Anh nằng nặc bắt cô sống ở nhà bố mẹ chồng, cách nơi làm việc của hai vợ chồng mấy chục cây số. Cô không ngại việc sống chung với bố mẹ chồng nhưng nghĩ đến quãng đường xa xôi ấy, cô không đồng ý được.
Thế nhưng, anh không nghĩ đến sự vất vả của vợ. Anh cho rằng, anh là con trưởng, vợ chồng anh phải có trách nhiệm với bố mẹ. Sau nhiều cuộc trao đổi, anh chấp nhận hai vợ chồng sẽ thuê trọ ở Hà Nội và cuối tuần sẽ về quê.
Quyết định như thế nhưng lúc nào anh cũng nói rằng cô đòi hỏi, cô ích kỷ, không làm tròn trách nhiệm của dâu trưởng.
Lúc nào, anh cũng muốn là người con có hiếu, có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ nhưng đó chỉ là bố mẹ anh. Cuối tuần, anh yêu cầu cô về nhà bố mẹ chồng. Vậy mà thi thoảng cô muốn hai vợ chồng về nhà ngoại thì anh khó chịu.
Không ít lần cô phải nói dối bố mẹ đẻ rằng, chồng cô bận công việc nên không về được. Cô không muốn bố mẹ buồn, suy nghĩ về con rể không coi trọng nhà vợ. Cô cảm thấy bí bách, stress với cuộc hôn nhân này.
Chồng cô thường xuyên nói xấu vợ với bạn, bảo cô không biết điều, đã không phải làm dâu mà còn đòi hỏi. Cô cảm thấy thất vọng khi trong mắt chồng, cô chỉ là người nhỏ nhen, vô trách nhiệm như vậy.
Mới cưới chưa đầy một năm nhưng cô và chồng thường xuyên xung đột. Cứ cãi nhau với vợ là anh để mặc cô một mình và về sống cùng bố mẹ anh. Anh còn cố tình tiêu hết số tiền mà lẽ ra phải nộp vào quỹ chung của hai vợ chồng.
Chồng cô là người nghiêm túc, chăm chỉ làm ăn, không có những thói hư bên ngoài xã hội. Thế nhưng, cô vẫn cảm thấy mệt mỏi khi sống chung. Những cảm giác tiêu cực mỗi ngày dồn nén khiến cô muốn "nổ tung".
Giờ cô không muốn nói chuyện với chồng, không muốn cãi nhau. Tình cảm hai vợ chồng không còn thắm thiết như trước. Cô cảm thấy vỡ mộng về hôn nhân.
Theo Dân Trí
Em bế tắc quá mà không biết phải xoay làm sao. Đời không cái dại nào giống cái dại nào. Hồi trước chính em cũng từng nói phụ nữ là phải độc lập tài chính, nhưng giờ em lại lâm vào cảnh "ăn bám chồng".
" alt=""/>Cứ cãi nhau với vợ là chồng bỏ về nhà bố mẹ đẻ![]() |
Chiếc xe đạp là “người bạn” đồng hành cùng Bảo trong quá trình tham gia chống dịch. |
Khi nhận thấy sự vất vả của lực lượng tuyến đầu cũng như mong muốn có thêm trải nghiệm trước khi bước vào năm học cuối cấp, ngay sau khi kết thúc chương trình học lớp 11, Huỳnh Thiện Bảo đã đăng ký tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.
Vì chưa có bằng lái xe máy, Bảo quyết định lựa chọn chiếc xe đạp đã mua từ 3 năm trước làm phương tiện để tham gia hành trình tình nguyện. “Em nghĩ mình sắp 18 tuổi rồi, cái gì tự làm được thì mình làm chứ nhờ má hoài thì ngại lắm, em tự đi xe đạp cho nhanh”.
![]() |
Bảo đạp xe tham gia hỗ trợ người dân chống dịch. |
Sau hơn 1 tháng tham gia chống dịch, cậu học trò đã quen với những khó khăn và áp lực trong công việc này: “Em quen rồi, quen với việc mồ hôi ướt đẫm, quần áo sũng nước như mới giặt xong. Em cũng quen với môi trường áp lực cao”.
Nhớ lại thời gian đầu tham gia tình nguyện, điều khó khăn nhất với cậu là những hôm đạp xe ngược gió băng qua cầu Sài Gòn hay những ngày mưa nắng thất thường. Nhưng sau tất cả, cậu đã vượt qua để góp sức mình vào công cuộc chống dịch.
Nhờ tham gia chống dịch, Bảo đã có những người bạn mới. Họ đã cùng nhau tạo nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ, cùng nhau đón Tết Trung thu trên những nẻo đường vắng bóng người của TP.HCM, cùng nhau ca hát để quên đi mọi mệt mỏi, vất vả vừa trải qua.
![]() |
Bảo đã có thêm nhiều bạn mới trong thời gian công tác tình nguyện. |
Kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hơn 1 tháng vừa qua, Bảo chia sẻ: “Em nhớ nhất là lần đầu tiên được tham gia lấy mẫu ở quận Bình Thạnh. Hôm đó, em mặc bộ đồ bảo hộ cấp 4, trùm kín mít từ chân lên tới đầu và đeo 2 lớp khẩu trang. Ban đầu em nghĩ bộ đồ nóng, cùng lắm là ướt người thôi, ai ngờ nó còn khó thở nữa.
Lúc chưa quen em đi đứng loạng choạng rồi ngất ra đường. Cũng hên bữa đó người dân đã giúp đỡ em, họ lấy nước đá cho em uống, lấy quạt quạt cho em nên em và đồng đội mới có thể tiếp tục hoàn thành công việc.
Hôm đó em đuối quá, không ngờ lấy mẫu lại lâu vậy. 20h mới xong việc nên em nhờ mọi người dùng xe trật tự của phường chở cả em với xe đạp về chứ em cũng không còn sức tự về nữa”.
Tham gia tình nguyện vất vả là thế nhưng Bảo vẫn luôn cân bằng giữa việc học và làm tình nguyện. Vì công việc tình nguyện được chia theo ca nên hôm nào người phụ trách cho nghỉ cậu lại tranh thủ mang sách vở ra ôn lại bài tập. Còn hôm nào đi lấy mẫu cả ngày, Bảo sẽ tận dụng thời gian nghỉ trưa để xem lại bài vở chuẩn bị cho năm học cuối cấp.
Về phía gia đình, Bảo chỉ chia sẻ quyết định đi làm tình nguyện cho mẹ của mình. Cậu biết rằng nếu những người khác trong gia đình biết tin thì sẽ không ủng hộ và thậm chí giữ cậu ở nhà.
May mắn rằng, mẹ của Bảo đã ủng hộ quyết định của con mình vì cô luôn khuyến khích Bảo tham gia các hoạt động tình nguyện. “Khi có ai hỏi em đi đâu thì má sẽ bảo đi đâu đó chứ không phải đi tình nguyện. Mỗi khi em về nhà, má sẽ nấu cho em vài phần cơm nếu em về sớm hoặc không ăn ở chỗ làm”. Chính sự quan tâm ân cần ấy đã giúp Bảo cảm thấy bớt cô đơn, lẻ loi trên hành trình tình nguyện.
![]() |
Bảo cùng mẹ trong chuyến đi làm từ thiện. |
Bảo chia sẻ rằng cậu cảm thấy rất vui vì có thể đóng góp chút công sức nhỏ bé trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ngay cả khi bị người dân mắng khi đi lấy mẫu, Bảo vẫn thông cảm cho cảm giác của họ. Cậu không để bụng vì sợ rằng nếu để ý quá nhiều thì bản thân sẽ mất đi động lực để tiếp tục tham gia hành trình.
Chia sẻ về tương lai, Bảo cho biết cậu đã chọn được trường đại học mong muốn và sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc học. Tuy nhiên, cậu vẫn sẽ cố gắng tham gia làm tình nguyện để giúp đỡ cộng đồng.
Thu Trang
Ở TP Đông Hà, có một nhóm người nấu hàng nghìn suất cơm phát cho người đi xe máy từ miền Nam về quê. Họ nấu rồi lặng lẽ đưa đến các điểm cấp phát bên đường, bà con ai cần thì tới lấy.
" alt=""/>Chàng trai đạp xe hàng chục km đi chống dịch CovidHọ cười như chưa từng là kẻ thù của nhau, như chưa từng muốn sống mái với nhau. Câu chuyện ấy xảy ra cách đây cũng hơn chục năm. Bi kịch của họ đều bắt đầu từ chỗ chọn nhầm một người đàn ông.
Những kẻ mù quáng
Cái ngày người đàn bà thứ nhất phát hiện ra chồng mình đang cặp kè với một cô gái trẻ đẹp hơn mình thật kinh khủng. Chị đã như phát điên truy vấn chồng và tìm tới nhân tình của chồng nói chuyện phải trái. Cả hai khi đó còn rất trẻ, mới ngoài đôi mươi. Con chị mới 3 tuổi, chị chưa sẵn sàng để nhường chồng cho một đứa con gái khác.
May mà người đàn bà thứ hai ấy nhanh nhẹn né kịp và may mà có người nhảy vào can kịp thời nếu không đã có án mạng. Bao nhiêu nỗi căm hận, chị trút cả lên cô. Gã chồng của chị thì đương nhiên mặc kệ, gã làm gì gã muốn. Đó là bản tính ích kỉ cố hữu của người đàn ông chị trót lấy làm chồng.
Người đàn bà thứ hai này là em gái của bạn chồng chị. Sau một hồi bạn bè với anh thì chồng chị và cô em quay qua đi lại với nhau. Khi ấy cô cũng mới chỉ 17tuổi, quá ngây thơ trước người đàn ông từng trải là chồng chị. Cô yêu chồng chị bằng thứ tình cảm mù quáng, nông nổi của tuổi trẻ. Cô cũng chả hiểu hết nổi sự đúng sai khi đi tranh chồng của chị. Cô nghĩ đơn giản rằng họ yêu nhau thì phải được ở cạnh nhau. Cái triết lý nực cười, đáng thương của thiếu nữ chưa kịp lớn.
Đánh ghen chán chê chẳng đi tới đâu. Nói chuyện với cô xong, chị càng chán nản. Mệt mỏi quá, chị cũng đành cam chịu chuyện chồng “léng phéng” bên ngoài. Theo thời gian chị đành thích nghi dần với chuyện khó đổi bản tính của chồng. Sự gia trưởng, ích kỉ đã ăn vào máu của anh ta. Cách đây hơn chục năm, khái niệm bỏ chồng với chị là quá... xa xôi.
Tất cả đàn bà đều... đáng thương
Thế rồi chuyện không nên xảy ra lại “hồn nhiên” xảy ra. Chồng chị đã phát khùng khi người đàn bà thứ hai lại mang bầu. Đây là đứa con anh không mong muốn. Chồng chị chẳng muốn ràng buộc, anh ta chỉ xác định đây là một mối quan hệ chơi bời. Nhưng cái cô gái non trẻ kia lại ngây ngô tới độ để dính bầu.
Từ khi cô có bồ, chồng chị đã phủi trách nhiệm, mặc kệ cô vật lộn làm mẹ. Kinh khủng hơn nữa, ngày cô sinh con. Anh ta rắp tâm mang đứa trẻ quẳng ra con suối gần nhà. Chính chị lại vô tình biết cái kế hoạch nhẫn tâm ấy. Lòng trắc ẩn của một bà mẹ biến chị trở thành kẻ bí mật theo sau anh và kịp cứu đứa trẻ. Đứa trẻ lẽ ra không nên tồn tại trong cuộc đời chị nhưng chính chị lại cho nó cơ hội làm người.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Chị mang đứa bé ấy về nuôi. Chính tay chị là người đút cho con từng thìa sữa, từng muỗng cháo. Nó là một đứa bé quá đáng thương khi cha thì đang tâm vứt bỏ, mẹ thì non dại tới mức sinh con xong bỏ trốn vì xấu hổ.
Thế rồi hơn 3 năm sau, mẹ đẻ con bé đã biết nghĩ hơn, trở về tìm con. Cô mang tấm thân tàn tạ về tìm gặp con. Sau ba năm lang bạt kiếm ăn, cuộc đời cô cũng chẳng có lối thoát.
Lúc này với chị, người đàn ông đang gọi là chồng kia đã chẳng còn giá trị gì trong mắt. Chị bảo “chị khinh”. Đã lâu rồi chị không cho anh ta chạm vào người mình. Mọi hờn ghen trong người đàn bà thứ nhất này đã không còn. Thứ đọng lại khi chị thấy cái thân tàn tạ của người đàn bà thứ hai này là cảm giác vừa đáng trách, vừa đáng thương. Không nỡ chia tách mẹ con, lòng trắc ẩn của người đàn bà đa mang trỗi dậy, chị bảo cô ở lại giúp việc cho quán cơm của chị.
Thế rồi cô trở thành người phụ việc cho chị. Hai người đàn bà chăm chỉ kiếm ăn để nuôi những đứa con cùng cha khác mẹ.
Thời gian va chạm nhiều, chồng chị lại bắt đầu gần gũi người đàn bà thứ hai này. Nhất là anh ta bị chị cấm vận từ lâu nên khó tránh. Làm đàn bà, sao không chạch lòng nhưng chị dằn lòng lại. Thế rồi chị “mặc kệ” hai kẻ đó.
Người đàn bà thứ hai cũng không phải hạng không biết nghĩ. Cô mang ơn chị, cô sống chung mái nhà với “bà cả” cũng biết điều. Thế là họ cùng nhau chung sống đã 16 năm có lẻ như thế. Hai người đàn bà chăm chỉ hạt bột làm lụng, tạo dựng được cơ ngơi đâu ra đấy. Từ kẻ thù, họ thành chị em. Hai đứa trẻ cũng yêu thương nhau, không có sự phân biệt.
Trong câu chuyện ba người này, kẻ được lợi nhất chính là người đàn ông mà cả hai đã chọn nhầm. Thiên hạ không rõ chuyện chỉ trầm trồ khen anh ta giỏi, sao lại có thể chung sống hòa thuận với hai vợ? Nhưng chỉ những người đàn bà trong nhà ấy biết, ai là người hy sinh nhiều nhất trong chuyện ba người này.
(Theo Mai Lam/Pháp luật Việt Nam)" alt=""/>“Hậu trường” chuyện chung chồng, chung nhà của hai người đàn bà