- VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu,ếtquảbóngđáAsiadhôbxh tây ban nha la liga kết quả môn bóng đá nam tại Asiad 2018, liên tục, nhanh và chính xác nhất.
- VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu,ếtquảbóngđáAsiadhôbxh tây ban nha la liga kết quả môn bóng đá nam tại Asiad 2018, liên tục, nhanh và chính xác nhất.
Ban Giải trí báo VietNamNet ngày 21/2, tác giả Hoàng Anh có bài viết: "Không cần cảnh nóng, drama, bộ phim Đừng làm mẹ cáu vẫn hút khách”.
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với phân tích của tác giả. Nhân đây tôi cũng có những suy nghĩ nhằm lý giải vì sao bộ phim Đừng làm mẹ cáulại hút khách và phim truyền hình làm thế nào để phù hợp với đường lối văn hóa Việt Nam.
Đừng làm mẹ cáu có câu chuyện đơn giản, gần gũi với cuộc sống thật trong xã hội chúng ta. Trong phim có 3 bà mẹ: một mẹ đẻ, một mẹ chồng, một bà mẹ đơn thân (Hạnh). Họ là đại diện cho ba hình ảnh của phụ nữ Việt - thương con, quý cháu - hết lòng vì con vì cháu - cái gì cũng phần con, phần cháu - mẫu của người mẹ Việt chịu đựng, cam chịu vì con.
Đặc biệt, bà Vân - mẹ chồng của Vy không cay nghiệt như các mẫu mẹ chồng thường xuất hiện trên phim, ngược lại bà dịu dàng với con cái, ủng hộ con dâu Vy, rồi cùng con dâu đi “đánh” ghen bồ của con trai mình.
Đành rằng trong xã hội của ta có mẹ chồng hay chì chiết, bắt bẻ, mắng mỏ, đe nẹt con dâu nhưng đưa lên phim làm gì, giáo dục hay dạy người ta bắt chước? Hình ảnh bà Vân là mẫu mẹ chồng của ngày hôm nay, người mẹ coi con nào cũng là con, đáng học lắm chứ!
Tình cảm của người Việt kín đáo, tế nhị, không tự nhiên quá mức như người nước ngoài. Từ ngày xưa, cha ông ta đã đưa cảnh nam nữ quan họ hôn nhau trên sâu khấu nhưng không trần trụi để hai người ôm hôn mà dùng cái nón quai thao để che hai người. Thấy cảnh che nón ai cũng biết họ đang tình tứ trước mặt quan viên từ già đến trẻ của cả làng, cả tổng mà vẫn thấy đẹp, thấy vui.
Ai cũng biết rằng, khi diễn viên đóng cảnh “nóng”, nhiều người cũng khó xử lắm chứ. Tất nhiên cũng có một số người “thích” làm cảnh này, song người chồng, người yêu của bạn diễn với mình nghĩ gì khi xem cảnh đó?
Cha ông ta trong thực tế và sân khấu rất tài xử lý cảnh “chăn gối”, thậm chí đến lễ phồn thực ở một số nơi cũng tế nhị. Thị Nở và Chí Phèo trong lò gạch mặc dù “tục” mà vẫn “thanh”. Ngày nay, công nghệ rất tiên tiến, hiện đại, thiết nghĩ chúng ta cần cải tiến để người diễn không khổ mà người xem cũng thoải mái.
Đừng làm mẹ cáukhông có cảnh nóng nhưng không có nghĩa là phim không hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Cái tài, cái giỏi của người làm phim là hãy học cách làm “giả” mà “thật”, “thật” mà “giả” của nghệ thuật múa rối của Việt Nam ta, con rối gỗ diễn trò mà như thật, xem mãi không chán.
Đừng làm mẹ cáuđã xây dựng những nhân vật trẻ có trí tiến thủ như Hạnh - một cô gái trẻ bằng nghị lực và ham học hỏi đã giải quyết nhiều việc gỡ cho doanh nghiệp bàn thua trông thấy. Tất nhiên phim có tình huống hơi đề cao Hạnh quá nên có việc làm người ta nghĩ cô như siêu nhân.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đường lối văn hóa Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mong sao phim ảnh nói chung, phim truyền hình nói riêng thực hiện đúng đường lối văn hóa Việt Nam!
Độc giả Đỗ Hữu Diên
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
23 giờ tối thứ 7, dạo một vòng tuyến phố Tràng Thi (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chúng tôi bắt gặp một số nhóm người ngồi ngay vỉa hè. Khi chúng tôi đi xe máy qua, có người hỏi với theo: ‘Cho quần áo từ thiện à?’.
Trên sảnh một tòa nhà ở ngã tư Tràng Thi một nhóm 5 người phụ nữ đang ngồi túm tụm. Thấy chúng tôi dừng xe, 2 người phụ nữ tiến lại gần đón ngay túi quần áo cũ. Một người phụ nữ trung niên xin luôn túi còn lại chúng tôi đang để trên xe. 2 chiếc xe đạp cũ chở ít phế liệu đang đặt ngay cạnh họ.
Vừa lật giở các túi quần áo cũ ra xem, một người phụ nữ vừa kể lể: ‘Chúng tôi không có nhà cửa. Ban ngày đi nhặt phế liệu, ban đêm chúng tôi ra đây ngồi, có ai cho gì thì xin’.
![]() |
Nhóm người trên phố Tràng Thi lật giở quần áo cũ vừa được cho |
Cách chỗ những phụ nữ này vài bước là 3 người đàn ông ngồi ở một góc bậc thang tòa nhà.
Đối diện đó là một bà mẹ khác bế theo 2 đứa con nhỏ, ngồi trên vỉa hè. Hai đứa trẻ được mẹ lót tấm nilon nằm ngủ ngay trên nền gạch. Chia sẻ với PV, chị cho biết quê ở Hải Dương, bố mẹ làm ăn ở miền Nam nên không thể trông cháu. Ban ngày, chị gửi 2 đứa trẻ ở nhà thờ, sau đó đi rửa bát thuê. Buổi tối những ngày cuối tuần, chị ra đây xin đồ.
Chỉ 15 phút sau, một nhóm bạn trẻ mặc áo đồng phục của một nhóm thiện nguyện đỗ xe máy, ào xuống phân phát những suất ăn (cháo, bánh mỳ, xôi...) cho tất cả những người này. Sau đó, họ lại nhanh chóng lên xe, đi tặng nốt những suất ăn còn lại cho người ngồi vỉa hè ở các khu vực khác.
Ngay tiếp đoàn đầu tiên là đoàn phát quà thứ 2 bước xuống từ một chiếc ô tô. Lần này, mỗi suất quà là một hộp cơm. Người của nhóm vừa phát cơm vừa ghi lại một số hình ảnh bằng điện thoại.
![]() |
Ô tô của một nhóm từ thiện đi phát quà đêm |
Chị Lan Anh - một thành viên trong nhóm cho biết, các thành viên trong nhóm thuộc một hội từ thiện có tiếng ở Hà Nội, chuyên đi phát cơm, cháo ở khu vực phố Tràng Thi và các bệnh viện nhiều năm nay.
Cuối tuần nào chị cũng cùng nhóm của mình đi phát những suất cơm ở đây, thường là từ 50-70 suất/ tối. Đối tượng mà chị nhắm đến là những người có hoàn cảnh khó khăn hay ngồi trên hè phố vào lúc tối muộn.
Người phụ nữ này chia sẻ, chị biết khá rõ hoàn cảnh của nhiều người ngồi ở đây. Khi được hỏi về hoàn cảnh của người phụ nữ bế theo 2 con nhỏ, chị Lan Anh kể, bà mẹ này có 3 đứa con, trong đó 1 đứa mắc bệnh tự kỷ đang điều trị trong bệnh viện. Ban ngày, chị ta phải vào viện chăm con, ban đêm ra đây ngồi kiếm vài suất cơm, cháo cho ngày hôm sau.
Chị Lan Anh còn chia sẻ, những ngày đầu tiếp xúc, thấy thương tình, chị còn mua cả chăn cho 3 mẹ con và tặng vài trăm nghìn đồng. Nhưng đó là trường hợp đặc biệt. Còn lại, nhóm của chị chỉ tặng quà chứ không tặng tiền.
Chị cũng khẳng định không phải tất cả những người ngồi đây đều là vô gia cư. Chị biết có những người có nhà cửa, nhưng hầu hết là dân lao động đi làm thuê, thuê nhà trọ ở tạm bợ. ‘Có thể lát nữa họ lại về nhà ngủ. Nhưng tôi nghĩ rằng họ đều là những người khó khăn hoặc bệnh tật, kiếm được đồng tiền khó khăn nên mới phải ra đây ngồi xin suất cơm, nên chúng tôi đều cho cả, không đặt nặng vấn đề họ có phải là người vô gia cư hay không’.
‘Tất nhiên, với những đối tượng thanh niên khỏe mạnh, vẫn còn lao động tốt thì có xin chúng tôi cũng không cho’, chị nói.
Ngay sau khi trò chuyện với chị Lan Anh, chúng tôi quay trở lại chỗ nhóm phụ nữ đang bận rộn với những suất ăn vừa nhận được. Người phụ nữ khoảng 50 tuổi nhanh chóng tiến lại gần trình bày hoàn cảnh: ‘Hôm nay trời mưa, cô không đi kiếm được gì, cho cô xin 10 nghìn mua thuốc đau chân’. Tôi đưa cho chị chút tiền rồi ra quán nước gần đó ngồi quan sát.
Đến 1 giờ sáng, có khoảng 5-6 nhóm từ thiện đến phát cơm, cháo, bánh mỳ, sữa... cho những người này. Hầu hết các nhóm có vẻ đã đi nhiều lần, quen mặt từng người. Cũng có một số người trẻ đi theo cá nhân nhỏ lẻ, cứ thấy ai nằm ngồi vỉa hè là phát quà.
Chia sẻ về những người này, chủ quán ăn có thâm niên bán hàng đêm ở cổng Bệnh viện Phụ sản trung ương gần chục năm nay, thở dài nói: ‘Vô gia cư gì, tất cả đều có nhà cửa… Họ thích ra đấy xin ăn thôi. Tí lại kéo nhau về hết’.
![]() |
Người phụ nữ đưa 2 con ra vỉa hè để nhận quà từ thiện |
Theo lời người này, những người nhận đồ kia không phải thuộc diện khó khăn, nghèo khổ, thậm chí còn có cả dân xã hội đen, nghiện ngập, cờ bạc.
Khi được hỏi về người phụ nữ bế theo 2 con nhỏ, người chủ quán nước lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Anh nói, chị đó có nhà ở gần đây, chồng làm nghề sửa xe máy. Hai đứa con bình thường, khỏe mạnh, không thấy đau ốm gì đặc biệt.
Đúng như anh chia sẻ, khoảng 1 giờ sáng, chúng tôi thấy một người đàn ông đi chiếc xe tay ga đến đón 3 mẹ con. Anh chủ quán nói: ‘Đấy, chồng chị ta đấy!’
Nói về một người phụ nữ khác trong nhóm người ngồi đằng xa, anh bảo có 1 người trong số đó anh biết từ khi còn nhỏ. ‘Bà ấy cũng có nhà nhưng khổ thật, khó khăn thật’.
![]() |
Khoảng 2 giờ sáng, nhóm người trên lần lượt ra về sau khi nhận đồ từ thiện |
Đến khoảng 2 giờ sáng, khoảng chục người này lần lượt đứng dậy đi về, mỗi người một hướng, tuyệt nhiên không còn một ai ngồi lại.
Người chủ quán nước cho biết thêm, bán hàng đêm chục năm nay, anh chứng kiến những người này ngồi nhận quà, cơm cháo thường xuyên, thậm chí còn cả ‘xin đểu’. Có thời điểm đông, họ còn tranh nhau, đánh nhau chí chóe. Theo kinh nghiệm của anh: ‘Những người vô gia cư, nghèo khổ thực sự họ không ra đấy ngồi. Họ thường nằm, ngồi ở những góc khuất và đi riêng lẻ’.
Chỉ tay về phía bến xe buýt cách vài bước chân, anh bảo: ‘Kia kìa, có ông vô gia cư thật ngày nào cũng ngủ ở bến xe buýt kia. Thậm chí nhiều người đi qua không ai biết ông ấy ngủ ở đấy. Ông ấy tự trọng lắm. Ai cho thì lấy, không xin ai cái gì bao giờ. Ra đây mua hàng của tôi, ông ấy cũng trả tiền đầy đủ’.
(Còn nữa)
Thương Minh trải manh chiếu rách xin ăn ở gốc cây khế đầu ngõ, con trai ông Kiếm về lấy cơm ra cho. Biết chuyện, vợ chồng ông Kiếm quyết định nuôi Minh hơn 24 năm.
" alt=""/>Bất ngờ về nhóm người vô gia cư nhận quà từ thiện trên phố đêm Hà NộiCuốn sách của nhà văn Phạm Quang Long được nhiều nhà phê bình đánh giá là “tác phẩm đáng đọc” với thế giới nhân vật phong phú và độc đáo cùng góc nhìn nhân văn sâu sắc. Là một tiểu thuyết thế sự, phản ánh câu chuyện nóng hổi của thời cuộc, nhưng Chuyện phốlại mang màu sắc lịch sử, phảng phất “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” trong những ngôi nhà phố cổ hay nét tính cách nhân vật gốc Tràng An được điểm xuyết.
“Đồng vọng” - Trịnh Thu Tuyết
Tựa là những trang sách cuộc đời nên Đồng vọng (NXB Hội Nhà văn) không phải tiểu luận, phê bình hay tạp văn, cũng không dành riêng cho nhà trường. Cuốn sách hàm chứa tiêu đề của thể loại - những đồng vọng tri thức, tâm hồn và khát khao...
Một cuốn sách dày dặn được sắp xếp theo một hệ thống khoa học với ba phần:
Phần I - Những vần thơ và những tiếng lònggồm 20 bài tiểu luận, lý luận phê bình từ hiện đại đến hậu hiện đại, mang đến những trang viết tinh tế về sáng tác của các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Quang Thiều, Văn Công Hùng, Nguyễn Long, Nguyễn Văn Song, Nguyễn Hàn Chung…
Phần II gồm các bài viết về tác phẩm văn xuôi với tiêu đề Bức tranh của đời, chân dung của người.
Phần III - Những tản man suy tư -là những bài viết về hành trình tìm kiếm bản ngã, khám phá nỗi niềm trong cõi nhân sinh và thấu hiểu cuộc sống bằng luận giải tinh tế, đầy trắc ẩn.
“Tôi hạnh phúc khi đọc một cuốn sách hay, nghe một ca từ đẹp, biết ơn cuộc đời khi mỗi ngày được thức dậy cùng bình minh… Cuốn sách đưa bạn đọc tiếp cận đến một thế giới mở trên con đường nghệ thuật, tránh được những lối mòn, đưa ra được những lát cắt sắc sảo bằng nhận định cấp tiến. Một khía cạnh khác rất quan trọng, đó là sự truyền tải hết sức tinh tế các tác phẩm văn học hiện đại, khám phá đa dạng khái niệm của cái đẹp trong thơ” - tác giả trải lòng.
“Ký sự đồng quê” - Trương Văn Ánh
Ký sự đồng quê(NXB Phụ nữ Việt Nam) là bút ký đầu tiên bằng tiếng Việt của tác giả Trương Văn Ánh, người có nhiều năm giảng dạy và thường xuyên sử dụng tiếng Anh để viết sách, giáo trình về ngôn ngữ này.
Sinh ra và lớn lên ở Gò Công (Tiền Giang), dù bị liệt một chân từ nhỏ, Ánh không mặc cảm mà vẫn cùng bạn bè phiêu lưu trên đồng ruộng, sông biển, mò cua bắt ốc, hái rau quả… Ánh đã sống trọn vẹn với đồng ruộng, với đất đai và những cơn mưa còn in dấu mãi trong tâm khảm, để rồi hôm nay khi bồi hồi nhớ lại những vệt ký ức đó, cậu đã viết nên Ký sự đồng quê mộc mạc mà gần gũi.
Tác phẩm mang đến nguồn vui sống cho người đọc, là món quà để thế hệ mai sau nâng niu và giữ gìn những món ăn dân dã, tập tục giản dị của đồng quê. Cuốn sách không chỉ đưa người đọc trở về quá khứ mà còn tượng trưng cho hy vọng về một tương lai, nơi con người trân quý thiên nhiên và vạn vật.
“Chuồng cọp trên cao” - Nguyễn Thu Hằng
Đây là tác phẩm thứ chín của nhà văn Nguyễn Thu Hằng (sinh năm 1976, hiện là giáo viên và là Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương). Trước đó, chị từng viết: Cánh thư bay(2014); Thì thầm cùng giọt sương, Bám biển(2017); Mật thư trên ngọn đa, Đảo thức(2018); Cánh đồng xa xăm(2019), Mưa ngâu(2020) và Mùa hoa lưng chừng gió(2021).
Tác phẩm được trao Giải Ba, cuộc thi Văn học tuổi 20 lần VI với những câu chuyện đẹp trong bối cảnh làng quê châu thổ Bắc Bộ với bãi sông, nghề nuôi trâu, khảm trai... Trong Chuồng cọp trên cao(NXB Trẻ) phảng phất hình ảnh của tuổi trẻ những thế hệ trước, những mối tình lãng mạn và thơ ngây, không có mạng xã hội, không có ngôn từ hiện đại.
Tác phẩm đạt Giải Ba trong cuộc thi Văn học tuổi 20lần VI, với những câu chuyện đẹp về làng quê châu thổ Bắc Bộ, như bãi sông, nghề nuôi trâu, khảm trai...Chuồng cọp trên cao(NXB Trẻ) phảng phất hình ảnh của tuổi trẻ thời xưa những thế hệ trước, những mối tình lãng mạn và thơ ngây, không có mạng xã hội hay ngôn từ hiện đại.
Nhà văn chia sẻ: "Dạy học là ước mơ của tôi khi còn nhỏ. Giờ được sống giữa bầy trò nhỏ, tôi thấy tâm hồn mình vẫn còn trẻ, vẫn mơ mộng trong trẻo như chưa hề già. Khi viết về tình yêu, tôi nghĩ, có thể lúc lớn lên, học trò của tôi sẽ tìm đọc để xem tôi viết về tình yêu như thế nào, giống như bây giờ viết truyện thiếu nhi cho các em. Vì thế, Chuồng cọp trên caođầy thơ mộng, giàu hình ảnh và chi tiết hình tượng".
"Khám phá trẻ thơ" - Maria Montessori
Maria Montessori (1870–1952) là nhà giáo dục, bác sĩ và nhà nhân chủng học, nổi bật với tư duy tiên phong về giáo dục trẻ em. Từ những năm đầu thế kỷ 20, bà nghiên cứu cách trẻ học tập và phát triển trong các môi trường khác nhau, từ đó xây dựng phương pháp giáo dục Montessori, hiện nay được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Montessori tin rằng mỗi đứa trẻ có tiềm năng vô hạn và nhiệm vụ của người lớn là tạo ra môi trường hỗ trợ để trẻ tự do khám phá và phát triển. Bà nhấn mạnh việc tôn trọng sự độc lập, khơi gợi tò mò và nuôi dưỡng đam mê học hỏi tự nhiên ở trẻ. Những tư tưởng này được trình bày trong cuốn Khám phá trẻ thơ (NXB Tri thức).
Ảnh: Tư liệu