Anh Nguyễn Minh Trí, 27 tuổi và chị Phan Ngọc Diễm, 32 tuổi cùng quê Long An. Trong một lễ cưới tập thể diễn ra vào tháng 8/2019, nhìn chàng trai dáng người cao, miệng cười rạng rỡ đẩy chiếc xe lăn cho vợ lên sân khấu uống rượu giao bôi, cắt bánh cưới ai cũng ngưỡng mộ. Riêng Trí thì thấy biết ơn, vì nhờ có đám cưới này anh mới được đường đường chính chính chăm vợ, không sợ điều ra tiếng vào.Sau đám cưới, họ thuê căn phòng trọ, rộng 12 m2 ở sâu trong con hẻm nhỏ, đường Hà Huy Giáp, xã Long Đức, huyện Long Thành, Đồng Nai ở. Giữa trưa, mới đi bán vé số về, Diễm nằm trên giường nghỉ một lúc. Còn anh Trí, tranh thủ giờ nghỉ trưa về phòng rửa chén bát, nấu cơm cho vợ ăn, lên gác chọn quần áo và bế vợ đi tắm.
 |
Vợ chồng anh Trí trong lễ cưới tập thể hồi tháng 8/2019. |
‘Anh ấy nấu cơm, rửa chén bát, giặt quần áo, tắm rửa, chải đầu cho tôi. Là thanh niên nặng hơn 70 kg, cao hơn 1m7, chăm sóc tôi, giờ anh ấy ốm nhom’, Diễm nói, mắt nhìn chồng đang cặm cụi rửa chén bát, nhặt rau, vo gạo nấu cơm.
6 năm trước, Trí làm thợ hàn ở huyện Thủ Thừa, Long An. 18 tuổi, anh mê làm từ thiện. Anh thường cùng đoàn từ thiện đi giúp đỡ những người nghèo, quyên góp ủng hộ các gia đình khó khăn ở Long An, Tây Ninh, Bình Phước.
Một ngày, anh mở đài radio thì nghe được câu chuyện của Diễm - cô gái bị khuyết tật đôi chân, cột sống bị vẹo, không thể tự làm việc cá nhân được.
Khi đó, chị Diễm đang làm nghề thêu tranh tại nhà ở huyện Đức Hòa (Long An). Chị chia sẻ câu chuyện của mình với nhà đài là để bán được nhiều tranh hơn và có thêm bạn nói chuyện.
 |
Hàng ngày, ngoài đi chợ, nấu cơm, lau dọn nhà cửa, rửa chén bát, anh Trí còn tắm rửa, thay quần áo, chải tóc cho vợ... |
‘Câu chuyện của cô ấy rất cảm động’, Trí nói. Khi nghe MC đọc số điện thoại, thông tin cá nhân của Diễm, anh lấy giấy bút ghi lại rồi nhắn tin hỏi thăm.
Suốt mấy năm sau đó, họ chỉ nói chuyện qua loa, hỏi thăm sức khỏe, công việc thế nào. Cả hai cũng đã có người yêu, nhưng chia tay vì không hợp.
Giữa tháng 7/2017, Long An mưa tầm tã. Đang buồn vì mới chia tay bạn trai, Diễm muốn đi biển cho vui. Cô nhắn tin rủ bốn người bạn nam, trong đó có Trí đi cùng. ‘Tôi chỉ nhắn vu vơ thôi, vậy mà cả bốn người cùng nhắn lại bảo sẽ đi’, Diễm kể.
 |
Anh Trí đeo khẩu trang, đội nón cho vợ đi bán vé số. |
Đến ngày hẹn, ba người kia nhắn lại, người bảo bận việc, người nói vừa mới tai nạn nên đau chân không đi được. Còn Trí thì chạy từ Thủ Thừa đến Đức Hòa đưa cô bạn quen qua mạng đi chơi.
‘Tôi nghĩ chắc Trí cũng sẽ chối, vì tôi thế này ai mà muốn đi cùng, không ngờ anh ấy đến’, Diễm nhìn chồng nói, giọng hạnh phúc. Trí đùa lại vợ: ‘Ban đầu tôi nghĩ chỉ đi chơi cho vui, không ngờ mê cô ấy luôn’.
Đoạn đường từ chỗ chơi về nhà Diễm, trời mưa tầm tã. Đưa cô bạn vào đến nhà, quần áo Trí ướt nhẹp. Thương anh bạn chạy từ Đức Hòa về Thủ Thừa giữa trời mưa lạnh, Diễm xin ba mẹ cho Trí ở lại nhà mình.
 |
Trí cho biết, chuyện tình của hai người được nhà ngoại chấp nhận, nhất là mẹ Diễm, nhờ có bà tác động hai người mới được sống cạnh nhau đến hôm nay. |
‘Tôi chỉ xin cho ở lại một đêm, vậy mà anh ấy ở hẳn một tuần. Tôi đuổi mãi vẫn không đi’ Diễm nhìn chồng nói. Nghe vậy, Trí gãi đầu: ‘Tôi ở để canh xem có ai vào tán cô ấy không’.
Những ngày sau đó, dù Thủ Thừa và Đức Hòa cách nhau hơn 50 km, Trí vẫn thường xuyên đến nhà Diễm chơi. Anh giúp Diễm di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia, đút cho cô ăn, tắm rửa, mặc quần áo giúp rồi phụ bố mẹ bạn gái làm việc này việc kia.
‘Khi mới gặp, anh ấy xấu lắm. Cái đầu thì trọc lóc, nhìn rất xã hội. Tôi không ưa mà anh ấy cứ theo hoài. Bố mẹ tôi làm gì là anh ấy làm cùng’, Diễm kể. Trí hài hước: ‘Anh có làm vậy mới được em đồng ý’.
 |
Việc Trí phải làm bây giờ là gắng thuyết phục bố mẹ anh đồng ý đón nhận Diễm. |
Chờ đến khi vợ lăn xe đi nhận quà Tết từ một hội từ thiện, Trí tâm sự: ‘Ban đầu, tôi chỉ xem cô ấy là bạn, đến để giúp đỡ, cũng giống như mình đi làm từ thiện. Nhưng ở bên riết, tôi thấy thương.
Khi tôi giới thiệu cô ấy với gia đình, bố mẹ không đồng ý. Mẹ nói, tôi lấy ai cũng được, trừ Diễm. Mẹ còn cấm tôi gặp cô ấy nữa’. Anh quyết định rời quê, đến Đồng Nai làm để cuối tuần được về Long An gặp bạn gái.
 |
Anh Trí cho biết, bỏ mặc lời khuyên can, cấm đoán của bố mẹ để đến với Diễm nhiều khi anh thấy mình bất hiếu, có lỗi với bố mẹ, nhưng anh lại không nỡ rời xa vợ. |
‘Cô ấy như vậy mới cần sự giúp đỡ của tôi’, Trí nói. Cuối năm 2018, Trí đưa Diễm đi đăng ký kết hôn. Sau đó, cả hai đưa nhau đến Đồng Nai thuê phòng trọ sống.
Để có nhiều thời gian chăm vợ, Trí nghỉ công việc thợ hàn thu nhập cao xin làm ở cửa hàng xe đạp điện gần chỗ ở. ‘Làm thợ hàn lương cao, nhưng phải đi nhiều nơi, giờ giấc không ổn định. Cô ấy ở nhà một mình, tôi không đành’, anh chồng quê Long An nói. Còn Diễm, hằng ngày đi bán vé số kiếm thêm thu nhập, phụ tiền ăn với chồng.
‘Đám cưới hồi tháng 8/2019, tôi gọi điện mời nhưng bố mẹ từ chối. Bố mẹ nói, tôi chọn Diễm thì mất gia đình. Tôi cũng buồn lắm, nhưng không thể bỏ Diễm được’, anh Trí tâm sự.
 |
Chị Diễm cho biết, chị thấy may mắn và biết ơn chồng. Nhiều khi thấy chồng làm việc vất vả, chị muốn ngồi dậy phụ nhặt mớ rau, vo gạo, quét cái nhà mà không thể tự ngồi dậy được. |
Người đàn ông sinh năm 1993 cho biết, trước khi quyết định đưa vợ về nhà mình đón Tết Nguyên đán Canh Tý, anh đã viết thư tay cho mẹ, nói hết tâm sự, ý định của mình.
‘Nhà tôi có hai anh em trai. Anh trai tôi có gia đình nhưng chưa có con. Mẹ tôi phản đối chắc cũng vì lý do Diễm khó sinh con. Đọc thư tôi viết, mẹ cũng xuôi. Bây giờ, tôi chỉ mong bố mẹ chấp nhận Diễm, tôi nhất định sẽ sống hạnh phúc. Chuyện con cái là duyên. Nếu Diễm không sinh em bé được thì xin con nuôi’, anh Trí tâm sự.

Cái Tết hạnh phúc của chị ve chai sau 44 năm xa mẹ
Khác với những năm trước, đêm giao thừa năm nay, chị Hà sẽ được chúc Tết mẹ, em trai, em gái và các cháu.
" alt=""/>Tình yêu của anh chồng Long An với người ngồi xe lăn, hơn 5 tuổi
Con cá trắm đen “khủng” được một đại gia Phú Thọ mua.
Con cá này nặng 25kg, có chiều ngang khoảng 25cm và chiều dài lên đến 1,5m. Với mức giá 600.000 đồng/kg, chị Duyên đã bán con cá trăm đen “khủng” này được 15 triệu đồng (chưa tính tiền vận chuyển)
Chị cho biết: “Để vận chuyển được con cá này, tôi đã phải sử dụng ôtô gia đình và thuê bình sục khí cỡ lớn lên tận hồ Thác Bà để đem cá về Hà Nội. Sau đó, tôi mới vận chuyển đi cho khách”.
Vì khách yêu cầu cá phải còn sống nên quá trình vận chuyển khá phức tạp và tốn kém. “Vị khách đó nói rằng cá dùng để đi biếu nên không được phép để chúng chết”, chị cho hay.
Trừ bì 7kg, cá trắm đen có trọng lượng 25kg.
Theo chị, nghề bán cá giá trị cao gặp rất nhiều rủi ro, chị không thể lường trước được. Chị cần để chúng ngất đi cũng khiến giá trị giảm sút rất nhiều mà không ai muốn mua chúng nữa. Khách mua toàn những người có tiền nên họ đòi hỏi cá phải còn sống khi đến tay họ.
“Mỗi lần vận chuyển chi phí khá cao và mất nhiều công sức. Nhưng khách hàng cũng rất dễ tính, họ chấp nhận trả tiền phí này cho tôi”, chị nói.
Chị cho biết thêm đây là con cá trắm đen to nhất được bắt từ tự nhiên mà chị từng gặp. Còn các loại cá trắm đen có trọng lượng từ 7-15kg thì chị đã từng thấy khá nhiều.
Cá trắm đen (có tên khoa học Mylopharyngodon piceus) là một loài cá thuộc Họ Cá chép. Cá trắm đen có thể có chiều dài lên đến 1,5m và nặng đến 61 kg. Cá trắm đen được nuôi để làm thực phẩm và dược phẩm. Đây là một trong những giống cá được nuôi phổ biến ở châu Á, được xem là một trong 4 loài cá nuôi quan trọng ở Trung Quốc và đã được người Trung Quốc nuôi hàng ngàn năm nay. Chúng không phân bố rộng khắp thế giới. |

Đại gia chi bộn tiền thuê thợ dát vàng làm đẹp nhà vệ sinh, bồn tắm
Đội thợ ở làng Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) được thuê để dát vàng cho lâu đài của một đại gia ở Hà Nội. Họ phải thi công trong nhiều tháng với số lượng vàng tính bằng cân.
" alt=""/>Đại gia Phú Thọ chi hơn chục triệu đồng chỉ để mua một con cá khủng