Theo nhà sản xuất HP, dòng sản phẩm mới này là nỗ lực của hãng nhằm kết nối các chức năng cao cấp dành cho doanh nhân với thiết kế tinh tế để đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người sử dụng. Thế mạnh lớn nhất cũng là thế cạnh tranh với các đối thủ khác chính là giá rẻ phù hợp với đại đa số đông người tiêu dùng, thiết kế sang trọng hơn và tôn lên giá trị cũng như đẳng cấp của người dùng.
HP ProBook 4410s - T4300 về Việt Nam với hai tông màu đen sang trọng thích với phái mạnh trong khi đó đỏ quý phái, tươi trẻ dành cho phái đẹp.
Máy có màn hình 14inch, tỷ lệ màn ảnh rộng 16:9 ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED kết hợp với giao diện bề mặt xám – đen bóng giúp cho hình ảnh trung thực và sắc nét. Thiết kế hiện đại với logo tròn ấn tượng kèm đường viền máy vuông vức mạnh mẽ đầy cá tính. Tất cả các notebook thuộc ProBook đều sở hữu màn hình HD, tích hợp cổng HDMI và thiết kế bàn phím hiện đại dành cho doanh nhân nhưng giá bán rất cạnh tranh nằm trong phân khúc giá rẻ.
Với nhiều tính năng mới như HP QuickLook 2, người dùng có thể nhanh chóng kiểm tra email, lịch làm việc… chỉ trong vòng vài giây bằng một phím bấm duy nhất. Trong khi đó, phần mềm HP SpareKey lại cho phép người dùng đăng nhập dễ dàng vào hệ thống trong trường hợp quên mật khẩu bằng cách trả lời 3 câu hỏi quen thuộc do chính mình cài đặt trước. Ngoài ra, HP File Sanitizer là một công cụ bảo mật, giúp xóa vĩnh viễn các file dữ liệu không còn dùng đến, để tránh trường hợp các file này bị khôi phục mà không được phép. HP ProBook 4410s hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giới doanh nhân và nhân viên văn phòng.
" alt=""/>HP ProBook T4300Cách 1: Đăng ký người chơi theo Bang Hội
Đây là cách thức đã được VED áp dụng từ hồi cuối tháng 6 và yêu cầu đặt ra là có tối thiểu 06 thành viên trong một Bang Hội. “Khi tham dự Closed Beta theo Bang Hội, người chơi sẽ nhận được rất nhiều quyền lợi”, VED viết rõ trên trang chủ Blade & Soul.
Theo đó, người chơi có quyền tự thành lập hoặc gia nhập các Bang Hội tùy thích. Nếu lựa chọn cách gia nhập Bang Hội, bạn phải nhận được sự đồng ý của Bang Chủ thì mới hoàn thành xong các thủ tục.
Theo khảo sát nhanh của GameSao, sau hơn một tháng rưỡi cho phép Đăng ký & Gia nhập Bang Hội trên trang chủ (từ 29/6), tính đến nay đã có hàng chục ngàn tài khoản đăng ký hợp lệ để chờ đợi vào cơ hội trải nghiệm Blade & Soul.
Đây được cho là lựa chọn tối ưu hơn so với Cách 2 bởi VED “cực kì đề cao tính năng Bang Hội, bởi đó chính là giá trị cốt lõi của một tựa game như Blade & Soul.”
“Với Garena, việc phát triển cộng đồng qua hệ thống Bang hội sẽ là hướng đi chính của NPH”, trang Lag.vnđưa tin. “Trong tương lai, Garena sẽ quan tâm đặc biệt và hợp tác hỗ trợ các Bang hội lớn trong việc tạo lập sự kiện, giải đấu nội bộ lẫn cộng đồng lớn.”
Ngoài ra, khi tham gia trải nghiệmBlade & SoulClosed Beta, bạn còn có cơ hội trở thành 1/3 người chơi may mắn được VED lựa chọn tham gia chuyến hành trình tới với Chung kết Thế giới 2017 được nhà phát triển NCSoft tổ chức tại Hàn Quốc vào tháng 9 sắp tới đây.
Cách 2: Đăng ký người chơi đơn
Cách này đơn giản, dễ dàng và không rườm rà như Cách 1 nhưng lại khá “hên xui” nếu như bạn không nhanh tay thực hiện ngay từ bây giờ.
“Mỗi ngày Blade & Soul sẽ phát ra số lượng lượt đăng ký giới hạn”, VED đề cập. “Người chơi cần trả lời 3 câu hỏi để hoàn thành đăng ký.”
Với hàng chục ngàn tài khoản đã đăng ký hợp lệ ở Cách 1 và chưa rõ “lượng lượt đăng ký giới hạn” mà VED nhắc tới là bao nhiêu, thì chưa rõ NPH của Blade & Soulsẽ phát ra bao nhiêu lượt đăng ký cho người chơi đơn trong vòng tám ngày tới đây.
Trang Lag.vn "thông tin chưa chính thức", số lượng Closed Beta Key dự kiến dành riêng cho những người chơi tham gia đăng ký sớm (Pre-Register) là khoảng 50.000. Cách đây ít phút, VED đã dành 30.000 lượt đăng ký cho người chơi đơn.
Hiện người chơi vẫn chưa nhận được Closed Beta Key dù đã hoàn thành đúng các bước ở cả hai Cách.
Bên cạnh đó, VED cũng đã chính thức cho người chơi tải về Blade & Soultừ sớm thông qua trang chủ và Garena+.
None
" alt=""/>02 cách nhận Key để tham gia Closed Beta của Blade & SoulTất nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng thỏa thuận này là một thành công lớn. Sử dụng các kỹ năng của các thành viên trong nhóm Android mới của mình, Google đã dành ba năm tiếp theo để phát triển một hệ điều hành cho các thiết bị di động. Cột mốc đáng chú ý nhất của họ là khi chính thức ra mắt hệ điều hành này vào năm 2008 cùng với việc trình làng chiếc smartphone G1 được phát hành bởi T-Mobile (chiếc smartphone này được bán ra với tên gọi HTC Dream tại các thị trường bên ngoài nước Mỹ).
Theo Android Authority, ngày nay, Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới với lợi nhuận khổng lồ hàng năm. Theo ước tính mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Gartner thì Android đã được sử dụng trên 86% smartphone mới tung ra thị trường thế giới trong quý đầu tiên của năm 2018. Android cũng đánh bại nhiều đối thủ như Windows Phone (và Windows Mobile), Symbian của Nokia và đáng chú ý nhất là BlackBerry OS. Trên thực tế, cả Blackberry và Nokia giờ đây đã cấp phép thương hiệu của mình cho nhiều nhà sản xuất thiết bị Android khác.
Vào tháng 5 năm 2017, Google tiết lộ rằng có hơn hai tỷ người dùng Android hoạt động hàng tháng và con số này có lẽ đã tăng lên rất nhiều tính đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh điện thoại thông minh, Android còn được sử dụng cho smartwatch, máy tính bảng, TV thông minh, ô tô và nhiều thứ khác. Quan trọng hơn, sự ra mắt của Android đã giúp Google trở thành một trong những công ty lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Mặc dù vậy, không phải mọi thứ lúc nào cũng thuận lợi cho Android.
Android Inc., công ty đã tạo ra hệ điều hành Android, thực sự đã ra mắt vài năm trước khi được Google mua lại (khoảng nửa đầu năm 2003). Đồng sáng lập và cũng là người nổi tiếng nhất của công ty này là Andy Rubin. Trước đó, ông từng làm việc cho nhiều công ty lớn như MSN và Apple. Chính tại Apple, Rubin có biệt danh là "Android" vì tình yêu kỳ lạ của ông với robot.
Năm 1999, Rubin đã thành lập nên công ty Danger, hãng đã ra mắt một trong những chiếc smartphone đầu tiên, Danger Hiptop (được đổi tên thành Sidekick khi T-Mobile bán nó vào năm 2002). Màn hình của thiết bị có thể xoay 180 độ để sử dụng bàn phím QWERTY. Đây là một "hit" lớn vào thời điểm đó, đặc biệt là với những người dùng trẻ tuổi.
Theo TechRadar, Rubin đã rời khỏi Danger vào năm 2003 để bắt đầu phát triển Android cùng với những nhà sáng lập khác là Rich Miner, Nick Sears và Chris White. Ý tưởng ban đầu của công ty là tạo ra một hệ điều hành cho máy ảnh kỹ thuật số. Theo PC World, đó là cách họ quảng cáo Android (hệ điều hành) với các nhà đầu tư tiềm năng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi đó thị trường cho các máy ảnh kỹ thuật số độc lập đang thu hẹp lại, do người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang chụp ảnh bằng điện thoại di động. Rubin và nhóm nghiên cứu đã quyết định chuyển trọng tâm của họ và tạo một hệ điều hành nguồn mở cho điện thoại.
Tại một hội nghị kinh tế ở Tokyo, Rubin cho biết: "Vẫn nền tảng đó, vẫn hệ điều hành đó mà chúng tôi xây dựng cho máy ảnh, đã trở thành Android cho điện thoại di động".
Tuy nhiên, có một khoảng thời gian mà Android đã gần như phải ngừng hoạt động hoàn toàn. Theo Business Insider, có những lúc khó khăn đến mức Rubin phải hỏi Steve Perlman – một nhà đầu tư – để xin thêm tiền đầu tư. Perlman thực sự đã đi đến một ngân hàng và lấy ra 10.000 USD tiền mặt và đưa nó trực tiếp cho Rubin. Một ngày sau khi giao dịch tiền mặt đó, Rubin đã chi một số tiền (chưa rõ là bao nhiêu) để Android tiếp tục hoạt động.
Google yêu cầu gặp gỡ những người đồng sáng lập của Android vào tháng 1 năm 2005 để xem họ có thể giúp công ty hay không. Trong một cuộc họp thứ hai vào cuối năm đó, những người đồng sáng lập Android đã giới thiệu một nguyên mẫu hệ điều hành này cho Larry Page và Sergey Brin của Google. Nó dường như đủ tốt, bởi vì Google đã rất nhanh chóng đề nghị mua Android.
Nhóm nghiên cứu đã chính thức chuyển đến khuôn viên của Google ở Mountain View, California vào ngày 11 tháng 7 năm 2005. Đó được coi là ngày Google chính thức mua lại Android. Tuy nhiên, tin tức về việc Google mua Android đã không được công bố cho đến một vài tuần sau đó, vào tháng 8 năm 2005.
Như đã nói, Google chỉ tốn 50 triệu USD để mua lại Android. Đây là một con số quá nhỏ so với những thương vụ mua lại trong vài năm gần đây của công ty. Trên thực tế, công ty chỉ chi 130 triệu USD để mua các công ty trong năm 2005. Chỉ hơn một năm sau đó, Google đã chi 1,65 tỷ USD để mua lại YouTube.
Có nhiều tranh cãi vào thời điểm đó rằng liệu YouTube có xứng đáng với số tiền đó hay không. Thực tế cho thấy quyết định này là sáng suốt nhưng Android thậm chí còn mang đến thành công hơn thế nữa.
Một số vụ mua lại khác của Google đã không thành công. Điển hình là việc bỏ ra 12,5 tỷ USD để mua lại Motorola. Thương vụ này được kì vọng sẽ giúp Google thâm nhập vào thị trường phần cứng với sự đảm bảo từ nhiều bằng sáng chế của Motorola. Tuy nhiên, sau hơn ba năm, Google đã bán Motorola cho Lenovo với giá chỉ 2,9 tỷ USD.
Một số thương vụ mua lại khác của Google có thể coi là đang ở dạng "tiềm năng". Nest Labs – công ty chuyên về hệ thống nhà thông minh được Google mua lại với giá 3,2 tỷ USD vào năm 2014 – vẫn chưa thể được như kỳ vọng. Đầu năm nay, Google đã quyết định hợp nhất nhóm Nest Labs với bộ phận phần cứng nội bộ của riêng mình và hi vọng trong tương lai nó sẽ khởi sắc hơn.
Hiện tại, Google và Android phải đối mặt với các mối đe dọa cạnh tranh mới từ các công ty như Amazon và Apple cũng như các án phạt về độc quyền của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Android vẫn là thương vụ thành công nhất của Google, và rất khó có một thương vụ nào khác, nếu không muốn nói là không thể, có thể tái hiện được thành công này.
" alt=""/>Ngày này năm xưa: Google hoàn thành thương vụ 'hời' nhất lịch sử công nghệ chỉ với 50 triệu USDTương tự như vậy với làng game, có những tác phẩm được phát hành theo dạng chương hồi, chia ra làm nhiều Episode nhỏ và ra mắt trong khoảng thời gian dài từ vài tháng đến cả năm trời. Đây là một kiểu làm game rất độc đáo mới lạ của các studio game trên thế giới, nhất là sau những thành công mà Telltate Games, studio chuyên làm những tác phẩm phiêu lưu như The Walking Dead,Batman Serieshay The Wolf Among Us. Trong số đó phải kể tới thành công của Hitman gần đây.
Khi một phiên bản game mới ra mắt, thông thường như các dự án game bom tấn khác, nhà phát triển sẽ bỏ ra từ 1 đến 3 năm (đôi khi còn lâu hơn nhiều) để làm một tựa game từ A đến Z, đầy đủ nội dung, phần chơi đơn, chơi mạng để phát hành ra công chúng. Sau đó những bản DLC miễn phí hoặc thu tiền sẽ được tạo ra và phát hành tới cộng đồng game thủ sau ngày game ra mắt để giữ sức hút cho tựa game, giữ chân người chơi ở lại với tác phẩm tốn biết bao công sức và tiền của từ nhà phát triển.
Nhưng với thể loại game chương hồi như những tác phẩm của Telltale, cứ vài tháng, một chương mới sẽ được tung ra. Nó chẳng khác gì việc bạn đợi chờ "tập" tiếp theo của các bộ phim truyền hình như Game of Thrones hiện tại cả. Nó tạo ra được một kiểu hiệu ứng cộng đồng rất khác so với game bom tấn phong cách cổ điển. Giữa khoảng thời gian chờ đợi, giống hệt như phim truyền hình, game chương hồi thu hút được sự bàn luận, dự đoán, đánh giá của game thủ, cùng với đó tất cả đều chờ vào màn chơi tiếp theo đã có ngày ra mắt sau đoạn trailer úp mở những drama chờ đợi người chơi trong phần tiếp theo sẽ ra mắt rất sớm.
Kỳ thực nếu nói về game online, cách phát triển chương hồi như thế này không phải lạ. Tuy nhiên vòng đời của một phiên bản expansion của game online, ví dụ giữa Warlords of Draenorvà Legion của World of Warcraftlà gần 2 năm. Game online nào cũng vậy kể cả ở Việt Nam, khi Võ Lâm Truyền Kỳxưa kia từ Công Thành Chiến update lên Sơn Hà Xã Tắc. Lý do là để phát triển một MMORPG phiên bản mới cũng như vòng đời phiên bản cũ là rất dài, nhưng không phải vì thế mà không cần update nội dung, chế độ chơi, nhiệm vụ, v.v...
Còn về phần game offline, với hàng trăm đầu game ra mắt hàng năm, thì DLC và những màn chơi mới cần có sự chuẩn bị ngắn hơn nhiều để giữ chân game thủ, bằng không họ sẽ chuyển hết sang game khác. Ấy nên mới có những DLC trả tiền hoặc miễn phí được tung ra sau khoảng 1 đến 2 năm kể từ ngày game ra mắt, nếu nó không phải là những game thường niên vắt sữa như Call of DutyhayAssassin's Creed.
Nhưng game phong cách chương hồi lại là một dạng hoàn toàn khác vì mỗi màn chơi mới đều là nội dung liên quan mật thiết đến cốt truyện chính tuyến của game. Lấy ví dụ Hitman. Mỗi màn chơi, mỗi episode đều có mục tiêu khác, địa điểm khác, nhưng cắt cảnh và cốt truyện là thứ gắn kết chúng lại với nhau để game thủ thưởng thức. Cách làm game như thế này có vài lợi thế lớn so với cách làm game truyền thống.
Thứ nhất, giữa khoảng thời gian ra mắt những "tập" mới, nhà sản xuất game thậm chí còn có đủ thời gian lắng nghe phản hồi của người chơi. Trong suốt thời gian phát triển game, Hitman đã có không ít những thay đổi chiều lòng game thủ hardcore hâm mộ series game hành động bí mật độc đáo. Ấy thế cho nên có hơn 5 triệu người chịu bỏ tiền mua game cũng là điều không lạ.
Thứ hai, làm game như thế này khiến game hot cả năm trời chứ không chỉ hút khách vài tháng như thông thường, nhất là khi những game offline không phải lúc nào cũng có điều kiện eSports hóa được như các game PvP hot như Battlegrounds, Call of Duty hay Rainbow Six Siege. Từ khi ra mắt vào tháng 3 đến tháng 10, khoảng thời gian 6 phần của toàn bộ Season 1 Hitman, cả làng game, từ diễn đàn, Reddit, Facebook, chưa bao giờ Hitman hết hot, và nó nóng nhờ cốt truyện và lối chơi trở về những gì tinh tế nhất chứ không phải vì nó sử dụng Denuvo!
Rõ ràng cách làm game như thế này là một hướng đi mới lạ, vừa kịp giúp nhà làm game lắng nghe cộng đồng hâm mộ, vừa khiến quá trình làm game dễ thở hơn, lại vừa khiến sức nóng của game được lâu dài chứ không chợt đến chợt đi như nhiều bom tấn khác.
Theo GameK
" alt=""/>Làm game kiểu 'phim Người Phán Xử', xu thế mới lạ của các hãng game