
Ngày 14/7/2016, Sở Xây dựng đã có văn bản gửi Công ty CP BIC Việt Nam về việc dự án NOXH Rice City, Tây Nam hồ Linh Đàm do Công ty CP BIC Việt Nam làm cho chủ đầu tư. Văn bản Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Chí Dũng gửi Công ty cổ phần Bic Việt Nam nêu rõ: “Sở Xây dựng đã nhận được phiếu chuyển số 213 ngày 20/6/2016 của Công an TP Hà Nội về đơn tố cáo bà Lục Thị Mai Trang – Tổng Giám đốc Công ty CP BIC Việt Nam vi phạm các quy định của pháp luật về mua bán nhà ở xã hội (NOXH) Rice City và phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về trường hợp mua nhà của ông Lục Minh Kim và một số đối tượng tại dự án trên”. Cũng theo văn bản này theo phiếu chuyển của công an có 10 trường hợp.
Để có cơ sở trả lời theo yêu cầu, Sở Xây dựng dự kiến làm việc với Công ty cổ phần Bic Việt Nam để làm rõ các nội dung nêu trên. Sở cũng yêu cầu Công ty BIC Việt Nam chuẩn bị hồ sơ xin mua nhà ở của 10 trường hợp (theo phiếu chuyển của công an TP Hà Nội), danh sách kèm hồ sơ các đối tượng đủ điều kiện mua nhà tại dự án (trước và sau khi ký hợp đồng, các trường hợp đã đủ điều kiện nhưng không được ký hợp đồng kể cả trường hợp của ông Lục Minh Kim).
![]() |
Dự án nhà ở xã hội Rice City Linh Đàm |
Trao đổi vớiPV VietNamNet về vấn đề tại dự án Rice City, ông Vũ Ngọc Đạm – Trưởng phòng phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, thứ 3 tuần tới (19/7) Sở Xây dựng sẽ xuống làm việc kiểm tra tại dự án. Sau đó sẽ có báo cáo thông tin đến báo chí.
Liên quan đến dự án NOXH Rice City, như VietNamNetđã đưa tin về việc “Bố tổng giám đốc được mua nhà ở xã hội" phản ánh trường hợp ông Lục Minh Kim - hộ khẩu thường trú tại số 12S, BT2-X2, Bắc Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đã “lọt” vào danh sách các đối tượng đủ tiêu chuẩn được xét duyệt mua nhà ở xã hội đợt 2 tại dự án nhà ở xã hội Rice City (khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty CP BIC Việt Nam làm chủ đầu tư. Điều đáng nói, ông Lục Minh Kim là bố đẻ của bà Lục Thị Mai Trang - Tổng giám đốc và ông Lục Minh Hoàn - Phó Tổng giám đốc của BIC Việt Nam. Ông Kim hiện đang sống trong biệt thự của con ông tại khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội.
Dù theo xác nhận của vị trưởng phòng phát triển nhà trong danh sách đưa lên để ký hợp đồng không có tên ông Kim nhưng việc bố đẻ của Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bic Việt Nam - đơn vị thực hiện dự án “lọt” vào danh sách mua nhà xã hội tại Dự án Rice City, Linh Đàm khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi: việc xác nhận, xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội đã được chính quyền địa phương, doanh nghiệp, Sở Xây dựng thực hiện “đúng quy trình”?
Theo một vị cán bộ Sở Xây dựng việc mua nhà ở xã hội được thực hiện theo tinh thần nhà nước là hậu kiểm và chủ đầu tư là người thực hiện những nội dung đó. Dù đã có những quy định rõ ràng cụ thể việc chủ đầu tư phải thực hiện với sự hậu kiểm của cơ quan quản lý nhà nước tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp “gian lận” khi mua nhà ở xã hội.
Trước đó, thông tin từ Sở Xây dựng cho biết đã phát hiện và thực hiện thu hồi 2 căn hộ chuyển nhượng trái phép tại dự án nhà ở thu nhập thấp CT1- Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) và đình chỉ 8 trường hợp hộ gia đình đăng ký mua nhà 2 lần.
Hồng Khanh
" alt=""/>nhà ở xã hộiĐáp án của đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Học học trên như sau:
Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 7 - 8/7. Trước ngày thi, các thí sinh sẽ tới làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi.
Các bài thi vẫn được giữ nguyên như những năm trước, gồm ba bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Trong đó, môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận, các môn khác sẽ thi dưới dạng trắc nghiệm khách quan.
Đề thi chủ yếu kiểm tra kiến thức lớp 12. Trước đó, Bộ GD-ĐT cũng đã công bố đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để thí sinh tham khảo, ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi.
>>>Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam – Châu Á 2024 sẽ bàn về các giải pháp công nghệ và chiến lược quản lý giúp các thành phố hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ thông minh và bền vững cho cư dân.
Hội nghị gồm 8 phiên, trong đó có phiên toàn thể và các phiên chuyên đề: Đô thị Thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững, TPTM - Quản trị, Điều hành thành phố linh hoạt dựa trên dữ liệu; Giải pháp, Hạ tầng, Nền tảng số thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững; Chiến lược công nghiệp bán dẫn: Động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội; Giải pháp công nghệ xuất sắc thúc đẩy thành phố xanh, thông minh; Di chuyển xanh, thông minh cho đô thị thông minh phát triển bền vững; NetZero - Môi trường và Năng lượng hướng tới đô thị không phát thải 2050; Nhà thông minh cho sức khoẻ và tiện ích;…
Theo thông tin từ ban tổ chức, đến nay, 48/63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đã triển khai các đề án thành phố thông minh. Tuy đạt nhiều tiến bộ, vẫn còn thách thức về tài chính, nguồn lực, và sự đồng bộ trong hạ tầng. Hội nghị là dịp để chia sẻ kinh nghiệm từ các thành phố trong khu vực, đồng thời kết nối các nhà đầu tư và đối tác chiến lược để đưa ra các giải pháp phát triển đô thị thông minh bền vững.
Hội nghị được tổ chức nhằm đồng hành cùng Chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành và doanh nghiệp trong việc định hướng, phát triển cũng như thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông minh tại Việt Nam, đồng thời tạo dấu ấn về sự phát triển thành phố thông minh của Việt Nam, tạo điểm đến cho các nhà đầu tư trong khu vực và thế giới.
" alt=""/>Hơn 2.000 chuyên gia dự Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam – Châu Á 2024