Học sinh bậc THCS ở TPHCM được miễn, hỗ trợ học phí năm học 2024-2025 (Ảnh: V.D).
Nhóm 2 là học sinh Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh thu 30.000 đồng/học sinh.
Mức hỗ trợ được áp dụng trong 9 tháng của năm học 2024-2025, với kinh phí được lấy từ nguồn ngân sách TPHCM.
Học sinh THCS ngoài công lập áp dụng mức hỗ trợ như trên, ngoại trừ các trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, đây là năm thứ 4 liên tiếp TPHCM thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh trên địa bàn thành phố.
Năm học 2021-2022, thành phố hỗ trợ 100% mức học phí công lập với tổng số tiền ngân sách hỗ trợ là 604,5 tỷ đồng.
Năm học 2022-2023, hỗ trợ phần chênh lệch do điều chỉnh mức học phí với tổng số tiền ngân sách thành phố thực hiện hỗ trợ là 1.518,8 tỷ đồng.
Năm học 2023-2024, hỗ trợ phần chênh lệch do điều chỉnh mức học phí đối với mầm non, THPT và hỗ trợ 100% học phí đối với THCS với kinh phí thực hiện chính sách là 1.847 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện miễn học phí cho học sinh THCS là 1.108 tỷ đồng (công lập: 1.042 tỷ đồng, ngoài công lập: 66 tỷ đồng).
UBND TPHCM đánh giá chính sách hỗ trợ học phí hợp lòng dân, tạo sự an tâm và động lực cho phụ huynh, người dân có điều kiện phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh phục hồi kinh tế sau thời gian dài đối phó dịch bệnh; học sinh an tâm đến trường không phải nghỉ, bỏ học vì điều kiện kinh tế không có khả năng đóng học phí.
" alt=""/>Học sinh lớp 6Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng (Hà Nội), cho biết các vấn đề nguy cơ dịch bệnh sau đợt thiên tai vừa qua hiện hữu do vi khuẩn, virus phát triển, việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn dẫn tới các bệnh tiêu hóa tăng lên.
Theo bác sĩ Hoàng, các nguy cơ sức khỏe cho học sinh bao gồm dịch bệnh đau mắt đỏ, ngộ độc thực phẩm, thương hàn, bệnh da liễu. Nếu trường, lớp có trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm sau mưa bão, học sinh cần nghỉ học tránh lây lan cho các bạn khác.
Nhiều trường không có nước sạch sinh hoạt, trong lớp chật hẹp cũng là điều kiện dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, cơ sở giáo dục cần đảm bảo đúng vệ sinh sạch sẽ trường lớp, thau rửa bể nước, sân trường, bàn ghế, tường trong phòng học. Nấu nước sôi để cho học sinh uống, thực hiện nghiêm chỉnh an toàn thực phẩm, đảm bảo thức ăn chín.
Thầy cô giáo và phụ huynh chuẩn bị thêm quần áo cho học sinh. Tuyên truyền vận động học sinh đề phòng tai nạn thương tích trong trường học, tránh xa các khu vực thiếu an toàn, nơi có nguy cơ đuối nước, có cành cây gãy, điện giật.
Ngày 10/9, công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Khắc phục hậu quả sau bão số 3 Yagi đã yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra những cơ sở giáo dục gần sông, suối, có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất và ngừng cho học sinh đến trường nếu thiếu an toàn.
Các nhà trường phối hợp với cơ quan y tế để khử trùng làm vệ sinh trường lớp, phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau bão, đảm bảo điều kiện an toàn, sức khỏe cho học sinh khi quay lại trường học.
Ngoài khắc phục sự cố môi trường, ngành giáo dục các địa phương thiệt hại sau mưa lũ nên tập trung sửa chữa cơ sở hạ tầng. Tổ chức hỗ trợ tâm lý cho giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng sau bão, lũ và đặc biệt gia đình có thiệt hại về người và tài sản.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun (Ảnh: Yonhap).
Shin Yong-hae, Cục trưởng Cục Cải tạo Hàn Quốc, ngày 11/12 đã nói với các nhà lập pháp trong phiên điều trần của quốc hội rằng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun đã tìm cách tự tử tại một cơ sở giam giữ ở phía đông Seoul.
"Ông Kim đã từ bỏ ý định ngay khi chúng tôi lao đến đó và mở cửa", ông Shin nói.
Hãng tin Reutersdẫn lời một quan chức của Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho hay, ông Kim đã "dùng đồ lót để tự tử tại trại giam".
Các nhà chức trách cho biết, sau nỗ lực tự tử bất thành, ông Kim đang bị giam giữ trong phòng giam được bảo vệ và sức khỏe của ông vẫn ổn định.
Trước đó, Tòa án quận trung tâm Seoul đã ban hành lệnh bắt giữ khẩn cấp đối với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun sau khi các công tố viên cáo buộc ông Kim tham gia vào các hoạt động "nổi dậy" và lạm dụng quyền lực khi hỗ trợ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật hôm 3/12. Ông Kim là người đầu tiên chính thức bị bắt vì sự kiện này.
Khi ban hành lệnh bắt giữ, tòa án cho biết: "Chúng tôi đã xem xét mức độ hỗ trợ cho các cáo buộc, mức độ nghiêm trọng của tội và lo ngại ông ấy sẽ tiêu hủy bằng chứng".
Tòa án cũng xác định rằng những tội mà ông Kim bị cáo buộc nằm trong phạm vi mà cơ quan công tố được ủy quyền điều tra.
Cơ quan công tố cáo buộc ông Kim "hỗ trợ Tổng thống Yoon để bắt đầu một cuộc bạo loạn nhằm lật đổ Hiến pháp quốc gia".
Các công tố viên nghi ngờ cựu Bộ trưởng Quốc phòng khi đó đã đề xuất ban bố tình trạng thiết quân luật với Tổng thống Yoon và ra lệnh triển khai quân đội tới khu nhà Quốc hội và trụ sở Ủy ban Bầu cử Quốc gia.
Họ cũng nghi ngờ ông Kim đã viết sắc lệnh thiết quân luật trên cơ sở tham vấn Tổng thống Yoon để đưa ra những hạn chế vi hiến đối với thẩm quyền của Quốc hội.
Các công tố viên đã thẩm vấn ông Kim 3 lần kể từ khi ông bị tạm giữ hôm 8/12 sau khi tự nguyện trình diện để phục vụ cuộc điều tra. Ông được cho là đã thừa nhận khi thẩm vấn rằng ông đề xuất thiết quân luật với Tổng thống Yoon nhưng khẳng định hành động của mình không bất hợp pháp cũng như vi hiến.
Với việc ông Kim bị bắt giữ, cuộc điều tra của cơ quan công tố về cáo buộc nổi loạn nhằm vào Tổng thống Yoon Suk-yeol và các quan chức cấp cao khác trong chính quyền được cho là sẽ tăng tốc.
" alt=""/>Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tự tử bất thành trong tù