, tưới nước, thu hoạch rau củ. Khu vườn vừa cho rau sạch, không khí xanh lại làm mình yêu đời, tinh thần thoải mái", người mẹ tâm sự.
Theo Dân Trí
Đam mê làm vườn, anh Trần Minh Lâm Trúc đã cùng vợ biến chiếc sân trống thành vườn rau, quả sạch, cung cấp thực phẩm cho cả nhà.
" alt=""/>Mẹ đảm Hải Phòng vác đất lên sân thượng, tự tạo 'nông trại' hữu cơ xanh tốt