
Trong số đó, có lẽ không thể không nhắc đến kiến trúc sư Nguyễn Duy Đạt (1869 - 1937) người tham gia thiết kế, xây dựng khu lăng mộ bằng đá tại ấp Thái Hà (nay thuộc phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) của Hoàng Cao Khải (1850 - 1933) - vị quan triều Nguyễn vào năm 1893.
Năm 1915, người ta dựng một tấm bia ghi tên KTS Nguyễn Duy Đạt bằng tiếng Pháp bên phía tay trái của lăng mộ. Hơn 100 năm, mặc dù di tích bị xuống cấp, hư hại, người dân lấn chiếm sử dụng đất lăng mộ cho mục đích riêng nhưng tấm bia may mắn vẫn còn.
Công trình lăng mộ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di sản văn hóa năm 1962.
KTS Nguyễn Duy Đạt. |
Con cháu cụ Đạt hiện sống trong căn nhà đậm nét hoài cổ ở phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
![]() |
Bà Đào Quý - chắt dâu KTS Nguyễn Duy Đạt vẫn còn lưu giữ những bức ảnh quý hiếm về gia đình, dòng họ nhà chồng. |
Bà Đào Quý (SN 1947) - chắt dâu, gọi KTS Nguyễn Duy Đạt là cụ chia sẻ: ‘Cụ tôi quê gốc ở làng Đào Xá, Thường Tín (Hà Nội), ra thành phố học tập. Ban đầu, cụ là trợ lý của KTS người Pháp, thuộc Sở Công Chính Đông Dương (Sở bao gồm các lĩnh vực: công trình, đường thủy, đường sắt, khai mỏ), phụ trách khu vực Hà Nội. Đến năm 1903, qua quá trình làm việc, cụ được công nhận là KTS chính.
Sau những năm tháng tâm huyết với nghề kiến trúc, năm 1933, cụ được trao tặng Bắc Đẩu bội tinh (huân chương cao quý nhất của Pháp) vì những thành tích đóng góp cho sự phát triển nghệ thuật bản địa.
Một số công trình ghi dấu ấn cụ vẫn còn tồn tại là cổng làng Đào Xá, khu lăng mộ Hoàng Cao Khải’.
![]() |
Lăng mộ Hoàng Cao Khải bằng đá khi mới xây dựng. |
Chắt dâu cụ Nguyễn Duy Đạt cho hay, những năm đầu thế kỷ 20, cụ Đạt thuộc lớp người giàu có, sở hữu hơn 20 căn nhà tại Hà Nội, chủ yếu tập trung ở các khu phố cổ như Hàng Bông, Hàng Cót, Hàng Da...
Chưa kể, kiến trúc sư tài giỏi này còn đầu tư các bất động sản ở Nam Định và một số tỉnh thành khác.
Tuy điền sản, đất đai nhiều là vậy nhưng cụ Đạt lấy căn nhà ở Hàng Bông làm nơi an cư. Căn nhà được xây dựng vào năm 1929. Nguyên bản nhà có 2 tầng, diện tích lớn, mang kiến trúc Pháp. Trải qua nhiều thăng trầm và biến động của lịch sử, con cháu cụ Đạt đã hiến một phần căn nhà cho chính phủ, chỉ giữ lại tầng 2.
![]() |
Bia đá dựng năm 1915 trong khu lăng mộ Hoàng Cao Khải, ghi danh KTS Nguyễn Duy Đạt. |
Cụ Đạt sinh được hai người con là Nguyễn Thị Hợi và Nguyễn Duy Quế. Tiếp nối cha, con trai út Nguyễn Duy Quế theo nghề thiết kế, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất cho văn phòng, trường học. Nhiều hiện vật trong căn nhà bà Quý đang ở như: bàn giấy, tủ tường bằng gỗ thịt do người con này của cụ Đạt lên bản vẽ.
Con trai cụ Đạt còn được ghi nhận khi có nhiều hoạt động giúp đỡ cách mạng, đóng góp cho quỹ 'Tấm lòng vàng' của chính phủ kháng chiến.
![]() |
Cổng làng Đào Xá (Thường Tín) do KTS Nguyễn Duy Đạt thiết kế. |
Người con gái Nguyễn Thị Hợi kết hôn với nhà viết kịch Vũ Đình Long (1896 - 1960) - Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa I, ông chủ của nhà xuất bản Tân Dân và hàng loạt tờ báo đương thời như: Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san…
Năm 1937, KTS Nguyễn Duy Đạt qua đời, triều đình nhà Nguyễn sắc phong cho cụ là Triều Liệt Đại Phu Quang Lộc Tự Thiếu Khanh.
Ngày nay, căn nhà hàng Bông đã bước sang thế hệ thứ 6. Cháu chắt cụ Đạt đều theo con đường học vấn và thành đạt.
Sống giữa thời hiện đại nhưng gia đình bà Quý vẫn duy trì cuộc sống 'Tứ đại đồng đường', hòa thuận và nét ứng xử lịch thiệp của người Hà Nội xưa.
Đoàn đưa tang cụ Nguyễn Duy Đạt đi qua phố Cửa Nam. |
‘Lúc sinh thời, nghe kể, cụ tôi có mối quan hệ thân thiết với Hoàng Trọng Phu - tổng đốc Hà Đông (con trai cụ Hoàng Cao Khải). Trong đám tang cụ Đạt, tổng đốc Hoàng Trọng Phu đích thân đến tham dự và đưa tang từ Hàng Bông về tận Thường Tín.
Qua các bức hình ghi lại cảnh đám tang, tôi mới biết, đám tang cụ tổ chức rất lớn, đoàn người đưa tiễn kéo dài khắp con phố. Lúc bấy giờ, gia đình phải thuê nguyên một đoàn tàu chở người đưa ma về đến quê nhà Thường Tín. Ba xã ở Thường Tín còn phong cụ là thành hoàng làng’, bà Quý kể.
Người nhà cầm huân chương Bắc Đẩu bội tinh của KTS Nguyễn Duy Đạt trong đám tang. |
Hôn lễ đang diễn ra thì gặp sự cố, cả khu vực mất điện, chìm trong bóng tối. Không còn cách nào khác, mọi người hò nhau lấy lốp ô tô cũ hỏng, cắt ra từng mảnh nhỏ rồi đốt.
" alt=""/>Chuyện chưa kể về kiến trúc sư giàu có, sở hữu hơn 20 căn nhà ở phố cổCông đoạn đánh bóng thân vỏ xe Ranger trước khi xuất xưởng nhà máy Ford Hải Dương
" alt=""/>Thị trường ô tô đạt ngưỡng 500 nghìn xe có mở ra làn sóng đầu tư mới?Để tìm hiểu sự liên quan trách nhiệm sau tai nạn, VietNamNet đã liên hệ tới Volvo Hà Nội để làm rõ.
Đại diện Volvo Hà Nội cho biết, công ty rất lấy làm tiếc về sự cố xảy ra với chủ nhân chiếc xe Ferrari 488. Ngay sau khi xảy ra tai nạn, hãng xe đã xác minh thông tin. Đến thời điểm này, Volvo Hà Nội đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian 1 tháng đối với kỹ sư T và kỹ thuật viên để giải quyết sự việc.
Theo tường trình của kỹ sư T. với Volvo Hà Nội, anh T nhận sửa chữa chiếc siêu xe của anh H. là trên cơ sở giao kết cá nhân với Ferrari Việt Nam. Tại thời điểm cần di chuyển xe, do không mang bằng lái, anh T. đã giao cho một kỹ thuật viên trẻ tuổi cầm lái và xảy ra tai nạn.
Volvo Hà Nội khẳng định, cùng với xác minh, kiểm tra trên hệ thống lịch sử khách hàng, đây là quan hệ giao dịch cá nhân giữa kỹ sư T, Ferrari Việt Nam và chủ xe. Volvo Hà Nội không có trách nhiệm trực tiếp trong vụ tai nạn.
"Trước đó, tháng 1/2022, chúng tôi hỗ trợ Ferrari bằng cách cho mượn địa điểm (cầu nâng) để Ferrari làm chương trình dịch vụ, còn các công việc đều do nhân viên kỹ thuật của Ferrari thực hiện với các khách hàng của Ferrari. Trên thực tế, chúng tôi cũng không thực hiện việc tư vấn, báo giá, cung cấp dịch vụ, phụ tùng sửa chữa cho chiếc xe Ferrari 488 và cũng không thu nhận tiền dịch vụ từ chủ nhân của xe", Volvo Hà Nội cho hay.
Đại diện của Volvo Hà Nội nhấn mạnh: "Đặc biệt, kể từ khi thành lập tại Hà Nội năm 2017, giữa Volvo Hà Nội và Ferrari chưa bao giờ có bất kỳ thỏa thuận và hợp tác nào về việc sửa chữa, bảo dưỡng xe Ferrari.... Tương tự, chúng tôi cũng không làm dịch vụ với xe ngoài thương hiệu Volvo. Trên lịch sử giao dịch chưa bao giờ ghi nhận là xưởng của Volvo Hà Nội nhân sửa xe ngoài, kể cả tư vấn báo giá".
Vị này cũng cung cấp thêm: Việc siêu xe Ferrari được cứu hộ đưa về xưởng dịch vụ, ban lãnh đạo công ty Bắc Âu cũng không được báo cáo trước và không nhận được đề nghị nào về việc này của Ferrari Việt Nam. Do đó, công ty đã yêu cầu kỹ sư T. chuyển chiếc siêu xe ra khỏi khuôn viên xưởng của Volvo Hà Nội. Hiện, xe đang nằm ở một gara tư nhân bên ngoài.
Volvo Hà Nội cũng cho biết, hãng không cho phép nhân viên của mình làm ngoài ngay tại cơ sở của hãng như vậy. Việc làm của kỹ sư T. và kỹ thuật viên là vi phạm nội quy lao động của công ty. Hiện, hai nhân sự của Volvo Hà Nội đang cùng chủ xe giải quyết với tư cách cá nhân. Công ty cũng sẽ áp dụng hình thức kỷ luật nội bộ các nhân sự này.
Tuy nhiên, trước câu trả lời của Volvo Hà Nội, chủ xe H. vẫn cho rằng, Volvo Hà Nội vẫn phải có trách nhiệm trong vụ tai nạn. Nếu phủ nhận chối bỏ trách nhiệm như vậy, anh sẽ kiện công ty. Ước tính thiệt hại của chiếc siêu xe này lên tới 6 tỷ đồng.
Ferrari Việt Nam: Chủ xe chỉ mua phụ tùng, không bảo dưỡng tại hãng
Tuy nhiên, khác với trả lời của Volvo Hà Nội, Ferrari Việt Nam lại đưa ra những thông tin khá bất ngờ.
Trả lời phóng viên VietNamNet, đại diện truyền thông Ferrari Việt Nam cho hay, chủ xe Ferrari 488 chỉ là khách hàng mua phụ tùng chứ không phải khách bảo dưỡng dịch vụ.
"Trước đây, khách hàng đã liên hệ với bên Ferrari nhưng mới dừng lại ở việc đặt mua phụ tùng. Khi khách đặt mua dây cua-roa, phía chúng tôi đưa ra hai phương án lựa chọn cho khách. Một là khách sẽ đợi kỹ thuật viên của Ferrari bay ra Hà Nội để thay thế cho khách. Hai là khách sẽ tự tìm đơn vị để thay dây cua-roa, phía hãng sẽ chỉ bán phụ tùng. Khách cuối cùng đã chọn phương án thứ hai," vị đại diện Ferrari nói.
Đồng thời, Ferrari Việt Nam cũng khẳng định giữa hãng xe tại Việt Nam và Công Ty TNHH Ô tô Bắc Âu Hà Nội không có một hợp đồng hợp tác nào vào việc này. Vì vậy, việc khách đem xe đến Volvo Hà Nội sửa chữa là quan hệ cá nhân của khách.
Về thông tin từ chủ xe và kỹ sư T đưa ra rằng, giao dịch được thực hiện là do Ferrari Việt Nam giới thiệu, hãng cho biết hiện chưa kiểm tra lại các nhân viên của mình về việc này và hẹn sẽ cung cấp thông tin bổ sung sau cho báo VietNamNet.
Như vậy, việc giải quyết vụ tai nạn đang diễn biến khá phức tạp khi cả hai đơn vị được cho liên quan là Volvo Hà Nội và Ferrari Việt Nam đều trả lời theo hướng phủ nhận trách nhiệm liên quan trực tiếp. Trách nhiệm đền bù cho chủ xe giờ đây bị đẩy về phía 2 cá nhân tham gia sửa và lái siêu xe.
Tường trình với công an quận Long Biên
Cũng theo Volvo Hà Nội, những ngày qua, hai nhân viên của hãng và chủ xe đã tường trình vụ việc tới cơ quan công an quận Long Biên.
"Cả ngày hôm qua, hai nhân viên phải làm việc với cơ quan công an nên hiện rất căng thẳng, mệt mỏi và chưa muốn cung cấp thêm thông tin với báo chí", vị đại diện này nói thêm.
Theo đại diện này, nguyên nhân có sự tham gia của công an là do chiếc siêu xe đã đâm hỏng cây xanh, ảnh hưởng tới tài sản công của Nhà nước. Sự việc mới dừng lại ở việc báo cáo, tường trình để công an nắm bắt thông tin chứ chưa phải là cuộc điều tra chính thức.
Luật sư nói gì về trách nhiệm của các bên?
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Diệp Năng Binh, Trưởng văn phòng luật sư Tinh thông Luật (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định, dựa vào các tình tiết trên, sẽ có 3 trường hợp có thể xảy ra.
Thứ nhất, trong trường hợp Volvo Hà Nội nhận sửa chữa chiếc xe thì trách nhiệm bồi thường thuộc về Volvo Hà Nội theo điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Nghĩa là, nếu Volvo Hà Nội đồng ý nhận sửa chữa chiếc xe, dù kỹ sư sửa chữa có lỗi hay không thì trước tiên Volvo Hà Nội phải bồi thường cho chủ xe. Sau đó, Volvo Hà Nội có quyền yêu cầu kỹ sư hoàn trả lại tiền bồi thường.
Thứ hai, trường hợp kỹ sư của Volvo Hà Nội nhận sửa chữa xe thông qua sự giới thiệu và đề nghị của Ferrari Việt Nam, thì trách nhiệm bồi thường thuộc về Ferrari Việt Nam.
Khi này, Ferrari Việt Nam sẽ phải đứng ra bồi thường cho chủ xe, sau đó Ferrari Việt Nam có quyền yêu cầu người có lỗi trong vụ việc là kỹ sư hoàn trả số tiền đã bồi thường. Theo luật sư này, chủ xe lúc đầu có thể chỉ biết đến Ferrari Việt Nam và do sự chỉ định của Ferrari nên mới giao xe cho kỹ sư. Và khi kỹ sư thực hiện việc sửa xe chính là nhân danh Ferrari Việt Nam để làm việc đó. Vậy nên khi có thiệt hại xảy ra, trách nhiệm bồi thường trước hết sẽ thuộc về pháp nhân là phía Ferrari Việt Nam.
Còn trường hợp thứ ba (giống như thông tin các bên đang cung cấp), khi kỹ sư tự nhận sửa chữa bên ngoài, thỏa thuận riêng với chủ xe không phải thông qua Ferrari Việt Nam, cũng không báo cáo với Volvo Hà Nội, nghĩa là Volvo Hà Nội và Ferrari Việt Nam không liên quan gì đến giao dịch giữa hai bên, thì trách nhiệm bồi thường thuộc về kỹ sư sửa chữa.
Trường hợp này, các pháp nhân hãng xe không phải bồi thường. "Nếu pháp nhân như Volvo hay Ferrari không biết hoặc không liên quan tới giao dịch cá nhân của nhân viên với phía chủ xe thì đương nhiên pháp nhân không có trách nhiệm phải bồi thường. Tuy nhiên giả định trên chỉ là giả định, cần phải có thông tin chính xác về các tình tiết để làm rõ vai trò của các bên mới xác định rõ trách nhiệm bồi thường được” – luật sư Bình cho hay.
Đồng quan điểm với ý kiến trên, luật sư Dương Đức Thắng, Phó Giám đốc công ty Luật Myway (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, nếu nhân viên cơ sở Volvo Hà Nội đang thực hiện nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng xe theo chỉ đạo của công ty này, hoặc theo công việc công ty phân công thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ xe Ferrari thuộc về công mà nhân viên này đang làm việc. Trách nhiệm bồi thường của cá nhân cụ thể thế nào sẽ do nội bộ tự thoả thuận.
Tuy vậy, kỹ sư T. nhận sửa xe đã không báo cáo với lãnh đạo Volvo Hà Nội. Có nghĩa là việc sửa chữa là thỏa thuận riêng của cá nhân kỹ sư này với Ferrari Việt Nam thì pháp nhân liên đới bồi thường sẽ thay đổi, lúc này bên phải bồi thường lại có thể là phía Ferrari.
“Nếu phía Volvo khẳng định không biết việc này (và chứng minh được), đồng thời kỹ sư T. chỉ giao kết với Ferrari thì căn cứ trên luật, pháp nhân là phía Volvo không có trách nhiệm phải đền bù. Tuy vậy, trên thực tế, việc một hãng xe lớn để các nhân viên của mình tự ý đưa xe về và sửa tại xưởng của mình mà hãng không hay biết là điều cần đặt dấu hỏi về quy trình quản lý”, luật sư Thắng chia sẻ quan điểm với VietNamNet.
Tại Việt Nam, ước có khoảng 20 chiếc Ferrari 488 GTB. Siêu ngựa này về Việt Nam có giá khoảng 15 tỷ đồng, nếu cộng thêm thuế phí thì số tiền để lăn bánh sẽ lên đến khoảng 16-17 tỷ đồng. Xe sở hữu dung tích động cơ 3.9 lít, công suất cực đại lên tới 661 mã lực và 760 Nm mô-men xoắn. Thời điểm ra mắt năm 2015, Ferrari 488 GTB được đánh giá cao nhờ thiết kế sang, đẳng cấp, động cơ mạnh với khả năng tăng tốc từ 0-100 km/giờ trong vòng 3 giây và tốc độ tối đa lên đến 330 km/giờ.
Các hình ảnh về vụ tai nạn:
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Bất ngờ diễn biến mới nhất vụ siêu xe Ferrari đâm gốc cây, nhân viên Volvol lái