Ủng hộ hạn chế xe máy vào trung tâm TP.HCM...Đa số người đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM khi được ICTnews hỏi đều đồng tình việc hạn chế và tiến tới cấm xe máy lưu thông ở khu vực trung tâm TP.HCM trong thời gian sắp tới, kèm với đó phải có phương tiện công cộng di chuyển phù hợp.
 |
Quang cảnh ùn tắc thường xảy ra vào giờ cao điểm tại TP.HCM - Ảnh: Hải Đăng |
Đề án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố đề nghị từ nay đến năm 2020 hạn chế xe máy trên hai tuyến đường, giai đoạn 2021-2025 hạn chế xe máy vào Quận 1, 2025 đến 2030 hạn chế và tiến tới cấm xe máy vào một số quận trung tâm TP.HCM.
Anh Đào Vũ Hải, nhân viên một công ty ở Quận 11, có nhà nằm ngay trên tuyến đường dự kiến bị cấm xe máy, cho rằng khi đó anh đi làm sẽ gặp trở ngại nghiêm trọng, đành phải đi xe buýt hoặc dịch vụ vận chuyển như Grab, taxi. Tuy vậy, anh Hải đồng tình với ý kiến cấm xe máy, vì giải quyết bài toán kẹt xe, gây ô nhiễm, phần nào giảm thiểu tai nạn giao thông do xe máy gây ra.
Anh Nguyễn Phương Bình, làm việc tại Quận 1, cho rằng số lượng người nhập cư vào TP.HCM ngày càng đông, số lượng xe máy quá nhiều dẫn đến việc ùn tắc giao thông, do đó giải pháp cấm xe máy là hợp lý. Tuy nhiên, anh Bình cho rằng cũng nên có biện pháp hạn chế xe ô tô vì phương tiện này gây ùn tắc không kém.
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM tính đến tháng 8/2017, toàn thành phố có gần 8 triệu phương tiện, trong đó có 7,3 triệu xe máy, mỗi tháng trung bình có thêm 30.000 xe máy mới.
Dù đồng tình với phương án cấm xe máy, những người được hỏi trong bài này đều cho rằng cần có phương tiện công cộng phù hợp, văn minh, phủ nhiều tuyến để người dân dễ di chuyển. Đầu các tuyến cấm xe máy nên quy hoạch bãi gửi xe để từ đó chuyển sang các phương tiện công cộng.
Chị Trần Bích Liên hàng ngày đi làm từ Bình Dương lên trung tâm Quận 1 bằng xe buýt, bỏ hoàn toàn việc đi xe máy từ năm 2014 đến nay.
“Văn hóa xe máy nảy sinh rất nhiều vấn đề về môi trường, bộ mặt xã hội và tính cách của người đi xe máy nữa. Tôi ủng hộ việc cấm xe máy”, chị Liên khẳng định.
Văn phòng của chị Liên ngay tại trung tâm Quận 1 nên khá dễ di chuyển, chị thường đi xe buýt, đi bộ, và đi taxi do công ty chi trả. Tuy vậy, chị cho biết công việc trước kia của chị là nhân viên kinh doanh thường phải đi gặp khách hàng, chị cũng đi bộ và xe buýt.
“Cách đây vài năm công ty tôi ở Quận 4, đi bộ ra trạm xe buýt mất 400 mét, đi xe buýt cũng khá mất thời gian. Nhưng giờ tuyến xe buýt dày hơn nhiều rùi, nếu tôi ra trạm mà thấy xe đông tôi sẽ bỏ chuyến đó, đợi chuyến sau chưa tới 10 phút”, chị Liên nói.
“Và thực ra để ý tìm hiểu một chút thì các tuyến xe buýt đã phủ rất rộng, muốn đi đâu cũng đến được, các trạm cách nhau rất gần, đi một chuyến chưa được thì đi 2-3 chuyến. Ở nước khác người ta cũng đi buýt ra tàu điện, rồi xuống tàu điện phải đi buýt nữa mới tới công ty thôi”, chị Liên nói thêm.
Khảo sát của Sở Giao thông vận tải, Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải trên 35 ngàn người cho biết hơn 62,5% ý kiến người dân cho rằng cần hạn chế lưu thông ô tô con, xe máy (trong đó gần 41% đồng ý hoàn toàn và gần 22% đồng ý khi vận tải hành khách công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại). Các giải pháp được đồng tình nữa bao gồm điều chỉnh giờ học, giờ làm lệch ca, thu phí ôtô vào khu vực trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông.
... nhưng sẽ có bất cập
" alt=""/>Cấm xe máy vào nội đô TP.HCM: Đồng tình nhưng rất khó thực hiện

Trong khi có biết bao hài nhi vô tội bi chối bỏ thì vẫn còn rất nhiều những ông bố bà mẹ khao khát từng ngày để có một đứa con. Họ - những người “kém may mắn” này đã từng tước đi không chỉ 1, 2 lần mà rất nhiều lần giọt máu của mình.
7 lần bị thai lưu
8 giờ sáng, tại Trung tâm tư vấn sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình – Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã đông người đi lại, ngó nghiêng. Bên cạnh những khuôn mặt còn ngây thơ, non nớt đang ngồi chờ ở cửa phòng kế hoạch hóa để làm thủ tục nạo hút thai là ánh mắt bần thần, bất định của một người phụ nữ lớn tuổi đang chống chọi từng ngày với di chứng nặng nề của việc nạo phá thai lúc trẻ để mong có lấy một đứa con nối dõi tông đường.
 |
Rất nhiều những ông bố bà mẹ khao khát từng ngày để có một đứa con. Ảnh minh hoạ
|
Hỏi ra mới biết, đó là chị Nguyễn Thị Nguyệt, 32 tuổi, quê ở Hưng Yên. Hiện vợ chồng chị gặp khó khăn trong đường con cái, chị chia sẻ: “Tôi đi chữa nhiều năm nay rồi, cứ có thai là bị lưu phải phá bỏ”, không nói hết câu chị lại ôm chị gái khóc nức nở.
Rồi chị bắt đầu kể, “Tôi lớn lên ở một xã nghèo ở Hưng Yên. Trong khi mọi người cùng lứa được đi học hành tử tế thì bản thân tôi lại phải đi làm thuê để kiếm thu nhập. Hồi đó tôi làm công nhân cho một xí nghiệp may nhỏ ở thành phố Hưng Yên rồi quen anh M - người yêu đầu tiên của mình.
Yêu được 1 năm, để tiết kiệm chi phí, tôi và anh quyết định dọn ra ở cùng nhau cho đỡ tốn kém. Được một thời gian thì tôi có bầu.
Lúc đó vì cả hai đang khó khăn không thể cưới và có con được nên tôi “nhắm mắt đưa chân” quyết định phá bỏ đi đứa con của mình khi cháu mới gần 20 tuần tuổi. Tôi đau đớn, dằn vặt một thời gian dài vì điều đó. Cuối cùng, tôi và anh ấy cũng không thể đến được với nhau bởi một phần vì không chịu được tính nóng nảy của anh, phần khác vì bố mẹ anh chê tôi nghèo, không cao ráo nên chúng tôi quyết định chia tay.
Rồi hơn 1 năm sau tôi cũng lấy chồng. Đó là một người đàn ông cùng quê với tôi. Thế nhưng cuộc đời thật oái oăm, sau khi lấy chồng, tôi không thể nào giữ nổi những đứa con của mình”.
“5 năm là vợ chồng, đã có 7 lần tôi mang thai, nhưng cứ đến tháng thứ 4, thứ 5 thì thai lại bị lưu vì trước đó hậu quả của việc nạo phá thai không an toàn khiến cho tôi bị mỏng thành tử cung. Vợ chồng tôi “khát” một đứa con mà đợi mòn mỏi cũng không được”, chị buồn bã.
32 ngỡ 50
Đến trung tâm tư vấn sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình – Bệnh viện Phụ sản Trung ương không nhớ bao nhiêu lần nhưng mỗi lần đến chị Nguyệt đều mang trong mình một nỗi đau, một niềm ân hận day dứt.
Khác với những người phụ nữ trẻ khác có chồng hay bạn trai đi cùng còn chị , có chồng nhưng anh nhất quyết không đi cùng chị.
“Anh ấy bảo có hay ho gì tới những chỗ như thế, em tự đi một mình đi. Nói nhiều thì sợ anh ấy nóng tính lại đánh mình. Thế rồi cực chẳng đã tôi lại phải gọi điện nhờ chị gái đưa đi vì bây giờ tôi yếu lắm, không thể tự mình xoay xở được”, chị nói.
Nhìn sang tôi, chị bảo: “Em có thấy chị như một bà già u50 không? Chị mới 32 tuổi thôi. Nhưng vì uống thuốc này, thuốc nọ, nằm bệnh viện điều trị vì thai lưu hàng năm trời mà giờ chị tiều tuỵ như thế này đó. Tuổi trẻ các em bây giờ hãy sáng suốt, đừng để phải lầm lỡ khổ cả đời”.
Nhìn vào hình ảnh chị, tim tôi như nghẹn lại. Sức khỏe chị vốn đã không tốt lắm sau nhưng lần nằm viện, giờ chị phải chịu sự đau đớn về thể xác, và nhất là cảm giác tội lỗi khi từng phá thai khiến bây giờ anh chị khó có được đứa con nối dõi.
“Nếu lần này không giữ được nữa thì coi như mọi hi vọng sẽ dập tắt”, chị nói.
Chào chị ra về nhưng hình ảnh người phụ nữ gầy gầy, xương xương ngồi cúi mặt xuống đất cầu nguyện cứ ám ảnh tôi mãi.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Minh Anh - Hạnh Thuý
" alt=""/>' 7 lần hút thai, tôi như hóa bà già'