Theo Tạp chí An toàn thông tin đưa tin, phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ, trong những năm qua, việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ đại biểu Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Quốc hội và các đối tượng người dùng khác nhau ở Văn phòng Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Văn phòng Quốc hội cũng đã triển khai một số giải pháp quản lý đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống CNTT của Văn phòng Quốc hội.
Tuy nhiên trước những thách thức, nguy cơ và sự tác động rất lớn từ tình hình mất an toàn thông tin trên thế giới và trong nước, việc đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng CNTT của Văn phòng Quốc hội sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Để làm được việc này, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, có vai trò rất quan trọng của các đơn vị chuyên trách về CNTT, đặc biệt cần sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, với các cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Về phía Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu chia sẻ trong thời gian qua, Ban Cơ yếu với chức năng và nhiệm vụ của mình, đã giúp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng CNTT của Văn phòng Quốc hội. Đặc biệt, hệ thống giám sát an toàn thông tin của Ban Cơ yếu đã phát hiện nhiều hành vi, mã độc tấn công vào cổng thông tin điện tử Quốc hội, gây nguy cơ mất an toàn thông tin, nhưng đã được cán bộ của hai bên phối hợp giải quyết kịp thời.
Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào cũng chia sẻ Hội thảo lần này là hoạt động phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Cơ yếu nhằm triển khai Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin đã được lãnh đạo hai bên ký kết năm 2014; cùng với Hội thảo lần này, trong năm 2018, hai bên cũng sẽ phối hợp tổ chức hội thảo về triển khai chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho Văn phòng Quốc hội.
" alt=""/>Thảo luận về an toàn thông tin cho Văn phòng Quốc hội2. Sạc nhiều lần, tốt nhất giữ cho pin ở 40-80%
Hãy bỏ luôn tâm lý tiết kiệm tối đa số lần sạc. Phần lớn các chuyên gia về pin đều đồng ý rằng pin cũng giống như con người: "ăn" nhiều lần và thực hiện nhiều hoạt động nhẹ nhàng sẽ tốt hơn là ăn một bữa thật no và làm việc liên tục.
Nhà khai thác tin nhắn di động hàng đầu của Hàn Quốc Kakao Corp cho hay hãng sẽ khai thác sâu hơn vào thị trường nước ngoài và mở rộng các dịch vụ bao gồm công nghệ blockchain.
Ông Joh Su-yong, đồng Giám đốc điều hành của công ty, cho biết Kakao đã bổ sung thêm nhiều dịch vụ thông tin và dịch vụ công nghệ khác ngoài tin nhắn di động trong những năm gần đây. KakaoTalk là ứng dụng tin nhắn số 1 ở Hàn Quốc.
"Hiện tại là Kakao 3.0, chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá tiềm năng phát triển của chúng tôi thông qua việc tích hợp các dịch vụ giữa các công ty thuộc Kakao và tích cực xây dựng sự hiện diện trên thị trường toàn cầu", Joh nói trong một cuộc họp báo ở Seoul cùng với đồng giám đốc Yeo Min-soo công ty đã công bố tầm nhìn kinh doanh mang tên "Kakao 3.0."
Theo viễn cảnh này, Kakao cho biết họ có kế hoạch "tối đa hóa sự hiệp lực thông qua việc tích hợp các dịch vụ Kakao tập trung vào KakaoTalk".
Từ khi phát hành vào năm 2010, KakaoTalk đã cung cấp nhiều dịch vụ mới, bao gồm trò chơi và các giao dịch tài chính, với sự gia tăng số lượng người sử dụng.
Kakao cho biết họ đặc biệt có kế hoạch khai thác thị trường nước ngoài thông qua các tài sản trí tuệ của mình trong âm nhạc, phim hoạt hình, trò chơi và video.
" alt=""/>Hàn Quốc: Kakao sẽ khai thác thị trường nước ngoài thông qua công nghệ blockchain