Chị Nguyễn Quỳnh Nga, một người Hà Nội đã sang định cư ở thành phố Leipzig, Đức được 3 năm kể lại với Chuyên trang Ô tô- xe máy về hành trình học lái xe khá gian nan của mình. 47 triệu đồng cho một lần thi
Chị Nga cho biết, tại Đức, học lái xe cũng phải trải qua hai bước chính là thi lý thuyết và thi thực hành. Quá trình học cũng diễn ra ở những trung tâm dạy lái xe. Điều gây "choáng" đầu tiên là mức độ đắt đỏ của học phí.
Lệ phí cho một lần thi áp dụng toàn quốc sẽ tốn khoảng 215 Euro, tương đương gần 6 triệu đồng tiền Việt, trong đó thi lý thuyết tốn 55 Euro và thi thực hành tốn 160 Euro. Mức này gấp 10 lần lệ phí thi cấp bằng lái xe ở Việt Nam.
 |
Chị Nguyễn Quỳnh Nga và bộ đề thi lý thuyết lái xe hơn 1000 câu hỏi của Đức. |
Tuy nhiên, đối với học phí, nước Đức lại có sự cao thấp giữa các vùng, đắt nhất vẫn là ở Tây Đức và các thành phố lớn, ở Đông Đức rẻ hơn.
Chị Nga đang sống ở Leipzig, thành phố kinh tế lớn thứ 2 ở Đông Đức nên mức học phí không hề rẻ. Khóa học lý thuyết gồm 12 buổi vừa được chị hoàn tất đã tiêu tốn khoảng 250 Euro (hơn 6,7 triệu VND) bao gồm sách và đĩa học.
Nhưng học phí này chưa thấm vào đâu so với mức học phí học thực hành lái xe. Đây cũng là quá trình học khắc nghiệt và đắt đỏ nhất để một người dân có được tấm bằng lái xe ở Đức.
Bởi lẽ, nước Đức tính phí học thực hành lái xe là tính theo giờ. Ở thành phố Leipzig, học viên phải trả 30 Euro/giờ (khoảng hơn 800 ngàn VND). Ở trung tâm Tây Đức, mức học phí này còn cao hơn, khoảng 40-50 Euro/giờ.
Theo quy định, học viên phải học đủ ít nhất 50 giờ mới được phép thi, tức là tối thiểu, mỗi người sống ở Đông Đức như chị Nga phải tốn khoảng 1.500 Euro (khoảng hơn 40 triệu VNĐ) để hoàn tất điều kiện này.
Cộng thêm lệ phí đăng ký thi, mỗi học viên phải chi ít nhất là gần 47 triệu đồng cho 1 lần thi.
Chị Nga kể: "Trước khi học bằng lái, mình đã tham khảo bạn bè sống ở đây và “choáng” khi một người bạn sống ở thành phố khác nói tốn hơn 5.000 Euro (khoảng 135 triệu VND) mới có được bằng lái. Nguyên nhân là bởi, người này đã phải thi lại nhiều lần cả lý thuyết và thực hành".
"Nói chung, nếu học viên học không nghiêm túc, tập trung thì rất dễ trượt ngay từ vòng lý thuyết. Còn học chậm, tay lái yếu, kỹ năng kém thì thi trượt thực hành là tất yếu. Đến lúc này, học viên phải tốn một khoản tiền không nhỏ cả trăm triệu bạc chỉ để thuê thầy giáo dạy lái kèm. Đặc biệt, chế độ học tại Đức chỉ được phép học một kèm một, không có chuyện học ghép theo nhóm như ở Việt Nam", chị Nga chia sẻ.
Giám thị chấm điểm cả về văn hóa lái xe
Theo chị Nga, chính sự tốn kém đắt đỏ như vậy lại là động lực khiến việc học lái xe ở Đức được mọi người dân coi trọng và đầu tư nghiêm túc, tức là học thật, học tử tế. Và với người nhập cư chân ướt chân ráo như chị Nga thì thi bằng lái xe ở đây căng thẳng không khác gì thời đi thi đại học ở quê nhà.
 |
"Ở Đức, học lái xe tốn kém nên hầu như mọi người đều học nghiêm túc, tử tế", chị Nguyễn Quỳnh Nga, định cư tại hành phố Leipzig, Đức cho biết. |
Chị cho biết, bộ đề thi lý thuyết của Đức "khủng" hơn rất nhiều so với Việt Nam. Tài liệu ôn thi có tới 1.093 câu hỏi trong khi ở Việt Nam chỉ có 450 câu. Để dung nạp được kiến thức ở ngàn câu hỏi đó, chị đã phải tập trung cao độ suốt một tháng, lúc nào cũng kè kè quyển sách ôn luyện.
“Tôi gần như bỏ bê việc nhà, chăm con và chỉ chăm chú học, rồi luyện trên máy”, chị Nga nói.
Về cách thức thi, nước Đức cũng áp dụng trắc nghiệm 30 câu. Nhưng với Việt Nam, chỉ cần học viên trả lời đúng từ 26/30 câu (tương ứng 26/30 điểm) là đỗ thì ở Đức chỉ cần sai 1 hoặc 2 câu là có khả năng trượt.
Lý do là vì Đức không tính kế quả thi dựa trên số câu trả lời đúng mà dựa trên tổng điểm, trong khi đó, một câu có thể có được tính là 3 đến 10 điểm. Nếu học viên chỉ làm sai 1-2 câu thì có thể bị trừ tới 10 điểm, chính là ngưỡng khiến thí sinh bị "rớt".
Trong 30 câu hỏi thi trắc nghiệm, có 20 câu liên quan đến luật và 10 câu về tình huống. Vì vậy, bên cạnh việc hiểu luật giao thông thì khả năng ngôn ngữ (với người định cư là thi tiếng Đức) cũng khiến học viên như chị Nga không phải người bản xứ thêm phần khó khăn.
Việc gian lận thi cử trong thi trắc nghiệm lý thuyết cũng rất khó xảy ra bởi một phòng thi chỉ khoảng hơn chục thí sinh, người đi thi được yêu cầu bỏ điện thoại ở ngoài. Đây là quy định được nước Đức thực hiện rất nghiêm và không có chuyện ai đó có thể làm thay học viên như chiêu trò "bao đậu lý thuyết" tại Việt Nam được nhiều học viên rỉ tai nhau.
"Nhờ học ngày học đêm, mình chỉ bị trượt lý thuyết 1 lần và vừa qua, thi đã đỗ ở lần thi thứ 2. Nhưng với phần thi thực hành, qua tìm hiểu bạn bè thì mức độ khó còn kinh khủng hơn nhiều", chị Nga cho hay.
Theo tìm hiểu của chị, học viên phải học lái đủ các điều kiện môi trường, giao thông như ban ngày, ban đêm, trên cao tốc, đường nông thôn, đường vắng, đường đông... Mục đích là học xong, người dân có thể tự tin lái ra đường.
Điều này hoàn toàn khác với cách học ở Việt Nam, phổ biến là chỉ học đủ để đi thi, học viên chỉ học theo sa hình và luyện xe chíp trong sa hình, dẫn tới tình trạng nhiều người được cấp bằng nhưng không dám lái thật ngoài đường.
"Khi thi thực hành, học viên phải thể hiện được kỹ năng lái tốt trong mọi môi trường, điều kiện đường sá với các tình huống giao thông. Tất cả quá trình này đều được đánh giá bởi người chấm thi ngồi ngay bên dưới, thầy dạy lái ngồi bên cạnh.
"Giám thị sẽ yêu cầu thí sinh lái trong phố, đường nông thôn và trên cao tốc Autobahn. Lúc này, người chấm thi sẽ quan sát toàn bộ quá trình xử lý thông tin trên đường, tốc độ, và chấm điểm cả về cả văn hóa lái xe. Khó khăn nhất sẽ là những yêu cầu bất thình lình được đưa ra bởi giám thị. Sai lầm sẽ phải trả giá bằng việc thi lại", chị Nga kể.
“Và nếu phải thi một lần nữa, bạn sẽ phải lập lại quá trình học lái xe đủ 50 giờ ôn luyện với thầy dạy lái kèm hóa đơn chi trả toát mồ hôi”, chị Nga cho biết.
"Ở Đức, nếu học thi không cẩn thận và thi đi thi lại dễ tốn đến cả chục ngàn Euro, đắt hơn cả mua xe BMW cũ cho nên, hầu như ai đi học cũng rất nghiêm túc”, chị Nga nhấn mạnh.
Minh Quân
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về chuyên trang qua email: [email protected]. Xin cảm ơn!

“Bay” mất trăm triệu vì kiểu lái xe ngây thơ của một phụ nữ
Lần đầu tiên "biểu diễn" lái xe, chị vợ chủ thầu xây dựng đạp ga rú lên rồi đâm thẳng tường rào. Cú “đua xe” bất đắc dĩ đã bay mất trăm triệu sau đó.
" alt=""/>Đức: Học lái xe lơ mơ, tốn hơn trăm triệu đồng
Tiểu thuyết kể về chàng trai Triều ở làng An Vĩnh, cù lao Ré (ngày nay là đảo Lý Sơn) từ ngày đầu tiên đứng vào đội hùng binh Hoàng Sa đến ngày chàng thực hiện chuyến đi cuối cùng đến Hoàng Sa, trở về với biển.Qua đó, tác giả khắc họa những khó khăn, vất vả mà đội hùng binh Hoàng Sa phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ triều đình giao. Hiểm nguy và cái chết luôn rinh rập quanh mình, chỉ cần sơ sẩy, hoặc sự thịnh nộ của thiên nhiên, hoặc sự xâm lấn bất hợp pháp, âm mưu của kẻ thù, những người trong đội hùng binh sẽ phải gửi thân mình cho mình cho biển cả bao la.
 |
Tác giả Đặng Ngọc Hưng bên cuốn sách đạt giải B Sách Quốc gia lần 2. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Những chất liệu của câu chuyện chứa đựng rất nhiều thông tin thú vị, từ việc tuyển mộ người vào đội hùng binh Hoàng Sa đến việc sinh tồn trên biển như thế nào: cách ăn rau, cách đánh bắt, hay cả cách bó người chết trên biển... Qua đó có thể thấy rằng tác giả đã bỏ rất nhiều công sức để tìm hiểu và tra cứu.
Tác giả Đặng Ngọc Hưng chia sẻ: "Tôi viết cuốn tiểu thuyết này trên cơ sở thực tiễn từ những điều kiện khí hậu, đến địa chất địa mạo và kể cả là thủy hải sản ngoài đó. Tôi chỉ dám nhận mình là tác giả nghiệp dư, nhưng đây là cuốn thứ hai tôi viết về chủ đề biển đảo. Cuốn đầu tiên là tôi viết và được NXB Văn Học xuất bản năm 2011 là cuốn Bạch Đằng dậy sóng .
Năm 2018 tôi xuất bản cuốn thứ hai - Hùng binh tuy nhiên từ năm 2011 khi viết cuốn đầu tiên nghiên cứu về nhà Trần, tôi cũng đã nghiên cứu rất kỹ về thủy quân của nhà Nguyễn cộng thêm việc anh em bạn bè động viên nên tôi lại cầm bút viết. Tôi viết vì đam mê chứ thực sự viết về lịch sử đã khó, đối tượng người đọc còn khó kiếm hơn. Không phải riêng tác phẩm của tôi mà rất nhiều các tác phẩm đề tài lịch sử khác cũng vậy. Phải thực sự là một người yêu thích đặt bút viết chứ chỉ biết trông cậy vào độc giả thì chắc cũng hiếm người viết, hoặc viết rồi chán nản và sẽ không tiếp tục theo đuổi".
Tác giả chia sẻ, anh viết vì muốn mang lại lợi ích cho xã hội, cho thế hệ mai sau biết được những giá trị của cha ông để lại chứ không vì mục đích nhận bút hay kinh tế.
"Cuốn này tôi viết cho mọi lứa tuổi có thể đọc không có yếu tố giật gân câu khách. Cuốn sách có rất nhiều kiến thức tự nhiên và vấn đề chủ quyền biển đảo. Tôi cũng không dám nói cuốn sách của mình quá hay, quá tốt để mọi người có thể ào ào mua. Một cuốn sách dày 600 trang như vậy đối với một người dành thời gian ra đọc rất khó. Tôi chỉ mong bằng cách nào đó để cuốn sách lan tỏa nhiều người đọc được để biết được công sức và chủ quyền của nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", tác giả Đặng Ngọc Hưng chia sẻ.
 |
Qua 20 chương của Hùng binh, có lúc ta lâng lâng xúc động với cái tang chung của cả làng An Vĩnh, với những ngôi mộ gió tưởng nhớ những hùng binh; với hào hùng của dặm dài lịch sử khai thác, bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa thiêng liêng của cha ông. |
Tác giả cũng chia sẻ, điều khó nhất khi viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử vẫn phải là cốt truyện có đủ hấp dẫn lôi kéo người đọc hay không từ trang đầu tới trang cuối. Viết gì thì viết quan trọng nhất là nội dung câu chuyện, những cái khác theo tác giả chỉ là thêm thắt để lồng ghép lôi cuốn hơn mà thôi.
"Đọc Hùng binh, ta càng thêm cảm cái nghĩa cả của những dân chài chân chất. Ở quê thân làm ngư phủ mưu sinh, nhưng khi nhận lệnh triều đình, thì đã thân mang mệnh lớn với xã tắc, dù nơi này, nơi kia của Hoàng Sa, sản vật tự nhiên, của cải tàu đắm, hay cả sự hối lộ của bọn thương nhân phương Bắc… vẫn không làm lay chuyển lòng trung với triều đình. Bởi cái suy nghĩ của họ giản đơn, mà cao khiết lắm", tác giả Trần Đình Ba nhận xét.
Tình Lê

Giá trị đồ sộ về lịch sử, văn hóa, chính trị của 'Vùng đất Nam Bộ'
Vùng đất Nam Bộ do cố GS.NGND Phan Huy Lê làm chủ biên cùng các diễn giả, học giả có uy tín vừa đạt giải A Sách Quốc gia lần 2.
" alt=""/>Hùng Binh