10 đề tài được trao giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2019.
Giải thưởng được tổ chức nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Năm 2019, giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” đã thu hút được tổng số 419 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải. Đây đều là những đề tài xuất sắc nhất được lựa chọn từ hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở 85 trường đại học, học viện trong cả nước.
6 lĩnh vực khoa học và công nghệ được tham gia xét giải thưởng bao gồm: Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên; Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Y Dược; Khoa học Nông nghiệp; Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học của sinh viên được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm.
Phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học của sinh viên được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo đại học; góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và hướng nghiệp.
Trải qua hơn 25 năm tổ chức, Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học đã thực sự trở thành một sân chơi khoa học lớn và có uy tín đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.
Thứ trưởng cho biết, chỉ tính trong giai đoạn 2011-2019, có 2633 đề tài với gần 7000 sinh viên, 670 lượt các cơ sở giáo dục đại học tham gia.
Các công trình dự thi được đánh giá có tính mới, tính sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn. Chất lượng đề tài của sinh viên ngày càng tốt hơn, trong số đó có những bài báo công bố quốc tế và trong nước, phát triển thành các sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn. Nhiều đề tài đã được các em tiếp tục nghiên cứu ở bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ), cũng có nhiều sản phẩm đề tài đã được khởi nghiệp.
“Bộ GD-ĐT đã tích cực phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ trong trường đại học nói chung và nghiên cứu khoa học sinh viên, giảng viên trẻ nói riêng.
Tuy nhiên, nhiều nội dung, hoạt động cần phải được cập nhật, thay đổi để phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ tiếp tục nghiên cứu, cập nhật các quy định, trong đó làm thế nào để tạo điều kiện tối đa khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học” - Thứ trưởng cho hay.
10 đề tài được trao giải Nhất bao gồm: 1. Giải pháp tối ưu công suất phát thời gian thực cho hệ thống D2D của nhóm sinh viên: Vũ Gia Phát, Trương Anh Quân, Nguyễn Xuân Tùng, Lê Quang Huy (ĐH Bách khoa Hà Nội) 2. Nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm và mô phỏng khả năng chịu tác động trải trọng nổ của bê tông chất lượng siêu cao UHPC của nhóm sinh viên: Đỗ Văn Đạt, Trần Hữu Tú, Nguyễn Hữu Phúc, Khúc Ngọc Đức (ĐH Xây dựng) 3. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo robot hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa của nhóm sinh viên: Lương Hữu Thành Nam, Nguyễn Đào Xuân Hải (ĐH SPKT TPHCM) 4. Phát hiện đột biến mới trên gen NPR2 và Ứng dụng trong chẩn đoán tiền làm tổ bệnh Acromesomelic Dysplasia của sinh viên Cao Hà My (ĐH Y Hà Nội) 5. Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng của nhóm sinh viên: Nguyễn Bảo Trân, Nguyễn Ngọc Gia Bảo, Trần Minh Thư (ĐH Công nghệ TPHCM) 6. Relationship between emotional intelligence and educational achievement – mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thành tích học tập của sinh viên của nhóm sinh viên: Dương Minh Tuyết, Trần Yến Nhi, Hà Thảo Anh, Phùng Thị Như Ý (ĐH Mở TPHCM) 7. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển "Green Banking (Ngân hàng xanh)" tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam của nhóm sinh viên Lê Trần Hà Trang, Tạ Nguyễn Lan Trang, Lê Thị Khánh Ly, Đỗ Huệ Anh (ĐH Kinh tế quốc dân) 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty thép được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam của nhóm sinh viên: Trần Bình Minh, Nguyễn Đức Việt, Kiều Ngọc Thảo, Trần Hồng Ngọc (ĐH Kinh tế quốc dân) 9. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam và vấn đề đặt ra đối với an ninh quốc gia trong tình hình mới của nhóm sinh viên: Trần Văn Dũng, Mã Trung Hữu, Nông Văn Hoàng (Học viện An ninh nhân dân) 10. Nghiên cứu ứng dụng hoa văn họa tiết trang phục dân tộc thiểu số vào thiết kế bộ bưu thiếp tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam của sinh viên: Đỗ Vũ Minh Ngọc (ĐH Mỹ thuật)
|
Trường Giang
- Sáng 30/11, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1959- 2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất với những thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
" alt=""/>10 đề tài được trao giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2019Đây là sự thể hiện tình cảm, đồng thời là sự cổ vũ, động viên quý báu, giúp đội ngũ những người làm báo tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thay mặt giới báo chí cả nước, Hội Nhà báo Việt Nam xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm, ủng hộ và niềm tin yêu đó. Về phần mình, đội ngũ những người làm báo sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, xứng đáng là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.
VietNamNet
" alt=""/>Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Việt NamBức tượng Phật ngồi trong khuôn viên chùa Phật Quang Sơn (Ảnh: Việt Hà).
Hiện Đài Loan đã trở thành một trong những điểm đến thu hút khách Việt. Cao Hùng, thành phố cảng biển nằm ở phía Nam là điểm dừng chân không thể thiếu trong lịch trình. Chị Quân cho rằng, nếu chỉ có 24 tiếng, khách hoàn toàn vẫn có thể sắp xếp đi ăn chơi thoải mái ở thành phố này.
Xuất phát từ trung tâm thành phố, trong điểm đến đầu tiên của hành trình, chị Quân thường đưa đoàn tới chùa Phật Quang Sơn. Đây là điểm đến tôn giáo lớn và nổi tiếng nhất ở Đài Loan thu hút hàng triệu du khách tới viếng thăm mỗi năm.
Bánh dứa đặc sản của Đài Loan (Ảnh: Trip).
Quần thể khu tâm linh có quy mô đồ sộ với kiến trúc độc đáo, mang những nét đặc trưng của Phật giáo Đại thừa. Chùa có địa thế quay lưng hướng Tây và quay mặt về hướng Đông, nhìn về phía sông Cao Bình.
Kiến trúc của chùa là sự giao thoa giữa nghệ thuật và tôn giáo, với 8 bảo tháp, 48 gian địa cung, 8 thiên cung và hàng chục nghìn bức tượng Phật lớn nhỏ. Du khách đi sâu vào trong tiến tới quảng trường Bồ Đề được bao quanh bởi 480 bức tượng Phật cao 40m. Ngay giữa trung tâm là bức tượng Đại Phật ở tư thế ngồi với chiều cao 108m.
Theo hướng dẫn viên người Việt, chùa Phật Quang Sơn được mô tả là "kinh đô Phật giáo" duy nhất ở Đài Loan, trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong tour tới Cao Hùng.
Do khuôn viên bên trong có tổng diện tích lên tới 100ha, du khách có thể dành cả buổi sáng để tham quan. Tới bữa trưa, cả đoàn tiếp tục di chuyển tới nhà hàng nằm cách cổng chùa chỉ vài trăm mét. Nhà hàng chuyên phục vụ các món về cá với cách chế biến khá hợp khẩu vị người Việt với giá khoảng 10 USD/khách (250.000 đồng).
Làng dân gian Mỹ Nông
Trong hành trình khám phá buổi chiều, đoàn khách tiếp tục ghé thăm làng dân gian Mỹ Nông. Phần lớn dân số ở đây là người Khách Gia nên mọi thứ đều mang đậm màu sắc văn hóa địa phương.
Du khách Việt trải nghiệm tự tay pha màu vẽ quạt ở làng dân gian Mỹ Nông (Ảnh: Việt Hà).
Người Đài Loan vốn rất ưa chuộng các hoạt động DIY (viết tắt của Do it yourself - tạm dịch: tự mình làm lấy) nên khi tới thăm làng sẽ được trải nghiệm làm ô từ giấy dầu, tự pha chế màu để vẽ quạt hay pha chế trà.
Loại trà đặc trưng của người Khách Gia khá đặc biệt với thành phần từ lạc nghiền vụn, hạt vừng, gạo nâu rồi cho thêm bột trà và nước nóng.
Trung tâm nghệ thuật Pier 2
Khi trời chuyển sang thời điểm hoàng hôn vừa kịp để du khách tới trung tâm nghệ thuật Pier 2 nằm ở cầu cảng số 2 của thành phố. Đây vốn là trung tâm phát triển sáng tạo nghệ thuật phía nam của Đài Loan.
Vẻ đẹp hiện đại của thành phố cảng lúc hoàng hôn (Ảnh: Việt Hà).
Dưới ánh chiều tà, cầu cảng hiện đại của thành phố cảng hiện lên trước mắt. Nơi đây còn là chốn thư giãn hàng ngày của người dân địa phương, có tuyến đường riêng dành cho xe đạp và bày bán nhiều sản phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Chợ đêm Lục Hợp
Kết thúc hành trình cuối ngày, đoàn khách sẽ tự do thưởng thức đồ ăn tại chợ đêm Lục Hợp.
Không quá lời khi nói rằng chợ đêm là một trong những đặc sản của Đài Loan bởi bất cứ thành phố nào cũng có những khu chợ đêm đặc sắc và Lục Hợp là một trong số đó.
Khu chợ có lịch sử từ những năm 1950, là một trong các chợ đêm lâu đời nhất Đài Loan. Khu chợ nổi tiếng với nhiều món ăn và đồ uống đặc trưng. Đây được coi là điểm đến lý tưởng để du khách khám phá ẩm thực độc đáo và văn hóa chợ đêm của người địa phương.
" alt=""/>Chỉ có 24 tiếng, khách Việt đi đâu chơi gì ở thành phố Cao Hùng Đài Loan?