- Mạng lưới Đảm bảo chất lượng thuộc Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) lần đầu tiên tổ chức đánh giá chất lượng cấp trường đại học ở Đông Nam Á.Hôm nay, ngày 19/7/2016, tại ĐHQGHN đã diễn ra lễ công bố chính thức việc khởi động hệ thống và cơ chế đánh giá, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA).
 |
Lễ khởi động hệ thống, cơ chế đánh giá các trường đại học của AUN. (Ảnh: Quốc Toản/VNU) |
Dự tính đến cuối năm 2016, hệ thống đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á sẽ tiến hành đánh giá được tổng số 220 chương trình đào tạo trình độ đại học và sau đại học, thông qua 98 đợt đánh giá tại 28 trường đại học ở 8 quốc gia Đông Nam Á.
Trong số đó Việt Nam có 61 chương trình đào tạo đại học và sau đại học được đánh giá thông qua 32 đợt đánh giá, trong đó ĐHQGHN có 18 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn của AUN.
Tháng 12/2009, chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN là chương trình đào tạo bậc đại học đầu tiên của Việt Nam và là chương trình thứ 6 của các trường đại học thuộc khối ASEAN được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA.
Tháng 01/2017 tới đây, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN sẽ là trường đại học đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á được đánh giá chất lượng.
Mục đích của đánh giá chất lượng là nhằm củng cố chất lượng đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ một cách toàn diện, và đánh giá hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ.
Vì thế, việc đánh giá chất lượng ở cấp độ trường đại học sẽ tăng cường mục đích của Mạng lưới AUN-QA theo hướng đảm bảo chất lượng trường đại học ở Đông Nam Á.
Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á là một tổ chức tự chủ chịu trách nhiệm về giáo dục đại học ở các nước ASEAN, giải quyết các vấn đề về phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục đại học trong khu vực và các đối tác đối thoại. Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á là tổ chức điều phối và giám sát chính có danh tính là một trong các tổ chức bộ trưởng của ASEAN, có chức năng là cơ quan thực hiện về giáo dục đại học của ASEAN nhằm thúc đẩy khu vực tiến tới một Cộng đồng ASEAN. Giá trị cốt lõi của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á là “chúng ta tin tưởng vào tinh thần hợp tác của ASEAN vì lợi ích của ASEAN, và những lợi ích mà các công việc hợp tác chúng ta đang thực hiện sẽ mang lại cho mọi người”. |
Hà Phương
" alt=""/>Lần đầu đánh giá chất lượng các trường đại học ở Đông Nam Á

- Hơn 1.800 sinh viên năm cuối của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tham gia Ngày hội việc làm năm 2018 để tiếp cận các trường học với hy vọng tìm kiếm cho mình những cơ hội về công việc trong tương lai.Ngày 24/4, toàn thể sinh viên K64 năm cuối và sinh viên K65, K66, K67 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã chen chân nhau để tiếp cận với các đơn vị tuyển dụng trong Ngày hội việc làm năm 2018.
Tại đây, hơn 550 vị trí việc làm đã được các đơn vị tuyển dụng đăng ký tuyển dụng.
27 đơn vị tuyển dụng nhân sự trực tiếp là các trường từ bậc mầm non, tiểu học, THCS đến THPT; các trường đào tạo song ngữ và các công ty hoạt động trong lĩnh lực giáo dục, khoa học, công nghệ.
Tại đây, các đơn vị tuyển dụng đã giới thiệu về mình và trực tiếp tiếp cận với các sinh viên để phỏng vấn, tuyển dụng. Để có thể lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng, sinh viên phải đáp ứng được các tiêu chí đưa ra như: tác phong, giọng nói, kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc.
Cùng với đó là cả những tiêu chí khác như thái độ nghiêm túc, cầu tiến, đam mê công việc, mức độ phù hợp với văn hóa tổ chức.
Một số đơn vị cũng đưa ra các tiêu chuẩn như: kỹ năng xử lý tình huống, sự tự tin, đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực và thậm chí động cơ ứng tuyển và cả ngoại hình.
Rất đông sinh viên sư phạm cũng chen chúc xếp hàng dài để tìm kiếm cơ hội cho tương lai của mình.
Ngày hội việc làm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được tổ chức nhằm tăng cường liên kết giữa trường với các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng nhân lực tốt nghiệp hệ sư phạm và ngoài sư phạm của trường. Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên của trường tìm hiểu các nhu cầu, yêu cầu tuyển dụng và tiếp cận được các cơ hội việc làm phù hợp.
Đại diện một trường học liên cấp đến “săn” giáo viên chia sẻ: “Chúng tôi xác định tuyển khoảng hơn 20 chỉ tiêu, ưu tiên hàng đầu với những sinh viên có kỹ năng sống, trình độ ngoại ngữ, tin học. Chúng tôi thực sự rất mong muốn tiếp nhận những bạn sinh viên không chỉ giỏi mà cần có sự nhiệt tình, đam mê, năng động và tâm huyết cao với nghề nghiệp”.
Vị này cho hay, thực tế hiện nay nhiều sinh viên sư phạm sau khi được tuyển về, trường vẫn phải bồi dưỡng thêm. Trường này cũng thường mở các lớp tập huấn, dạy kỹ năng như quản lý học sinh cho các giáo viên trẻ.
“Thường sinh viên mới ra trường sẽ rất yếu khâu quản lý học sinh, thậm chí nhiều khi mới chỉ chú trọng đến chuyên môn, nghĩ rằng cứ học giỏi chuyên môn tốt là được nhưng khi về các trường, đặc biệt là THPT, các bạn cần có khả năng và biết quản lý, hiểu tâm lý của học sinh. Tức ngoài dạy kiến thức, các bạn còn phải biết chỉ bảo học sinh về đạo đức và nắm bắt, hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh. Do đó chúng tôi cũng mong các trường sư phạm khi đào tạo chú trọng đến chuyên môn nhưng cũng cần chú ý thêm đến các kỹ năng ứng xử tình huống, nắm bắt tâm lý của sinh viên. Để làm sao khi ra trường các em có thể tự tin, năng động hơn và làm việc được ngay”, vị này nói
Thanh Hùng

Giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tạo sư phạm trên cả nước
Năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh của tất cả các ngành sư phạm trên cả nước giảm 20% so với tổng số sinh viên thực tuyển năm 2017, và giảm khoảng 33% so với chỉ tiêu năm 2017.
" alt=""/>Sinh viên sư phạm tấp nập tìm kiếm cơ hội việc làm