
Còn anh Đạt vẫn rất nhớ tình huống trên cao tốc Ninh Bình hôm 7/2/2019, chỉ chậm phanh một tích tắc là đầu xe của anh sẽ chạm phải đuôi chiếc Toyota Vios chuyển từ làn giữa sang làn trái trong khi hai xe đang ở ngưỡng gần 110 km/h. “Tài xế không quan sát gương chiếu hậu hoặc có thể không phán đoán được khoảng cách với xe phía sau qua tấm gương nên dễ dẫn tới quyết định sai”, thầy Văn Sang nhận định tình huống này.
Hiện nay, theo Nghị định 46/2016, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với các hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước.
Bên cạnh những lỗi “ú òa” như ví dụ trên, nhiều tài xế kể cả “tài già” vẫn có thói quen bám đuôi xe phía trước với khoảng cách không an toàn. Đã có nhiều vụ tai nạn “dồn toa” xảy ra khi một xe dẫn đầu phanh gấp. Ở tốc độ cao thì gần như rất khó để xử lý tình huống bất ngờ này.
![]() |
Chiếc SUV màu trắng chuyển làn trên cao tốc Pháp Vân không quan tâm tới khoảng cách xe phía sau |
Một số lái mới thú nhận rằng họ thấy khó nhất chính là căn được khoảng cách đầu xe bên phải với môi trường xung quanh. Đây cũng là lý do khiến cho rất nhiều hư hỏng, xước sát khi tài xế đỗ xe hoặc đi qua đường hẹp. “Cảm giác căn đo khoảng cách chỉ tốt dần lên theo thời gian cầm vô-lăng. Tốt nhất là tài xế nên tập kỹ năng này ở nơi vắng và có sẵn cọc nhựa trước khi tự tin ra đường”, thầy dạy lái Nguyễn Văn Sang nói.
Thống kê mới nhất từ Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết trong 9 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi, cả nước đã xảy ra 280 vụ tai nạn giao thông, khiến 183 người chết và bị thương 245 người. So với Tết năm ngoái, giảm 78 người chết và ngay cả so với tháng 1 đầu năm 2019, số người chết cũng giảm đáng kể. Có thể hiểu việc các phương tiện vận tải hàng hóa lớn tạm nghỉ cũng góp phần giảm số vụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì ý thức kém, hoặc trình độ lái xe "non" của nhiều tài xế đã góp phần không nhỏ trong việc xảy ra va chạm, tai nạn giao thông trên.
Minh Quân
Bạn thấy gì về ý thức lái xe phổ biến trên đường dịp Tết vừa qua? Mọi ý kiến chia sẻ, tin bài xin gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
"Người đầu tiên làm chủ cuộc đời của bạn, sinh mệnh của bạn chính là bạn chứ không phải là cơn say", nhà văn Trang Hạ nói về thói quen lái xe sau bia rượu.
" alt=""/>Đi ẩu, tài non, ác mộng lái xe dịp TếtTrái ngược với sự lo lắng của tôi, anh tỏ ra rất thản nhiên. Anh nói kế hoạch thế nào cứ thế mà làm, không phải vì người khác mà thay đổi. Mỗi nhà mỗi cảnh, chúng tôi cần biết điều gì quan trọng nhất với mình vào thời điểm này. Người ta không sinh được không có nghĩa là mình cũng vậy.
Nghe chồng nói dứt khoát như vậy, tôi cũng chẳng dám đề cập thêm. Hơn nữa, chuyện sinh con là chuyện của cả hai vợ chồng, một mình tôi muốn thực hiện cũng không được.
Sau hơn hai năm "kế hoạch", tôi nghĩ đã đến lúc chúng tôi cần tập trung vào việc sinh con. Ngoài mong muốn của tôi, mẹ chồng tôi cũng thường xuyên gây áp lực. Bởi anh là con trai một trong gia đình.
Dù chúng tôi ở riêng, mẹ chồng ngày nào cũng đến nhà xem ăn ở ra sao. Mẹ còn liên tục mua đồ ăn cho cả hai đứa tẩm bổ để sớm có cháu. Ban đầu là nói "bóng gió" chuyện con của bạn mẹ có em bé rồi nhẹ nhàng khuyên nhủ chúng tôi, dần dần mẹ nói thẳng, nhất là với tôi, về trách nhiệm bắt buộc phải có con nối dõi, có cháu đích tôn cho dòng họ.
Quả thực, tôi không có ý phản đối mẹ chồng. Hai năm qua, chúng tôi cũng rất cố gắng mà mãi chưa có con. Vì chưa được theo mong muốn mà mẹ cứ thúc ép mỗi ngày khiến tôi thực sự mệt mỏi, căng thẳng trầm trọng.
Tôi có ngỏ ý với chồng đi khám xem liệu giữa chúng tôi có vấn đề gì không mà mãi chưa thể có con. Chồng tôi có vẻ không thích chuyện đến bệnh viện. Anh nói, chúng tôi chẳng làm sao hết, từ từ rồi sẽ có, "dục tốc bất đạt". Mẹ nói là việc của mẹ, anh bảo tôi không cần quan tâm.
Nhưng tôi làm sao không quan tâm được. Tôi cũng sốt ruột muốn có con, mẹ chồng lại càng sốt ruột. Hơn nữa, mẹ đâu có gây sức ép nhiều cho chồng tôi như tôi. Thậm chí, mẹ còn có ý đổ lỗi cho tôi, chắc do tôi có vấn đề nên mới như vậy, chứ con trai mẹ cao to, hoàn toàn khỏe mạnh.
Thấy tôi đòi đi khám quá nhiều, nũng nịu có, khóc lóc cũng có, chồng tôi đành đồng ý. Tuy nhiên, anh bảo phải đến khám ở chỗ của bạn anh. Và kết quả khiến tôi như ngã quỵ. Nguyên nhân chúng tôi khó có con là... do tôi.
Sau khi đi khám về, dù chồng tôi không nói gì, tôi vẫn cảm thấy rất buồn bã và có lỗi với anh cũng như gia đình anh. Tôi thực sự không biết làm thế nào, không dám nói ra sự thật này với mẹ chồng.
Nhưng dĩ nhiên, sau đó mẹ chồng tôi đã biết chuyện và nằng nặc bắt chúng tôi phải ly hôn, gia đình anh không thể vì tôi mà "tuyệt tự tuyệt tôn" được. Tôi đã trải qua hơn 3 tháng ngập trong nước mắt, đau khổ vì không thể được làm mẹ, cùng sự tự trách bản thân.
Mặc dù vậy, tôi cũng rất hạnh phúc và biết ơn khi chồng tôi nhất quyết không đồng ý ly hôn. Mẹ anh có gây sức ép hay gào thét thế nào, anh vẫn không thay đổi ý định. Vì thế, mỗi khi nhìn mặt chồng, tôi lại càng cảm thấy mình có lỗi.
Trong sự cảm kích tột cùng của mình dành cho chồng, tôi vô tình đọc được tin nhắn anh bạn bác sĩ gửi cho chồng tôi. Theo đó, anh bác sĩ liên tục tỏ ra lo lắng, nói rằng: "Ông ơi như này không được đâu. Mấy tháng nay, tôi ăn không ngon, ngủ không yên.
Bao năm qua, ông thừa biết mình bị vô sinh mà bảo tôi đẩy trách nhiệm sang cho vợ ông. Ông xem nhận lỗi với vợ đi, chứ tôi không chịu nổi, không thể giữ bí mật này mãi được đâu. Nhìn thấy cô ấy, tôi xấu hổ lắm".
Quá sốc, tôi ngay lập tức đánh rơi điện thoại, không cầm được nước mắt và hét lớn. Chồng tôi giật mình chạy đến bên tôi. Khi nhìn thấy màn hình có đoạn tin nhắn đó, anh hốt hoảng tột độ, nhanh chóng quỳ xuống chân tôi xin tha thứ. Nhưng tôi làm sao mà tha thứ được?
Chuyện không thể có con đâu ai muốn, đó là nỗi buồn khó có thể diễn tả thành lời mà tôi thấm thía suốt thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế là ngay từ lúc trước khi cưới, anh đã lừa dối tôi rồi bày đủ trò, nào là "kế hoạch", không vội có con, nào là đến chỗ bạn anh khám...
Mặc cho tôi bao đêm ướt gối, đau khổ và tự trách bản thân, mặc cho mẹ chồng gây sức ép, thậm chí xúc phạm tôi hết lần này hết lần khác, anh vẫn thờ ơ, nhất quyết không dám thừa nhận sự thật. Anh đã đẩy mọi trách nhiệm lên đầu vợ.
Chồng tôi quả thực là một kẻ hèn nhát, ích kỷ. Thế mà bấy lâu nay, tôi vẫn còn cảm kích anh, thấy có lỗi với anh...
Hiện tại, sau khi tức giận bỏ về nhà bố mẹ đẻ, tôi quyết định viết đơn ly hôn. Tôi ly hôn không phải vì chúng tôi không thể có con, mà vì chồng tôi là kẻ dối trá.
Theo Dân trí