Các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy sau khi kiểm tra sức khỏe đã cho biết nghệ sĩ đang bị ung thư gan giai đoạn cuối và suy thận cấp.
Các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy sau khi kiểm tra sức khỏe đã cho biết nghệ sĩ đang bị ung thư gan giai đoạn cuối và suy thận cấp.
1. Những định kiến khó chịu
“Ồ, đây là vợ hai của anh à”, bạn thường cảm nhận rõ điều gì đó trong câu nói của người đối diện khi họ phát hiện ra bạn là người vợ thứ hai của ông xã mình, như thể vợ hai đồng nghĩa với người phải đứng ở vị trí thứ hai vậy. Một trong những bất lợi của việc làm vợ hai là người khác khó chấp nhận bạn.
Thật ra không hẳn họ có ý gì xấu. Chỉ là điều này cũng tương tự như thời đi học cấp một, cấp hai bạn luôn đi với một đứa bạn thân như hình với bóng, nhưng rồi đến khi học cấp ba bạn chơi thân với một người khác, và mọi người vẫn mãi không quên được việc bạn đã không còn ở bên đứa bạn ngày xưa.
2. Quan điểm xã hội gây bất lợi cho bạn
Dù tư tưởng nói chung của xã hội ngày nay đã hiện đại hơn rất nhiều nhưng vẫn còn những quan điểm cổ hủ gây bất lợi cho bạn đến từ những người suy nghĩ theo lối “mấy đời bánh đúc có xương” hay nhìn nhận tiêu cực về quan hệ mẹ kế - con chồng.
Thực tế này nhiều khi trở nên nghiệt ngã và phủ nhận mọi cố gắng của bạn trong việc chân thành yêu thương và chăm sóc cho đứa con của người đàn ông bạn yêu.
3. Gánh nặng từ cuộc hôn nhân trước
Một người khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai sau đổ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất, nếu chưa từng có con, họ gần như sẽ không bao giờ nói chuyện lại với người cũ, nhưng điều đó không có nghĩa là trong lòng có thể tránh được những tổn thương.
Mọi mối quan hệ đều không dễ dàng, nếu mọi thứ đi sai, chúng ta đều tổn thương. Đó là cuộc sống. Tâm lý tránh tổn thương thường khiến chúng ta tự dựng lên một bức tường ngăn cách, bảo vệ bản thân mình.
Loại hành trang đó có thể gây bất lợi cho cuộc hôn nhân thứ hai và làm ảnh hưởng đến bất kỳ lợi ích nào của việc trở thành người vợ thứ hai.
4. Khó khăn khi làm “mẹ kế”
Một đứa trẻ thường không dễ chấp nhận người khác sẽ thay thế mẹ của nó, vì tâm lý bảo vệ mẹ trong trái tim của bố, bảo vệ mẹ trong trái tim chính đứa trẻ.
Trẻ còn thường lo sợ người mới của bố sẽ không yêu thương mình, cướp đoạt của mình tình yêu, sự quan tâm của bố.
Làm vợ hai, không dễ dàng cho bạn trên đường chinh phục trái tim của con chồng. Ngay cả khi đứa trẻ đã ít nhiều chấp nhận bạn, thì những người khác trong gia đình, dòng họ, như ông bà, cô dì, chú bác vẫn có thể sẽ không nhìn bạn là mẹ “thực sự” của đứa trẻ “khác máu tanh lòng”.
5. Hội chứng vợ hai
Ngay cả khi sự nghiệp làm vợ hai của bạn diễn ra thuận lợi, bạn sẽ vẫn cảm thấy những khoảng trống khó khăn do người vợ trước để lại.
Điều này dẫn đến cái gọi là “hội chứng vợ hai” bao gồm những biểu hiện sau:
- Cảm thấy chồng mình luôn đặt gia đình anh ấy lên trên bạn
- Thường bất an hoặc dễ nổi nóng khi cảm thấy rằng mọi điều chồng mình làm đều có liên quan đến vợ cũ của anh ấy và con chung của họ.
- Bạn thường xuyên thấy mình so sánh bản thân với vợ cũ của chồng
- Bạn thấy cần phải can thiệp nhiều hơn vào các quyết định của chồng
- Bạn cảm thấy bế tắc và không biết vị trí của mình ở đâu, mình thuộc về đâu.
Nếu gặp những dấu hiệu này, bạn cần sự giúp đỡ của chồng đấy. Hãy nói chuyện với anh ấy nhiều hơn về những lo lắng và cảm giác của bạn, để anh ấy hiểu bạn yêu chồng và muốn hòa mình thành một phần trong gia đình của anh ấy, chỉ là, bạn cần anh ấy tiếp sức và động viên bạn nhiều hơn bằng tình yêu thương và lòng tin tưởng.
‘6h sáng, đang đi dạo trên bãi biển thì anh quỳ gối rồi nắm tay mình hỏi: ‘Em có đồng ý làm vợ anh không?’, chị Thêm nhớ lại ngày Chris Heath cầu hôn mình.
" alt=""/>Làm vợ hai và những mảng màu thách thức trên bức tranh hạnh phúc màu hồng2. Kiểu người chuyên nhờ vả dù không thân thiết
Chắc hẳn ai cũng đã từng gặp trường hợp bạn bè lâu năm không hỏi han nhau được một câu, xong bỗng xuất hiện vào ngày đẹp trời để nhờ vả. Họ sẽ dùng chiêu tỏ ra đáng thương để nhận được lòng cảm thông của người khác. Những kẻ như vậy nên bị từ chối thẳng thừng vì chả có lý do gì mà bạn phải tiếc tình bạn với họ cả.
3. Kiểu người siêu tiêu cực, thích giật gân
Tốt nhất đừng bao giờ nói cho những người như thế biết về kế hoạch, dự định của bạn chẳng hạn như đi chơi hay đi đu lịch. Bởi họ sẽ xả ra một tràng những mặt xấu của quyết định ấy, như thể là họ thông thạo và tường tận mọi thứ vậy. Hãy làm chủ được suy nghĩ của cá nhân và tránh rước lo lắng vì những kẻ này nhé!
4. Kiểu người đạo đức giả
Thảo mai trước mặt, đâm lén sau lưng là công thức và phương châm sống của kiểu người đạo đức giả. Họ sẽ luôn muốn làm thân với mọi người bằng cách nói xấu một ai đó, để rồi tiếp cận sâu hơn nhằm lợi dụng. Khi hết giá trị lợi dụng thì chắc chắn bạn sẽ trở thành nạn nhân của họ trong vô vàn câu chuyện phiếm bịa đặt.
5. Kiểu người ích kỷ
Loại người này được xây dựng bởi tình cảm chân thành và sự giúp đỡ hết mình của chúng ta. Họ sẽ luôn muốn thao túng bản thân chị em, để rồi nhờ vả trong những lúc cần thiết. Họ cho chúng ta cảm giác mối quan hệ này thân thiết lắm để dễ bề sai khiến. Gặp kiểu đồng nghiệp này thì hãy dứt khoát nói "Không" thay vì nhẫn nhịn chịu đựng nhiều lần nhé!
6. Kiểu người đề cao cái tôi cá nhân
Khi tức giận hoặc mắc sai lầm, kiểu người này sẽ đổ tại tính cách bản năng khó bỏ, thậm chí bắt người khác phải thông cảm vì nếu không sẽ chẳng thể làm khác đi. Kể cả khi chị em phản ứng, họ vẫn sẽ đặt bản thân mình lên trước để áp đặt đối phương. Bạn không cần phải trở nên thích nghi với kiểu người này, thay vào đó, hãy dùng điểm mạnh bản thân để tỏa sáng và "trị ngược" lại đối thủ nhé!
7. Kiểu người thù dai nhớ lâu
Họ sẽ nhớ mãi những lỗi lầm mà bạn mắc phải từ rất lâu. Dù bây giờ bạn có sửa chữa thì kiểu người độc hại này vẫn sẽ lôi dẫn chứng ấy ra khiến người khác khó chịu. Lối tranh cãi đểu cáng này tốt nhất là không nên phản ứng vì bạn khó mà tìm thấy sự công bằng. Hãy cho họ thấy sức mạnh của sự im lặng và khó chịu, thay vì tỏ ra bản thân có lỗi.
8. Kiểu người luôn so sánh
Luôn đặt mọi thứ và bản thân lên bàn cân là đặc trưng của kiểu người này. Sẽ thật khó để họ tự hài lòng và tiếp tục cố gắng. Thay vào đó, kiểu người độc hại kể trên luôn tự dằn vặt bản thân và truyền năng lực tiêu cực đến chúng ta. Ở gần những kẻ như thế sẽ rất dễ làm suy sụp tinh thần cũng như khó làm việc chung nha!
Có những câu giao tiếp bạn hay sử dụng hằng ngày nhưng lại gây tổn thương nhiều hơn bạn nghĩ.
" alt=""/>8 kiểu người 'độc hại' chắc chắn bạn từng gặp trong đờiChợ Bà Rén (xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) có lẽ là chợ heo đầu mối độc nhất vô nhị. Nơi đây chỉ bán heo con, heo “choai” đi khắp mọi miền đất nước.
Nhiều thương lái đến mua để cung cấp cho nhà hàng làm heo sữa quay, hay có người mua heo giống về nuôi lớn bán thịt…
![]() |
Chợ heo Bà Rén ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. |
Dọc theo quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, qua khỏi cầu Bà Rén (cũ) là nhìn thấy chợ heo nằm bên tay phải. 7 giờ sáng là lúc chợ bắt đầu đông đúc.
Người dân chuyên nuôi heo ở các vùng lân cận lần lượt chở heo đến chợ bán cho thương lái. Khi 2 bên mua - bán đã ngã giá xong xuôi là lúc tới công việc của chị em - những người chuyên làm nghề bồng heo.
Đến chợ, không khó để nhận ra những chị em làm nghề bồng heo. Họ thoăn thoắt đi lại, bồng heo từ giỏ người bán sang giỏ người mua.
Nhanh như sóc, chị em tháo dây, giở nắp giỏ bồng heo từ người bán bỏ vào giỏ người mua. Cả chục con heo được sang giỏ chỉ trong nháy mắt. Nhận tiền công xong, chị em nghỉ ngơi chờ đến lượt khác.
Giá mỗi lần bồng từ 500-1.000 đồng/con. Cả buổi chợ, 1 người bồng từ 100-150 con, thu nhập khoảng hơn 100.000 đồng. Nhưng để kiếm được số tiền đó cũng trần ai.
![]() |
Những giỏ heo con, heo “choai” được nông dân mang ra chợ giao dịch |
Với những ai có nhu cầu heo con cân kí, chị em ôm con heo ngồi lên cái cân. Cân xong, chị em thả heo vào giỏ của người mua rồi leo lên cân lại. Lần cân trước trừ lần cân sau là ra số kg của con heo.
Bà Phạm Thị .M., một trong những người làm nghề bồng heo lâu năm ở đây cho biết, chợ heo Bà Rén thành lập khoảng năm 1975-1980.
![]() |
Thương lái và người nuôi heo đang giao dịch. |
Chợ có “thâm niên” trên dưới 40 năm thì bà M. cũng đã có vài chục năm gắn bó với nghề bồng heo. Vui buồn bà đều trải qua.
Bà M. kể mình đã làm việc tại chợ này 20 năm có lẻ. Trong hơn 20 năm làm nghề bồng heo, cộng thêm với làm ruộng bà đã nuôi 3 người con ăn học đến nơi đến chốn dù thu nhập của nghề này không cao.
![]() |
|
“7 giờ sáng tôi làm việc đến 9-10 giờ là về vì chợ tan, mỗi buổi chợ tôi cũng kiếm được từ 100-150 ngàn tùy buổi chợ đắt ế. Trước dịch tả lợn Châu Phi, lượng heo về chợ nhiều thì công việc cũng nhiều, chứ như hiện nay lượng heo về chợ giảm còn khoảng 30-40% nên thu nhập cũng giảm”, bà M. chia sẻ.
![]() |
Sau khi người nuôi và thương lái giao dịch xong, heo được những phụ nữ bồng lên xe hoặc sang giỏ khác. |
Hầu hết những người phụ nữ làm nghề bồng heo ở chợ này đều có thâm niên trên 10 năm. Chợ chỉ họp trong vài giờ buổi sáng, bất kể nắng mưa. Hết buổi chợ, họ lại về với công việc đồng áng, ruộng vườn mới đủ trang trải cuộc sống và lo cho con cái ăn học.
Nghề nào cũng có rủi ro, nghề bồng heo cũng không ngoại lệ. Có người lúc mới ra nghề, chân tay chưa quen bồng heo hay chú heo hơi lớn, quẫy mạnh nên vuột khỏi tay chạy mất, thế là phải đền cho họ.
![]() |
Những con heo sau khi được giao dịch và đưa lên xe chở đi tiêu thụ. |
Công bồng heo chỉ có 1.000 đồng mỗi con. Nhưng nếu để heo vợt mất, chị em phải đền cả mấy trăm ngàn đồng, có khi cả triệu đồng.
Đó là chưa kể làm nghề bồng heo nên quần áo, tóc tai lúc nào cũng có… mùi heo. Xong buổi chợ là về nhà thay quần áo, tắm rửa nhưng mùi heo cứ… ám cả ngày. Nhiều chị em chia sẻ, tuy nghề bồng heo cực khổ, thu nhập không bao nhiêu nhưng có việc làm là vui.
Những chị em làm nghề bồng heo ở chợ này hiện chỉ còn chưa đến 10 người, do dịch tả lợn Châu Phi bùng phát cuối năm ngoái kéo dài đến đầu năm nay. Người dân chưa tái đàn kịp nên số lượng heo đến chợ giao dịch hiện giảm nhiều so với trước khi dịch, công việc của chị em vì thế cũng ít.
![]() |
Bữa sáng muộn của những người bồng heo ở chợ. |
Bà Nguyễn Thị N. - một trong những người cũng có thêm niên bồng heo ở chợ - cho biết, bà đã theo nghề bồng heo đã mấy chục năm, khi dịch bệnh bùng phát, lượng heo trong dân ít nên heo mang ra chợ cũng ít, vì thế công việc bồng heo “nhàn” hơn nên thu nhập cũng thấp.
Bà N. chia sẻ, nghề này chỉ hợp với chị em phụ nữ, dù thu nhập không cao nhưng mỗi buổi làm việc cũng kiếm được hơn trăm ngàn, cũng lo được chợ búa trong ngày, còn ở nhà thì đã có lúa gạo.
“Làm nghề này không có dư, mỗi ngày thu nhập chỉ đủ bữa chợ là vui rồi. Lúc trước mình làm nuôi con, giờ con cái lớn, đi làm cả rồi lo lại gia đình. Tôi cũng lớn tuổi, tính nghỉ ở nhà để con cái lo nhưng lại nhớ nghề, mỗi ngày lại ra chợ kiếm trăm bạc cũng vui”, bà N. tâm sự.
Ông Phạm Cư - Trưởng Ban quản lý chợ cho biết, chợ này thành lập được khoảng 40-50 năm trước, trung bình mỗi ngày chợ tiếp nhận trên 1.000 con heo được giao dịch qua chợ. Vì dịch tả lợn Châu Phi bùng phát năm ngoái nên lượng heo hiện giao dịch qua chợ còn khoảng 30%.
“Chợ heo này là đầu mối, là chợ duy nhất có ở Việt Nam. Heo con, heo “choai” từ chợ này được thương lái đưa bằng ô tô đi khắp nơi như Đà Nẵng, TP HCM, các tỉnh Tây Nguyên… để làm heo sữa quay cung cấp cho nhà hàng, quán ăn”, ông Cư cho biết.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Thành - Phó Chủ tịch xã Quế Xuân 1 - cho biết, hiện lao động chính ở chơ heo Bà Rén còn chưa đến 10 người nhưng có khoảng 50-60 lao động liên quan đến chợ này như bán nước, đan giỏ, quét dọn…
“Dù lượng heo hiện nay giảm chỉ còn khoảng 1/3 so với trước nhưng các lao động vẫn bám trụ, chờ nông dân tái đàn heo, chợ sẽ tấp nập trở lại và thu nhập của những người bồng heo cũng sẽ tăng trở lại”, ông Thành nói.
Hơn hai năm dẫn ông ngoại bị mù đi bán vé số, bên cạnh được nhiều cho tiền, bé Lan còn người xấu dụ dỗ đi làm việc xấu.
" alt=""/>Ở Quảng Nam có nghề đặc biệt: Phụ nữ 'bồng heo'