Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs PSM Makassar, 19h30 ngày 30/4: Thế trận dồn ép
Nối tiếp thành công của 6 mùa trước (2013-2018), Chương trình Mottainai 'Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc' 2019 được Báo Phụ nữ Việt Nam khởi động từ ngày 10/5 nhằm gây quỹ hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông.Năm nay Chương trình Mottainai sẽ có nhiều điểm mới.
4 đại sứ của chương trình năm nay gồm: Diễn viên Lan Phương, diễn viên Diễm My 9x, diễn viên - MC Bình Minh và Hoa khôi Vầng trăng khuyết Bế Thị Băng - cô gái bị mất một chân do tai nạn giao thông.
 |
Các đại sứ của chương trình |
Đây là năm đầu tiên, Ngày hội Mottainai được tổ chức tại cả Hà Nội và TPHCM.
Ngày hội Mottainai tại TP.HCM diễn ra ngày 14 - 15/9 ở Trung tâm mua sắm Aeon Mall Tân Phú Celadon với chủ đề 'Mottainai - Trung thu Trao yêu thương, Nhận hạnh phúc'.
Sự kiện sẽ có nhiều hoạt động như: Hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho phụ nữ và trẻ em; biểu diễn văn hóa nghệ thuật Việt - Nhật; trình diễn thời trang công nghệ, bộ sưu tập áo dài “Cảm hứng Japan”; đấu giá vật phẩm; Loto show với những giải thưởng giá trị; trao đổi, mua bán đồ đã qua sử dụng do bạn đọc và các đơn vị ủng hộ Chương trình, với mức giá chỉ từ 5.000 đồng/sản phẩm trở lên, nhằm gây quỹ 'Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc'.
Ban tổ chức sẽ trích quỹ Mottainai 'Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc' để trợ giúp các em nhỏ mất cha/mẹ do tai nạn giao thông, các em là nạn nhân trực tiếp của tai nạn giao thông… nhằm chia sẻ với những mất mát, nỗi đau mà các bé và gia đình đang phải gồng mình chống chọi, đồng thời kêu gọi ý thức của cộng đồng trong việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho chính mình và mọi người.
 |
Chương trình diễn ra trong ngày 14 và 15/9 tại Hà Nội và TP.HCM |
Bên cạnh đó, gần 100 trẻ mồ côi ở Cơ sở Bảo trợ xã hội Thảo Đàn (TPHCM) sẽ được tham gia các hoạt động của Ngày hội và nhận quà từ chương trình.
Tham gia biểu diễn không thù lao trong Ngày hội Mottainai 2019 tại TPHCM là nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, MC, người đẹp nổi tiếng: Đại sứ Mottainai-diễn viên-MC Bình Minh, ca sĩ Vy Oanh, Lê Nam Khánh, Khánh Ngọc, NSƯT Phương Anh, Ivy Trần, giọng ca Nhật Bản Akari, MC Phương Thảo, ca sĩ bolero Lý Thu Thảo, Hoa hậu Đại sứ du lịch thế giới Phan Thị Mơ, Hoa hậu Du lịch Ngọc Diễm…
Tại Hà Nội, ngày hội với chủ đề 'Mottainai - Giáng sinh Trao yêu thương, Nhận hạnh phúc' diễn ra ngày 1/12 (Chủ nhật) ở Vườn hoa Lý Thái Tổ và phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm.
Ngoài các hoạt động tương tự tại ngày hội ở TPHCM, dự kiến tại Hà Nội sẽ có thêm nhiều nội dung như: Diễu hành vì an toàn giao thông với sự tham gia của các ông già Noel, các em nhỏ và những người khuyết tật do tai nạn giao thông; Cuộc thi chạy Mottainai Run; Hội chợ Sản phẩm hồng; Trình diễn - giao lưu văn hóa Việt - Nhật; Đấu giá các vật phẩm để gây quỹ trợ giúp các em nhỏ là nạn nhân tai nạn giao thông, trẻ em khó khăn…

Mặc váy dân tộc, nhảy nhót phản cảm trong hội Trung thu ở Tuyên Quang
“Tôi không dám cho con ra ngoài đường vì nhỡ cháu hỏi sao chị Hằng với chú Cuội ‘quẩy’ lố lăng thế thì chẳng biết trả lời sao”, người đưa video lên các diễn đàn nói.
" alt=""/>Lan Phương, Bình Minh tham gia ngày hội gây quỹ cho trẻ em mồ côi
Theo CnTraveler, việc ra sân bay trước bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, từ các hãng bay và cảng hàng không. Ví dụ, hãng Delta yêu cầu hành khách đến sân bay tối thiểu 4 tiếng với các chuyến từ Dublin, Ireland. Hành khách phải có mặt tại cổng ra máy bay 60 phút trước khi khởi hành.Với chuyến bay nội địa tại các sân bay lớn, nếu bạn có hành lý ký gửi, nên tới sớm hơn 2 tiếng. Nếu bạn chỉ có hành lý xách tay, đẹp nhất là đến trước 90 phút. Đối với các sân bay nhỏ hơn, thời gian đến sân bay lần lượt là 90 phút và một tiếng. Với các chuyến quốc tế, thời gian lý tưởng đến sân bay trước giờ khởi hành là 3 tiếng.
 |
Đến sân bay trước mấy tiếng là hợp lý? |
Tuy nhiên, nếu bay vào các dịp lễ, cuối tuần, mùa cao điểm và nơi khởi hành luôn nằm trong danh sách những sân bay bận rộn nhất thế giới, bạn nên cộng thêm một tiếng vào thời gian được khuyến nghị phía trên.
Ngoài ra, thời gian đến trước cũng phụ thuộc vào từng hành khách. Nếu là khách hạng thương gia, đi một mình hay thuộc đối tượng ưu tiên không phải xếp hàng... bạn không cần đi sớm. Nhưng nếu đi cùng gia đình, nhóm bạn hay có con nhỏ, người già... bạn nên đến sớm hơn.
Anh Việt Anh (Hà Nội) làm trong ngành du lịch, thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay, chia sẻ thường tới sân bay trước một tiếng nếu bay nội địa và hai tiếng với chuyến bay quốc tế. Tại một số nước anh đi du lịch hay công tác, tài xế sẽ chở anh ra sân bay sớm hay muộn phụ thuộc vào tình trạng tắc đường, khoảng cách xa gần. Trong chuyến bay từ Malaysia về Việt Nam, anh Việt Anh phải có mặt ở sân bay trước 3 tiếng. Với chuyến rời Trung Quốc, anh đến sớm 4 tiếng vì lượng khách đông.
Stacey Lastoe, nữ nhà báo của CNN và làm việc tại New York cho biết người Mỹ thường đến sân bay sớm 2 tiếng nếu bay nội địa, 3 tiếng cho hành trình quốc tế. Tuy nhiên cô không thích ở sân bay lâu và muốn rời khỏi đó càng sớm càng tốt. Bởi khi đến sớm, cô phải làm mọi thứ để giết thời gian. Một trong những việc đó là tiêu tiền.
Do vậy, Stacey không đồng tình với thói quen đến sân bay trước ba tiếng cho chuyến quốc tế và hai tiếng cho chuyến nội địa. Cô khẳng định sẽ không đến sân bay sát thời gian, nhưng cũng sẽ không đến sớm. Stacey muốn ở nhà thêm một chút, để có thêm thời gian tưới cây, kiểm tra lò nướng bánh đã rút điện hay chưa, cất quần áo phơi ngoài hiên vào tủ và vuốt ve con chó yêu quý của mình.
David G.Allan, trưởng ban biên tập chuyên mục Du lịch của CNN cho biết, việc đến sớm hay muộn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. David chọn đến sân bay sớm vì không thích vội vã, hớt hải chạy đến quầy in vé vào những phút cuối. "Không phải chúng ta có đủ căng thẳng trong cuộc sống rồi ư? Tại sao còn tự tạo thêm căng thẳng nữa", anh nói. Đôi khi, việc tới sân bay sát giờ có thể gây ra các cuộc xung đột, va chạm của hành khách với những người trong sân bay.
Do đó, David thường đến sớm nhiều tiếng nhất có thể và gọi thời gian ngồi đợi ở sân bay là "dành cho bản thân". Anh có thể vừa kéo vali vừa nghe nhạc đến cổng kiểm soát, rồi thong thả qua cửa an ninh. Sau khi làm xong thủ tục, David thường ngồi đọc, viết lách hay xem báo.
Vì đến sớm, anh là những người xếp hàng đầu tiên để lên máy bay và có thể ổn định chỗ ngồi nhanh chóng. Sau đó, David sẽ có nhiều thời gian hơn để làm nốt công việc dang dở của mình như gửi tin nhắn, email hay bắt đầu xem một bộ phim trên máy bay. "Đó là trải nghiệm mà bạn sẽ không thể có được, nếu chỉ đến sân bay trước một tiếng hay 30 phút", David nói.

Mải 'yêu đương' trên ban công, cặp du khách lãnh đủ trái đắng
Mải mê 'yêu đương' lãng mạn trên ban công, cặp đôi du khách bất ngờ rơi từ độ cao 4m xuống đất và phải cấp cứu trong tình trạng khẩn.
" alt=""/>Đến sân bay trước mấy tiếng là hợp lý?
Toát mồ hôi vì "cháy đơn"Anh Lê Minh Thuận - chủ tiệm một hàng bún Thái ở TP HCM tiết lộ, từ khi tham gia GrabFood, lượng đơn tăng vọt, doanh thu cũng theo đó mà đi lên theo "cấp số nhân".
Anh Thuận cho biết, “Món bún Thái có nguyên liệu tươi sống, nên giá đắt đỏ hơn hủ tiếu, mì, phở… Nhờ các ứng dụng như GrabFood mà quán của mình ở quận Tân Bình cũng có thể tiếp cận khách hàng ở khu trung tâm, bán không thua các hàng ở quận 1, quận 3”.
Không riêng anh Thuận, nhiều hàng ăn dù chỉ là quán ven đường cũng ghi nhận mức bán hàng nhảy vọt, doanh thu ròng tăng gấp 3-5 lần.
Trước kia, các hàng quán đều dựa 100% vào lượng khách quen và khách vãng lai. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, công nghệ phát triển đã tạo điều kiện cho các cửa hàng mở rộng buôn bán. Các ứng dụng đặt, giao thức ăn trở nên phổ biến, nhiều nhà hàng, quán ăn đã tham gia “lên app”, mở rộng tệp khách hàng, tăng doanh số và thu nhập của toàn bộ nhân viên.
Tăng thêm 10-20 đơn thì phấn khởi, tuy nhiên đến khi tài xế ùa đến mua về, đặc biệt là vào giờ cao điểm thì nhiều quán phải… toát mồ hôi vì quá tải. Đơn đổ dồn cùng lúc kéo theo việc quán trở nên đông đúc do các tài xế tụ lại đặt món, nhân viên bối rối, đầu bếp không chuẩn bị kịp lượng đơn quá nhiều cùng lúc. Tình trạng này dẫn đến cảnh tài xế hối thúc, khách đến ăn tại hàng cũng mất kiên nhẫn vì phải xếp sau hàng dài shipper.
“Vào giờ cao điểm, mình quay đi quay lại nào là viết hóa đơn cho shipper, nhập đơn cho bếp, kiểm món, thối tiền... Cũng vì mấy chuyện lặt vặt mà mỗi đơn mất 20 phút mới xong, tài xế nói khách đói bụng quá, huỷ đơn mất rồi”, anh Thuận nói.
Đồng quan điểm trên, anh T.Nghị - chủ một cửa hàng thức ăn Hàn Quốc tại quận 1, TP HCM cũng phân trần, nhiều lần anh phải “tiến thoái lưỡng nan" vì shipper cùng lúc đến mua hàng quá nhiều, lượng món cần làm vượt qua cả lượng nguyên liệu hiện có và tốc độ chế biến của bếp không kịp giao. Lúc đó, anh phải ngậm ngùi nhờ shipper báo lại khách là quán đã hết hàng.
“Vậy nên lên app thì đúng thật là có nhiều khách biết tới và nhiều đơn hàng hơn đó, nhưng để giữ phong độ cho quán thì không dễ dàng gì”, anh Nghị cho hay
 |
Cả shipper lẫn khách đến ăn đều phải xếp hàng chờ món |
Ung dung tăng doanh thu với mô hình tích hợp
Nhận thấy tình trạng ứ đơn khiến quán đánh mất một lượng khách hàng tiềm năng, nhiều dịch vụ giao nhận thức ăn - đơn vị “đồng cam, cộng khổ" với các hàng quán - đã khuyến khích các cửa hàng chuyển qua mô hình tích hợp - khác với mô hình tài xế mua hộ như trước kia, để tối ưu khả năng vận hành, rút ngắn thời gian giao hàng, tăng thêm lợi thế cạnh tranh.
“Họ (đơn vị cung cấp ứng dụng - PV) giải thích rõ cho tôi cách chuyển qua mô hình mới, từ chuyện đơn khách đặt sẽ báo trực tiếp trên ứng dụng thế nào, đến việc tiền sẽ về tài khoản mình ra sao…”, chị M.Hoa - chủ cửa hàng bún chả tại quận 4, TP HCM cho biết.
Với mô hình tích hợp, ngay khi khách hàng chốt đơn, đơn hàng sẽ lập tức được báo trên ứng dụng của quán, thông qua điện thoại thông minh (smartphone) hoặc máy POS tại cửa hàng.
Trong khi tài xế tìm đường đến quán, thì hoạt động chế biến đã diễn ra. Shipper đến cũng là lúc thức ăn nóng sốt ra lò, rút ngắn đáng kể thời gian chờ đợi tại quán so với trạng thái bị động đợi tài xế đến mua hàng như trước đây. Quy trình đặt hàng - chuẩn bị món - lấy hàng trở nên nhịp nhàng và liền mạch hơn.
“Ban đầu tôi cũng ngại chuyển sang mô hình mới vì đâu có rành công nghệ, nhưng bên GrabFood có xuống hỗ trợ cài đặt ngay trên điện thoại, nên cũng yên tâm hơn. Rồi từ ngày đổi mô hình, quán tôi đâu ra đó, vì đơn hàng tăng mà hoạt động quán nhịp nhàng chứ không lộn xộn như xưa”, chị Hoa chia sẻ.
 |
Từ ngày có máy POS, các hàng quán đã cân bằng lại cách thức thực hiện các đơn giao hàng và khách ăn tại quán |
Mô hình giao nhận tích hợp đang mang đến nhiều thuận lợi cho cửa hàng. Ngoài việc giúp quy trình giao nhận thức ăn nhịp nhàng hơn so với mô hình mua hộ trước đây, chuyển sang mô hình tích hợp cũng là lúc toàn bộ việc thanh toán đều tự động hoá theo nền tảng của ngân hàng, giảm bớt phiền toái cho shipper khi phải chi tiền mặt, quán cũng tiết kiệm được thời gian tính toán thu chi.
“Ở quán tôi, đơn sẽ báo qua máy POS. Trước khi có máy, tôi toàn phải tự viết tay đơn hàng, rồi tính tiền. Không thể tránh khỏi sai sót do mình không thể minh mẫn, sáng suốt cả ngày. Từ khi sang mô hình mới và có máy POS, tôi thoát hẳn gánh nặng do máy tự in hóa đơn, mình kiểm kê sản phẩm theo đơn này và giao cho tài xế là xong. Không cần nặng nhọc tiền bạc như trước”, anh Hoàng Chương - chủ cửa hàng xôi gà ở Hà Nội nói.
Không chỉ chị Hoa, anh Chương mà với hàng trăm hàng quán khác, đây được chứng minh là phương thức cạnh tranh thông minh, hiệu quả, đưa sức mạnh của công nghệ dữ liệu (data) và đám mây (cloud) vào kinh doanh, tạo ra giá trị thiết thực cho cộng đồng.
Theo thống kê từ GrabFood, nhiều chủ quán đầu tư chuyển sang mô hình mới đã chứng kiến tổng giá trị giao dịch trung bình tăng 300-400% trong khi tỷ lệ hủy đơn giảm đi một nửa. Thành tích khả quan này có được trong chỉ hơn nửa năm “ông lớn” mảng giao nhận triển khai mô hình hoạt động mới này.
Châu Bút
" alt=""/>Hàng quán đắt khách nhờ app giao thức ăn