Nhìn ngoài chị không đến nỗi nào, chăm con tốt lại công việc ổn định, có thu nhập. Khi đó, rất nhiều người nói với chị: Bỏ cho hắn sáng mắt ra, xem kiếm nổi đứa nào hơn mình không? Hóa ra, rất nhiều người vợ ấp ủ chiến thắng cả sau khi đã chia tay.
![]() |
Ly hôn cho chồng... sáng mắt ra! |
Ôi không! Chia tay với chị là khi cả hai không còn muốn ở chung một nhà, không còn muốn bước chung một đường, không còn mong muốn vun vén cho nhau.
Đã là ly hôn hoặc sống mà không hạnh phúc, nghĩa là cả hai thất bại trong cuộc hôn nhân đó. Chứ không thể đặt mình ở vị trí chiến thắng người kia. Đừng ảo tưởng biến mình thành nữ hoàng thanh cao, còn họ thành... kẻ lụn bại không ra gì.
Có thể, phụ nữ họ trong cuộc hôn nhân này, họ đã cho đi quá nhiều, mất mát quá nhiều. Chưa kể, có người mang trên vai sự tô vẽ công lao quá mức, cho rằng mình đã hy sinh, đã đánh đổi. Thế nên, nhiều người nghĩ buông mình ra, không có mình thì đối phương chạm ngày tận thế đến nơi.
Nhiều người bỏ chồng nhưng khắc khoải chờ kết quả chồng phải hối hận, phải day dứt, phải khổ sở, không bao giờ tìm lại được vì không biết nâng niu mình, vì đã để để mất mình. Cứ mãi phải tìm giá trị của mình bằng sự vớt vát, bám víu vào cảm giác của người khác.
Chia tay chẳng phải để ai sáng mắt ra làm gì cả. Mắt là mắt của người ta, sáng hay tối là lựa chọn, cách nhìn của họ. Phải nhìn thẳng rằng, có khi ở bên mình, người đàn ông từng là chồng mình cũng... bất hạnh.
Trong hôn nhân, phụ nữ luôn nghĩ mình là cao cả, cho rằng đàn ông phải thay đổi nhưng họ quên mất, nhiều khi, mình cũng là người cần thay đổi. Thay đổi cách nhìn, thay đổi cách sống, yêu thương mình nhiều hơn, trân trọng người khác hơn.
Vì hận thù sau ly hôn mà nhiều người tưởng bỏ nhau rồi vẫn gieo rắc đau khổ cho nhau. Chưa kể, con cái cũng phải gánh chịu hậu họa.
Khi chia tay, chị nói với chồng: "Chia tay mẹ là hạnh phúc lớn nhất của đời ba. Thế nên, ba hãy gắng sống tốt nhất. Hãy biết cách yêu bản thân, chăm chút nhà cửa, cuộc sống của mình và hãy tìm người phù hợp với mình hơn". Lúc đó cả hai đã không thể gọi nhau là "anh - em" nữa.
Chị tâm niệm, chồng cũ sống tốt, hạnh phúc thì chính con mình được hưởng. Họ bất hạnh thì hơn ai hết, chính con mình bất hạnh.
Chia tay rồi, đi hai con đường, cùng cầu để nhau hạnh phúc chả vui hơn sao? Nguyền cho nhau khổ sở chi vậy?
Cần gì phải chọn cách chà đạp, hy vọng người khác tệ hại để thỏa mãn cái tôi, khẳng định giá trị của mình. Nếu không thể mong nhau hạnh phúc, thì chỉ cần quan tâm đến cuộc sống của bản thân mình, mong chờ họ phải dày vò, hối hận để làm gì?
Cuộc sống ngoài kia, còn rất nhiều thứ để tận hưởng, sao phải mong chờ vào sự thất bại, đau khổ của một người đàn ông để thấy mình hạnh phúc.
Cũng có người nói với chị "hãy quay lại vì con". Với chị, quan điểm sống rất rõ ràng: Người mẹ hạnh phúc thì con mới hạnh phúc. Chị không thể vì con mà phải làm việc gì đó gượng ép, đi ngược với hạnh phúc của bản thân.
Chị không chọn cách lừa dối, giả tạo, diễn kịch với con. Bởi mọi đứa trẻ đều xứng đáng được thụ hưởng cảm xúc chân thật nhất, trước hết ngay trong nhà mình. Và con chị không bao giờ phải mang món nợ "vì con" của mẹ.
Mà nữa, từ ngày thoát khỏi cuộc hôn nhân với chị, chị phải thừa nhận chồng cũ đẹp trai, phong độ hẳn ra... Nghe đâu còn bỏ nhậu, bỏ thuốc.
Thấy sex toy trong hộc tủ của vợ, Tiến ghen, mắng chửi và đập phá không tiếc.
" alt=""/>Ly hôn cho chồng... sáng mắt ra!Gia đình ông Nguyễn Văn Chuẩn (85 tuổi) và bà An Thị Dần (83 tuổi) nổi tiếng ở vùng đất Lý Nhân, Hà Nam. Các con, cháu của họ có 1 phó giáo sư, 8 tiến sĩ và 23 thạc sĩ.
‘Vợ chồng tôi có 10 người con, nhà nghèo nhưng tất cả đều được học đại học’, ông Chuẩn nói về quãng thời gian vất vả nuôi con thành tài của mình.
Chồng là giáo viên trường THPT, vợ làm nghề buôn bán. Cái nghèo đeo bám cuộc sống của họ trong suốt hàng chục năm khi 10 người con lần lượt ra đời.
![]() |
Một góc nhà ngày xưa của ông Chuẩn, bà Dần. |
Ông kể, gia đình ông nghèo đến nỗi nhà không còn gì để ăn. Một lần, thầy hiệu trưởng trường cấp 3 đến thăm nhà khiến cả gia đình ông lúng túng.
Người con trai (hiện là Phó giáo sư) thấy bố và khách nói chuyện, bèn đội quả bí ngô lên đầu, tay chỉ vào quả bí, ra hiệu hỏi xem có được phép nấu ăn không. Đó là thứ duy nhất còn lại trong nhà ông có thể ăn được.
Bố mẹ gật đầu, các con ông xúm vào luộc quả bí, đãi khách. Tuy nhiên nhà hết muối để chấm, người chị cả (giờ là giáo viên về hưu) lại sai người em trai thứ 9 (nay cũng là giáo viên về hưu) sang nhà hàng xóm vay muối.
Anh này chạy đi, rồi về nhà khóc tu tu vì bị hàng xóm mắng: ‘Nhà mày đến muối mà cũng không có để ăn à?’.
Bà An Thị Dần cũng nhớ lại, bà buôn đủ nghề vẫn không lo nổi cho các con ăn học nên thường xuyên phải vay nợ.
‘Tôi nhớ có năm, cả nhà đi vắng chỉ có anh út ở nhà. Con hốt hoảng khi người ta đến dọa: ‘Bố mẹ mày không trả nợ, tao dỡ nhà đấy’.
Ngày giáp Tết, các con tôi thường bảo: ‘Ngày Tết, người lạ đầy nhà mà mẹ thì ở ngoài đường’. Vì lúc đó người ta đến đòi nợ còn tôi vẫn cố buôn bán, kiếm thêm được chút gì cho con ăn’, bà Dần nói, mắt nhòe đi.
Tiền học phí của cô bé lớp 3
Chị Nguyễn Thị Xuân, con gái thứ 4 của ông Chuẩn, hiện là giáo viên về hưu, cũng chia sẻ: ‘Kỷ niệm vào năm học lớp 3 khiến tôi không thể nào quên được’.
Ngày đó, lần đầu tiên cô giáo hỏi: ‘Em nào chưa nộp tiền học đứng dậy’, các bạn đứng rất đông, lần 2 ít dần, lần 3 chỉ còn mỗi chị. Cô giáo bảo: ‘Không có tiền nộp thì đừng học nữa’.
![]() |
Chị Xuân bên bố mẹ. |
‘Quãng đường từ trường về nhà khoảng 3km, tôi - một con bé 8 tuổi - vừa đi vừa khóc. Tôi nghỉ học 3 ngày. Ngày thứ 4, cô giáo đến bảo mẹ tôi: ‘Xuân học giỏi, để nó nghỉ thì phí quá, chị lại cho cháu đi học đi’.
Thế là tôi được đến lớp. Sang năm lại thế, các cô chẳng buồn hỏi đến tôi nữa’.
Chị cũng nhớ đến ‘kỳ tích’ chia cơm của mình. Gia đình có 14 người (10 con, 2 bố mẹ và bà, cô), mỗi bữa chỉ được nấu 1 bơ gạo, phải chia đủ 14 bát nên chị em chị tuyệt đối không được nấu cơm cháy vì rất khó chia.
‘Một lần, cậu em tôi đã ăn vụng một bát. Sau khi đếm đi đếm lại vẫn thấy thiếu, tôi phải lấy một ít cơm từ các bát để chia thêm bát nữa. Ăn xong, em mới thú nhận: ‘Nãy em ăn hai bát đấy’, vì đói quá. Chúng tôi phải đi bộ đến trường và lúc nào cũng trong tình trạng đói ăn’.
Chị Xuân chia sẻ, dù vậy, các anh em chị không bao giờ chán học và lúc nào cũng đạt học sinh giỏi.
‘Chúng tôi chẳng có bí quyết gì, chỉ do nghèo đói quá thì phải học thôi’.
Bí quyết trong gia đình có 8 tiến sĩ, 1 phó giáo sư
Dù nghèo nhưng ông bà Chuẩn luôn khuyến khích các con học hành. ‘10 đứa con, đứa nào tôi cũng đưa lên Hà Nội để thi đại học’, ông nói.
Ông nhớ nhất là lần đưa người con út lên Hà Nội đi ĐH Thủy Lợi và ĐH Sư phạm. ‘Nhà đã có con học Sư phạm Toán, Hóa, Sinh thiếu môn Lý nên tôi hướng con thi Sư phạm Lý’.
Lần đó, người con trai lớn của ông đang du học ở Liên Xô gửi về 1 chiếc vỏ chăn. Ông đi bán được ít tiền, dùng đó làm tiền đưa con lên Hà Nội nộp lệ phí thi, ăn uống trong vòng 1 tuần.
![]() |
Ông Chuẩn và vợ. |
‘Mỗi ngày 2 bố con chỉ ăn 1 bữa. Không có tiền thuê trọ, buổi trưa có tấm nilon trải dưới gốc cây cho con nằm, còn bố ngồi cạnh để gọi con đến giờ vào thi. Con đỗ 2 trường nhưng Trường ĐH Thủy lợi gọi trước, tôi cho con tiền học phí để nộp. Đến lúc Trường ĐH Sư phạm gọi nhập học, không còn tiền nộp, cháu đành học Thủy lợi dù gia đình tôi đều hướng các con theo ngành Sư phạm’, ông nói.
Ông có 10 người con thì 7 người theo nghành Giáo dục. Ông muốn con theo ngành này bởi sự trân trọng với cái chữ, với người thầy.
‘Tôi không đánh con bao giờ. Chúng ngoan quá, có gì mà phải đánh mắng? Tôi đi dạy học, bà buôn bán, các con trong nhà đều tự bảo ban nhau ăn học’.
Chị Xuân cũng kể, mẹ chị là người thông thái, dù không học cao nhưng thuộc nhiều thơ. Bà luôn dạy con yêu thương nhau, nỗ lực học tập bằng các bài thơ dân gian.
Người con gái đầu của ông bà vào đại học từ năm 1974, đến năm 1998, người con út tốt nghiệp là từng đó năm ông bà ròng rã nuôi các con học đại học.
Hiện, các con, cháu ông bà đều đã thành đạt, có nhiều người làm chức vụ lớn, truyền thống hiếu học trong gia đình vẫn được giữ nguyên vẹn.
‘Bố mẹ tôi có quỹ riêng. Hàng năm vào Quốc khánh 2/9, ngày họp gia đình, chúng tôi lại báo cáo thành tích của các con, các cháu.
Ông bà đều có phần quà tặng những cháu đạt giải thưởng. Với các cháu chưa đạt, ông bà cũng có quà để động viên cố gắng vào năm tới’, chị Xuân nói.
Hơn nửa thế kỷ bên nhau, tình cảm của ông dành cho bà vẫn vẹn nguyên như thuở còn son.
" alt=""/>Vợ chồng nghèo, chạy ăn từng bữa nuôi lớn 9 tiến sĩ, phó giáo sưKhi chúng tôi yêu nhau, tôi cũng biết hoàn cảnh gia đình anh khó khăn. Bố mẹ đã già yếu, không có lương hưu lại phải nuôi đứa em không được tinh khôn, nên hàng tháng anh vẫn phải gửi tiền về cho gia đình. Khi ấy, tôi chỉ nghĩ đơn giản, anh hết lòng với gia đình như vậy sẽ là người con hiếu thảo, tôi sẵn sàng ủng hộ anh.
Lúc lấy nhau rồi, tiền lương của anh cũng được gửi về cho gia đình mà tôi không hề cầm đồng nào. Tôi nghĩ vợ chồng son nên chi tiêu bằng tiền của tôi nếu tằn tiện thì cũng đủ dùng, nên tôi không hỏi anh chuyện tiền nong. Nhưng tôi vẫn nghĩ anh chỉ đưa cho gia đình một phần nào đó, còn lại tích lũy để dành cho con và khi cần mua vật dụng trong gia đình.
Lúc tôi sinh con, tiền mổ đẻ và viện phí cũng hết một khoản kha khá so với thu nhập của chúng tôi. Tôi có hỏi thì chồng tôi nói anh không có đồng nào, vì hàng tháng anh phải gửi gần hết tiền lương về quê, chỉ giữ một phần rất ít đủ tiêu vặt.
Rồi con lớn dần, chi tiêu tăng lên, tôi cũng đôi lần nói đến chuyện anh nên có đóng góp để cùng lo cho các con, nhưng anh phản ứng là lúc yêu, tôi cũng đã biết hoàn cảnh của anh và chấp nhận cùng chồng chia sẻ khó khăn, giờ tôi đòi hỏi như thế thì làm khó cho anh.
Nhiều lúc không có tiền, tôi lại phải vay mượn, lấy chỗ nọ đập chỗ kia để xoay sở cuộc sống. Tôi cũng nhận làm thêm việc để có tiền trang trải chi tiêu trong gia đình. Tôi mệt mỏi khi phải một mình xoay sở như thế đã gần 10 năm nay. Nhưng mỗi khi nói đến chuyện tiền nong là vợ chồng tôi lại mâu thuẫn. Đi làm được 10 năm, nhưng chúng tôi không hề có đồng nào tích lũy, nhà thì đang phải đi thuê.
Nhiều lúc nhìn cuộc sống của mình, của gia đình tôi cũng thấymệt mỏi, ngán ngẩm. Không biết tôi sẽ chịu đựng cuộc sống này đến bao giờ, cứ thế này thì tôi không nhìn thấy tương lai của mình và các con./.
Từng dòng chữ vợ viết trong nhật ký làm tôi chết lặng.
" alt=""/>Lấy chồng 10 năm, tôi chưa biết 'mặt mũi' tiền lương của chồng