Cuộc khảo sát được thực hiện với 2.000 giám đốc điều hành, do công ty nhân sự Adecco Group của Thụy Sĩ phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Oxford Economics thực hiện. Kết quả cho thấy 41% trong số họ đồng ý với phương án cắt giảm nhân sự trước sự thay đổi của xã hội công nghệ số ngày nay.
Kết quả của cuộc khảo sát cũng cho thấy tiềm năng của AI và AI tổng hợp - với khả năng sản xuất văn bản, hình ảnh và các tác vụ khác dựa trên câu lệnh - cách mạng hóa thị trường việc làm và cách con người làm việc.
Denis Machuel - Giám đốc điều hành của Adecco Group cho biết AI đang nổi lên “như một nhà cách mạng tiên phong trong thế giới việc làm”. Các công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc đào tạo các bộ kỹ năng và phân bổ lại các vị trí để tận dụng tối đa bước nhảy vọt về công nghệ này và tránh được những thay đổi không cần thiết.
Những lãnh đạo tham gia khảo sát làm việc trong 18 ngành công nghiệp - bao gồm cả ngành năng lượng, bán lẻ và ô tô - tại 9 quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Đức và Nhật Bản). Nhân viên dưới cấp của họ thường bao gồm cả lực lượng lao động trí óc và lao động chân tay.
Khoảng 46% nhà điều hành cho biết họ sẽ tái cơ cấu nhân sự nếu tính chất các công việc thay đổi do tác động của công nghệ AI. Và 2/3 cho biết họ đang có kế hoạch tuyển dụng những nhân viên có kỹ năng và kiến thức về AI trong khi chỉ 1/3 cho biết họ sẽ đào tạo lại nhân sự hiện có để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực mới này.
Cuộc khảo sát này đưa ra một cái nhìn ảm đạm hơn dành cho thị trường việc làm so với cuộc khảo sát lớn khác do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thực hiện hồi năm ngoái. Phản hồi từ hơn 800 công ty trên toàn cầu cho thấy 1/4 trong số đó dự đoán rằng AI sẽ gây nên tác động xấu lên thị trường việc làm, trong khi một nửa số đó cho rằng công nghệ này sẽ tạo ra việc làm mới.
WEF cho biết các nhà tuyển dụng hầu hết đều kỳ vọng rằng sự phát triển của công nghệ sẽ mang lại “tác động tích cực” lên thị trường việc làm trong 5 năm tới. Họ cũng đưa ra ý kiến: “Phân tích dữ liệu lớn, công nghệ quản lý môi trường và biến đổi khí hậu cũng như mã hóa và an ninh mạng dự kiến mang lại những tăng trưởng tích cực cho thị trường việc làm”.
Các nhà kinh tế thuộc Goldman Sachs cho biết tới tháng 3 năm ngoái, có tới 300 triệu việc làm toàn thời gian trên toàn cầu có thể bị tước đi hoặc cắt giảm do sự phát triển của AI, trong đó những người lao động trí óc có thể gặp rủi ro cao nhất.
(Theo CNN Business)
" alt=""/>‘AI sẽ thu hẹp lực lượng lao động trong vòng 5 năm tới’Hendricks sinh năm 1947 ở thành phố Mondovi và lớn lên ở thành phố Osseo, bang Wisconsin (Mỹ). Bà là con gái thứ tư trong gia đình 9 cô con gái với cha là một nông dân chăn nuôi bò sữa, theo Forbes.
Khi còn nhỏ, Hendricks không được phép vắt sữa bò hay lái máy kéo- công việc mà cha cho là chỉ dành cho đàn ông. Bà chỉ được ở nhà chăm sóc các em gái.
Đến năm 10 tuổi, Hendricks biết rằng bản thân muốn nhiều hơn cuộc sống nông nghiệp thuần túy. “Tôi không muốn trở thành nông dân và tôi không muốn kết hôn với một nông dân. Tôi muốn mặc một bộ vest màu xanh lam và làm việc trong trung tâm thành phố”.
Tuy nhiên, những kế hoạch đó đã bị trật bánh khi vào năm 1964, bà có thai ở tuổi 17 và buộc phải nghỉ học. Bà kết hôn nhưng ly hôn 3 năm sau đó. Bà mẹ đơn thân phải làm công việc người mẫu Playboy Bunny tại địa phương.
Năm 1976, Hendricks kết hôn nhà thầu lợp mái tên Ken Hendricks. Cặp vợ chồng mới cưới đã mua 200 ngôi nhà cũ trong vòng 3 năm, sửa chữa và bắt đầu cho sinh viên đại học thuê. “Tôi đã dọn dẹp rất nhiều nhà vệ sinh", bà nhớ lại khoảng thời gian đó.
Thương vụ mạo hiểm thay đổi cục diện
Năm 1982, họ thế chấp tất cả những gì sở hữu và vay ngân hàng 900.000 USD để mua 2 cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng. Trong vòng 5 năm, ABC đã có 50 cửa hàng, đạt doanh thu khoảng 140 triệu USD và đạt 1 tỷ USD vào năm 1998.
Không may, chồng bà bất ngờ qua đời vào năm 2007. Nhiều người cho rằng Hendricks sẽ rời bỏ công việc kinh doanh. Một đối thủ đề nghị mua lại công ty.
Hendricks nói: “Họ chỉ nghĩ rằng tôi là phụ nữ nên tôi sẽ bán”. Thay vào đó, bà tự xưng là chủ tịch và nắm quyền điều hành ABC. Vượt qua nỗi đau mất người chồng 40 năm, bà cố gắng chèo lái công ty.
Doanh số bán hàng giảm 7% từ năm 2006 đến năm 2009 khi thị trường bất động sản sụp đổ. Lần đầu tiên ABC đóng cửa các cửa hàng.
Lợi dụng giá bán rẻ, bà đã dàn xếp thương vụ mua lại đối thủ Bradco trị giá 1,6 tỷ USD. Để trả tiền cho thương vụ này, bà đã nhường 40% cổ phần ABC của mình cho một người khác với điều kiện bà có thể mua lại nó trong vòng 5 năm. Tuy vậy, bà làm việc đó trong chưa đầy 4 năm.
“Hiện giờ tôi vẫn còn rùng mình. Bởi vì tôi cảm thấy mình đã mạo hiểm với công ty mà tôi muốn các con tôi điều hành. Đó không phải là một công ty được phép rao bán”.
Sau đó, việc làm ăn khởi sắc. Số lượng chi nhánh của ABC tăng gấp đôi, lên 900. Doanh thu đạt kỷ lục 15 tỷ USD vào năm 2021. “Chúng tôi sẽ đạt doanh thu gần 18 tỷ USD trong năm 2022,” Hendricks nói. “Nó không còn là một công ty nhỏ nữa. Gấp 5 lần thời điểm chồng tôi còn sống”.
Kể từ đó, Hendricks đảm bảo rằng di sản của mình không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh doanh tấm lợp mà còn kinh doanh nhà máy sắt.
Hendricks Diane hiện nay không chỉ sở hữu 100% ABC cùng với một công ty phát triển bất động sản và có cổ phần tại 18 doanh nghiệp. Tài sản của bà trị giá 20,9 tỷ USD, tính đến ngày 13/5/2023, theo Tạp chí Forbes.
Con số này nhiều hơn bất kỳ nữ doanh nhân nào khác trong lịch sử Mỹ. Để so sánh, nữ doanh nhân tự thân giàu thứ hai nước Mỹ, Judy Faulkner, người đi tiên phong trong lĩnh vực hồ sơ y tế điện tử, có tài sản chưa bằng 1/2 Hendricks, chỉ đạt 7,9 tỷ USD.
Từng là người sống sót sau khi bị ung thư 2 lần: Ung thư tử cung năm 33 tuổi và ung thư vú ở tuổi 69, Hendricks hiện là chủ tịch của NorthStar Medical Radioisotopes- chuyên sử dụng y học hạt nhân và đồng vị phóng xạ để phát hiện và điều trị một số dạng ung thư và bệnh tim.
Trở ngại thực sự duy nhất là thời gian. “Đó là phần khó chịu nhất của việc già đi,” nữ tỷ phú nói. “Tôi vẫn còn quá nhiều, rất nhiều việc phải làm”.
Ở tuổi 77, Hendricks muốn tác động đến nhiều khía cạnh, từ chính trị, tạo việc làm đến nghiên cứu bệnh ung thư và cải cách trường công. Bà đã quyên góp hơn 40 triệu USD kể từ năm 1992 cho các hoạt động chính trị.
“Tôi đã già lắm rồi nhưng vẫn muốn đi làm vì tôi vẫn còn có thể suy nghĩ. Tôi cảm thấy như mình mỗi ngày đều có thêm mục đích”. Bà vẫn duy trì thói quen thức dậy lúc 5h mỗi ngày trong tuần và ra khỏi cửa lúc 7h.
Tử Huy