iOS 14 sẽ được gọi là iPhoneOS? Ảnh: PhoneArena
Một trong những sản phẩm được mong chờ nhất tại WWDC năm nay chính là iOS 14, phiên bản iOS tiếp theo với loạt tính năng mới, hoạt động ổn định hơn giúp Apple lấy lại hình ảnh khi iOS 13 được xem là một trong những phiên bản iOS nhiều lỗi nhất.
Ngoài những tính năng mới, iOS 14 nhiều khả năng sẽ có sự thay đổi về tên gọi.
Theo PhoneArena, nguồn tin từ leaker công nghệ nổi tiếng John Prosser ngày 18/6 cho biết hệ điều hành cho iPhone phiên bản mới sẽ được gọi là iPhoneOS chứ không phải iOS.
Thực chất, iPhoneOS là tên gọi cũ bởi Apple đã sử dụng nó cho 3 thế hệ iPhone đầu tiên trước khi đổi tên thành iOS vào năm 2010. Từ đó, iOS được sử dụng cho 3 dòng sản phẩm là iPhone, iPod và iPad. Đến năm 2019, Apple tách iOS cho iPad thành hệ điều hành riêng gọi là iPadOS.
Chưa rõ lý do Apple muốn quay lại dùng tên gọi iPhoneOS. Nhiều suy đoán cho rằng iPhoneOS sẽ đồng bộ hơn với tên gọi những hệ điều hành khác trong hệ sinh thái của Apple. Chúng ta có iPad chạy iPadOS, máy tính Mac chạy macOS, Apple Watch chạy watchOS và Apple TV sử dụng tvOS. Do đó việc đặt tên iPhoneOS cho hệ điều hành iPhone là hoàn toàn hợp lý.
![]() |
Ý tưởng về những tính năng mới có thể xuất hiện trên iOS 14/iPhoneOS. Ảnh: iPhone Hacks. |
Một số tính năng mới được đồn đoán có mặt trên iOS 14/iPhoneOS bao gồm tùy chọn sắp xếp ứng dụng ngoài màn hình chính theo kiểu danh sách, ứng dụng AR mới cho phép đặt camera điện thoại trước một vật thể rồi xem thông tin chi tiết về nó.
Với ứng dụng nhắn tin iMessages, MacRumors cho biết Apple đang thử nghiệm khả năng gỡ tin nhắn tương tự Facebook Messenger. Khi tin nhắn được gỡ, sẽ có thông báo nhỏ đến cả người gửi và người nhận.
Theo The Verifier, các mẫu iPhone sẽ được cập nhật lên iOS 14/iPhoneOS bao gồm 6S, 6S Plus, SE (2016), 7, 7 Plus, 8, 8 Plus, X, XR, XS, XS Max, 11, 11 Pro, 11 Pro Max, SE (2020) và iPod touch thế hệ thứ 7.
Không chỉ iOS 14/iPhoneOS và iPadOS 14, Táo khuyết được cho sẽ mang macOS, watchOS và tvOS mới đến WWDC 2020, ngoài ra còn là những sản phẩm phần cứng như máy tính iMac thiết kế mới, tai nghe AirPods Studio và thiết bị tìm đồ AirTags.
Theo Zing
Động thái được cho để tăng doanh số tai nghe không dây AirPods.
" alt=""/>Cái tên iOS sắp biến mất?Cũng theo nguồn tin, một báo cáo về vấn đề này được soạn thảo bởi một nhóm các chuyên gia đang được lưu hành trong Nhà Trắng. Nhóm chuyên gia này bao gồm cựu Giám đốc NASA Daniel Goldin và cựu Giám đốc công nghệ của Nokia Hossein Muin.
Các chuyên gia này đề xuất thành lập một tập đoàn công nghệ dưới sự bảo trợ của Mỹ, và với sự hỗ trợ của chính phủ liên bang, tập đoàn này sẽ có thể thu hẹp khoảng cách giữa các công ty Mỹ và Huawei.
Ý tưởng này được hỗ trợ bởi một nhóm các công ty đầu tư tư nhân do Cerberus Capital dẫn đầu. Theo Wall Street Journal, các gã khổng lồ của Mỹ tỏ ra thận trọng với các kế hoạch của chính quyền, vì họ không quá quan tâm đến việc mua lại các công ty hạng hai như Ericsson và Nokia.
Tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông của Mỹ khỏi các mối đe dọa từ nước ngoài. Bộ Thương mại Mỹ từ ngày 17/5/2019 đã đưa Huawei vào danh sách đen với lý do tập đoàn viễn thông của Trung Quốc là "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia".
Hôm 24/6 vừa qua, Reuters dẫn nguồn tin nội bộ từ Lầu Năm Góc tiết lộ, chính quyền ông Trump vừa liệt tập đoàn Huawei vào danh sách 20 công ty Trung Quốc được Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hậu thuẫn.
Theo đó Lầu Năm Góc không ban bố hình phạt, song theo luật, Tổng thống Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc phong tỏa tài sản của tất cả những cái tên trong danh sách.
Theo ĐTCK
Chính phủ Anh hôm 25/6 phê duyệt cho Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) xây dựng một cơ sở nghiên cứu trị giá 1,25 tỉ USD tại nước này.
" alt=""/>Washington tính mua lại Ericsson và Nokia để đối đầu với HuaweiEm bé Syria chào đời sau khi người mẹ bị thương nặng bởi một vụ nổ bom ở TP Aleppo.
Với hy vọng cứu sống đứa trẻ chưa chào đời, bác sỹ nhi khoa cuối cùng còn ở lại thành phố Aleppo cùng đội ngũ y tế của mình phải tiến hành một ca mổ khẩn cấp để đưa đứa trẻ ra khỏi bụng Mayissa. Mặc dù vậy, họ không dám chắc đứa trẻ có thể sống sót sau khi bị mảnh bom đâm vào. Và họ cũng không dám đảm bảo người mẹ có thể chịu đựng được áp lực từ ca mổ sau khi cô đã bị thương quá nặng bởi vụ đánh bom.
Đứa trẻ chào đời, nhưng dường như không còn sống. Máu chảy khắp nơi, và da đứa trẻ tái nhợt một cách đáng sợ. Một bác sỹ hỏi: “Tim đứa bé có đập không?”, một bác sỹ khác trả lời: “Không, không, tôi rất tiếc”.
![]() |
Mô tả |
![]() |
Trong vài phút nỗ lực cuối cùng, các bác sỹ tìm cách xoa bóp, bơm máu vào tim và đưa không khí vào phổi đứa trẻ. Dây rốn bắt đầu chuyển động. Tim bắt đầu đập. Và đứa trẻ cất tiếng khóc đầu tiên sau những nỗ lực không ngừng của các bác sỹ. Tiếng khóc ấy vang vọng khắp cả căn phòng, là âm thanh ngọt ngào nhất ngày hôm đó của thành phố Aleppo. Hiện tại, cô Mayissa và đứa trẻ đang hồi phục khá tốt.
![]() |
Em bé cất tiếng khóc đầu tiên sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của các bác sỹ. |
Đoạn video trên trang facebook của Channel 4 News đã thu hút hơn 33 triệu lượt xem sau khi được đăng tải hôm thứ sáu tuần trước.
(Nguồn: channel4news/newsner/rediff)
" alt=""/>Nín thở xem bác sĩ cứu em bé chào đời tim đã ngừng đập