Đây là một nội dung được Bộ Công Thương đề cập đến trong xây dựng Đề án Quy hoạch Điện VIII.
Tin từ Cổng thông tin Bộ Công thương, theo nhận định, trong tương lai, sự phát triển của ngành điện sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức lớn hơn trong việc thoả mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Đảng và Chính phủ chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, ưu tiên sử dụng các tài nguyên nắng, gió... và hạn chế các tài nguyên hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. Tuy nhiên, dù có sử dụng tài nguyên nào, dù là năng lượng tái tạo hay nhiệt điện, thủy điện, Bộ Công Thương khi xây dựng Quy hoạch điện VIII vẫn đặc biệt quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xuyên suốt trong phát triển ngành điện.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy nhiệt điện; Tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách về tái chế, tái sử dụng tro xỉ, thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm làm từ tro, xỉ.
Theo Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1375/QĐ- TTg ngày 08 tháng 9 năm 2020, Bộ Công Thương sẽ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Điều tra, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải ngành nhiệt điện; Đánh giá môi trường tổng hợp và đề xuất quy định bảo vệ môi trường tại các trung tâm điện lực; Xây dựng Đề án quan trắc, giám sát môi trường tại các trung tâm điện lực.
Trong quá trình xây dựng Đề án Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương đã quán triệt và bám sát các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và định hướng của Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Theo đó Đề án Quy hoạch Điện VIII sẽ tập trung vào các nội dung cụ thể: Chỉ phê duyệt các nhà máy nhiệt điện có công nghệ siêu tới hạn và trên siêu tới hạn là những công nghệ nhiệt điện mới nhất hiện nay, đảm bảo hiệu suất cao và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Tập trung rà soát loại bỏ các nhà máy nhiệt điện cũ, hiệu suất thấp, không đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường; Có kế hoạch triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy nhiệt điện hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cao.
Quy hoạch tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo với tỉ lệ, cơ cấu phù hợp với tiêu chí đảm bảo đủ năng lượng với độ an toàn tin cậy cao và có dự phòng thích hợp, đặc biệt đảm bảo các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường. Đồng thời, nghiên cứu và đánh giá để nhận dạng các vấn đề môi trường của các dạng năng lượng mới để có các giải pháp phù hợp.
Về việc xử lý chất thải từ tấm quang điện, Bộ Công Thương cho biết tính đến tháng 7, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy điện mặt trời vận hành với tổng công suất là 5.053 MW. Riêng đối với điện mặt trời mái nhà, tính đến ngày 31/8/2020 đã có trên 47.000 hệ thống được lắp đặt với tổng công suất 1.128 MWp.
Qua theo dõi, Bộ Công Thương thấy rằng, phần lớn các dự án điện mặt trời sử dụng tấm quang điện công nghệ đơn và đa tinh thể của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới có hiệu suất cao. Đây cũng là điều kiện để các ngân hàng cho dự án vay để đầu tư phát triển.
Các tấm quang điện đơn và đa tinh thể có độ bền trên 25 năm với khoảng 80-85% vật liệu là nhôm và kính, khoảng 5-10% là nhựa, silicon 5-8%, kim loại khoảng 1% và có thể thu hồi mang lại hiệu quả kinh tế. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có những quy định cụ thể đối với việc xử lý tấm quang điện sau khi hết hạn sử dụng.
Các dự án điện mặt trời khi đầu tư phát triển đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được UBND tỉnh phê duyệt, giám sát vấn đề liên quan đến môi trường trong triển khai thi công cũng như vận hành dự án.
Để đảm bảo tiến độ các dự án điện, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các công trình đang bị chậm tiến độ. Tiến hành lựa chọn các chủ đầu tư có năng lực và kinh nghiệm thực hiện các dự án mới, đồng thời nghiên cứu ban hành hoặc tham mưu ban hành các cơ chế ràng buộc trách nhiệm của Chủ đầu tư và các bên liên quan trong việc đảm bảo tiến độ dự án được giao.
D.V
" alt=""/>Quy hoạch điện mới sẽ tập trung phát triển nguồn năng lượng tái tạoMặc dù giá của một chiếc G63 không hề rẻ, dao động khoảng trên 13 tỷ đồng chưa tính chi phí lăn bánh, nhưng tại Việt Nam hiện nay có khoảng gần 100 chiếc dòng này. Đa số những chiếc Mercedes-Benz AMG G63 đã được chủ nhân cá nhân hoá bằng màu sắc và các gói độ riêng.
Trong hơn 1 năm qua, rất nhiều nhân vật trong giới showbiz đã không ngần ngại xuống tiền tậu mẫu SUV thể thao này như ca sĩ Hiền Hồ, Tuấn Hưng, Sơn Tùng MT-P; vợ chồng doanh nhân Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô La) - Đàm Thu Trang hay vợ chồng đại gia Nguyễn Quốc Vũ - Đoàn Di Băng,...
Dưới đây là một số hình ảnh sao Việt với chiếc siêu SUV Mercedes-Benz AMG G63 của mình:
![]() |
Hiền Hồ là một trong những người nổi tiếng mới đây nhất tại Việt Nam tậu Mercedes-AMG G63. Chiếc xe của nữ ca sĩ 25 tuổi này có ngoại thất trắng. (Ảnh: FBNV) |
![]() |
Chiếc Mercedes-AMG G63 của Hiền Hồ có nội thất bọc da 2 tông màu đỏ/đen. Xế hộp này thường xuyên được ca sĩ 25 tuổi sử dụng và đăng tải hình ảnh lên trang cá nhân. (Ảnh: FBNV) |
![]() |
Năm ngoái, Sơn Tùng M-TP cũng đã tậu chiếc Mercedes-AMG G63 phiên bản màu trắng đi kèm các chi tiết sơn đen và bộ mâm đa chấu kép sơn đen mờ. (Ảnh: FBNV) |
Mercedes-AMG G 63 cũng được ca sĩ Tuấn Hưng "tậu" về từ giữa năm 2021. Chiếc G63 của nam ca sĩ được nhập khẩu thông qua một doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt, chiếc xe có biển số rất đẹp 30G - 996.98. (Ảnh: FBNV)
![]() |
Ngay đầu năm 2022, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô La) đã mua tặng bà xã Đàm Thu Trang chiếc Mercedes G63 AMG có thể nói là "độc" nhất Việt Nam với lớp vỏ màu xanh gốm China Blue. Đây là màu sản xuất giới hạn của G350D phiên bản kỷ niệm 35 năm. (Ảnh: FBNV) |
Trước đó, vào tháng 10/2020, nữ ca sĩ Đoàn Di Băng cũng được chồng mình là doanh nhân Nguyễn Quốc Vũ tặng siêu phẩm Mercedes-AMG G 63 Edition 1 độ bodykit Brabus với các chi tiết màu cam độc đáo.
Hoàng Hiệp (tổng hợp)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chưa thoả mãn với ngoại hình chiếc Mercedes-AMG G63 Edition 1 giá gần 14 tỷ của mình, một đại gia ở Hà Nội đã bỏ thêm hơn 800 triệu để "lên giáp" với gói độ Brabus, giúp tăng vẻ mạnh mẽ và hầm hố cho chiếc SUV của mình.
" alt=""/>Hiền Hồ, Sơn Tùng M