Hôm nay, 18/5/2017, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị phổ biến Quyết định 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp an toàn bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (Quyết định 05) và chương trình Diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng ASEAN - Nhật Bản năm 2017. Sự kiện này nhằm mục đích phổ biến các nội dung của Quyết định 05 và kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ về đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Có sự góp mặt của các đại diện lãnh đạo, cán bộ đảm nhiệm công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của các bộ, ngành, các Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội nghị phổ biến Quyết định 05 ngoài việc thông tin những nội dung chính của quyết định này, đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT gồm Cục An toàn thông tin, Vụ Pháp chế và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cũng giải đáp trực tiếp các thắc mắc, băn khoăn của các đại biểu liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng nói chung và các quy định mới với hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia nói riêng.
Theo VNCERT, kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy vấn đề điều phối ứng cứu và phương án ứng cứu khẩn cấp các sự cố an toàn thông tin mạng đều được các quốc gia quan tâm và được ban hành dưới hình thức văn bản pháp luật bởi người đứng đầu Chính phủ. Ngay cả nước phát triển đứng đầu thế giới với hệ thống văn bản pháp luật rất đầy đủ là Mỹ thì ngày 26/7/2016, Tổng thống Obama cũng đã ban hành Chỉ thị của Tổng thống quy định về điều phối ứng cứu sự cố an toàn mạng (Presidential Policy Directive No 41 - United States Cyber Incident Coordination).
Trong phát biểu khai mạc chương trình triển khai Quyết định 05 và Diễn tập quốc tế ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng ASEAN - Nhật Bản năm 2017, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, những năm gần đây, Chính phủ cùng với các cơ quan, ban ngành Trung ương đang rất nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng, tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi, giúp người dân, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, được sử dụng và kinh doanh trong môi trường kết nối internet một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Đó là Luật An toàn thông tin mạng cùng các Nghị định, Thông tư liên quan. Và gần đây nhất, ngày 16/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 05 ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia. “Đây là một văn bản quan trọng, chi tiết, có giá trị đối với các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
![]() |
Thứ trưởng Phan Tâm cũng nhận định, trên các diễn đàn, hội thảo, hội nghị quốc tế hiện nay, nói đến an toàn thông tin mạng là phải nhắc đến công tác ứng cứu sự cố. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã có các trung tâm, các đội ứng cứu cự cố máy tính mà tên quốc tế (gọi tắt là CERT hoặc CSIRT). Một liên minh các trung tâm CERT toàn cầu đang hình thành và phát triển rất mạnh mẽ.
Thứ trưởng nhấn mạnh: “Không một quốc gia nào có thể đơn độc bảo vệ mình an toàn trước các nguy cơ trên không gian mạng. Do các kết nối mạng không phân chia biên giới, nên các rủi ro trên không gian mạng sẽ không phân biệt biên giới quốc gia, không phân biệt giới hạn giữa các tổ chức, điển hình như vụ việc lây lan mã độc tống tiền WannaCry đang diễn ra trong những ngày qua”.
" alt=""/>“Không quốc gia nào có thể đơn độc bảo vệ mình an toàn trên không gian mạng”Sau khi để thua dễ dàng ở ván đầu đầu tiên với tỉ số 10-21, những chú hề đã quay trở lại mạnh mẽ để buộc BKT phải rơi vào thế rượt đuổi. Lần lượt hai ván đấu sau đó, SAJ đã có được chiến thắng 21-13 và 26-26 trước khi để đối thủ tới từ Thái Lan cân bằng tỉ số chung cuộc 2-2 ở ván 4 (19-2).
Kịch tính được đẩy lên cao độ ở ván 5 quyết định khi hai đội luôn ở thế giằng co căng thẳng. Chi tới khi SAJ có được bùa lợi Baron thì thế trận mới được tháo gỡ và họ dễ dàng áp đặt lối chơi của mình khiến cho BKT không thể chống đỡ. Khi mà khu vực nhà chính của BKT trống như sân bay bởi đã bị hổng cả ba đường, SAJ dễ dàng tràn vào và kết thúc luôn trận đấu với tỉ số 17-10 cùng điểm nhấn là cú Quadrakill của Celebrity.
Ngoài việc bảo vệ thành công chức vô địch GPL ở mùa giải 2016, chiến thắng của SAJ càng thêm ngọt ngào hơn khi họ đã chính thức giành vé tham dự giải 2016 International Wildcard Qualifiers (IWCQ) diễn ra tại Brazil. Cơ hội lần thứ hai góp mặt tại một kì CKTG đang rõ ràng hơn với SAJ khi hai đội xuất sắc nhất IWCQ sẽ được chọn sau khi tranh tài một tháng (24/8 – 24/9).
Đây cũng là màn “trả nợ” không thể ngọt ngào hơn, khi chính BKT là đội đã khiến SAJ phải ở nhà xem họ chơi tại giải Wildcard năm ngoái và xuất hiện trên sàn đấu của CKTG 2015.
Hiện giải đấu 2016 IWCQ đã điền tên 7/8 đội tuyển sẽ cạnh tranh cho hai chiếc vé đến với CKTG 2016, bao gồm:
June_6th
" alt=""/>[GPL Mùa Hè 2016] SAJ đánh bại BKT sau năm ván đấu nghẹt thởDù 4 năm qua, giá trị thị trường khởi nghiệp Ấn Độ tăng đáng kể, nhưng theo một nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu giá trị kinh doanh IBM và tổ chức Oxford Economics, 90% công ty khởi nghiệp tại nước này không sống được quá 5 năm.
Cũng theo nghiên cứu trên, có tới 77% nhà đầu tư mạo hiểm được hỏi cho rằng công ty khởi nghiệp Ấn Độ chưa áp dụng nhiều công nghệ mới và thiếu mô hình kinh doanh sáng tạo.
Một số nguyên nhân khác là lực lượng lao động có kỹ năng còn yếu, thiếu vốn, chưa được tư vấn đầy đủ và văn hóa kinh doanh còn nhiều hạn chế, báo cáo trên cho hay.
Tại Ấn Độ, đa số công ty khởi nghiệp sao chép lại những ý tưởng thành công trên thế giới, điều chỉnh mô hình kinh doanh để phục vụ nhu cầu trong nước. Đơn cử là ứng dụng gọi xe Ola học hỏi ý tưởng của Uber, Gaana sao chép Spotify, OYO Rooms có mô hình hoạt động giống Airbnb hay Flipkart giống Amazon.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng không có những công ty khởi nghiệp đỉnh cao như Google, Facebook hay Twitter. Trong khi đó, Trung Quốc, vốn thường là đối tượng để Ấn Độ so sánh, đã tự xây dựng được Google của riêng mình với Baidu và sở hữu Amazon phiên bản Trung Quốc – Alibaba.
“Từ năm 2015 đến nay, có tới 1.503 công ty khởi nghiệp Ấn Độ đóng cửa. Nguyên nhân chính là những công ty này chủ yếu sao chép lại mô hình kinh doanh của phương Tây và thiếu vốn đầu tư”, Rishabh Lawania, nhà sáng lập Xeler8 – sàn tiếp thị thông minh đã được một công ty đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc mua lại, cho biết.
Các ngành có tỷ lệ thất bại lớn nhất gồm vận tải, thương mại điện tử và công nghệ thực phẩm, Lawania cho biết thêm.
Bất chấp nhiều chiến dịch khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ như “Sản xuất tại Ấn Độ” (Made in India), “Ấn Độ Khởi nghiệp”…, thực tế cho thấy sự sáng tạo đổi mới vẫn là mảnh ghép lớn nhất còn thiếu trong bức tranh khởi nghiệp nước này.
Trong cách mạng công nghệ thông minh nhân tạo, doanh nhân Ấn Độ cũng phải những người tiên phong.
" alt=""/>90% công ty khởi nghiệp Ấn Độ 'chết yểu' vì thiếu sáng tạo