Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm của kinh tế số ảo
2025-04-23 14:48:12 Nguồn:NEWS Tác Giả:Nhận định View:439lượt xem
Sáng 7/11,ệtNamcótiềmnăngtrởthànhmộttrungtâmcủakinhtếsốảngoai hang anh Diễn đàn Thúc đẩy nền kinh tế hội tụ ảo vừa diễn ra tại Hà Nội. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc 2023, nhằm chia sẻ những góc nhìn chính sách liên quan đến kinh tế hội tụ ảo, cũng như các lĩnh vực công nghiệp mới về metaverse và ICT.
Diễn đàn được tổ chức bởi Bộ Khoa học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc, Bộ TT&TT Việt Nam và Cục Xúc tiến Công nghiệp Công nghệ thông tin Hàn Quốc nhằm tăng cường hợp tác chính sách kinh tế hội tụ ảo, đồng thời, tạo ra những cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, sự hội tụ giữa thực và ảo hiện nay không còn là một khái niệm xa lạ mà đã trở thành động lực thúc đẩy những thay đổi sáng tạo mạnh mẽ trên mọi khía cạnh đời sống kinh tế xã hội.
Kinh tế số ảo, với trọng tâm là khái niệm metaverse, đã mở ra cánh cửa đến một thế giới kỹ thuật số vô hạn, nơi mọi hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa có thể diễn ra mà không gian và thời gian không còn là rào cản.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm tại Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ. Tỷ trọng kinh tế số trong GDP ở Việt Nam ước đạt 14% vào năm 2022, và mục tiêu đạt 25% vào năm 2025. Việt Nam cũng được đánh giá có tốc độ tăng trưởng kinh tế số cao nhất Đông Nam Á trong những năm gần đây.
Theo Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam năm 2022, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng với doanh thu lên đến 23 tỷ USD. Metaverse đang mở rộng khái niệm thương mại điện tử ra ngoài không gian ba chiều truyền thống, hướng đến một thế giới kỹ thuật số đa dạng và sinh động hơn bao giờ hết.
Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng, Việt Nam đã có đủ những điều kiện cơ bản để nhập cuộc theo đuổi xu hướng công nghệ mới. Với dân số trẻ, đầy năng động và sẵn sàng tiếp thu công nghệ mới, cùng sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm của kinh tế số ảo trong khu vực và trên thế giới.
Để biến tiềm năng thành hiện thực, Chính phủ Việt Nam đã và đang hoạch định các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và bền vững của kinh tế số, trong đó có kinh tế số ảo.
Ông Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT) chia sẻ về định hướng phát triển kinh tế số của Việt Nam.
Hàng loạt các giải pháp đã được Việt Nam thực hiện như nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin với mục tiêu tăng cường băng thông rộng và nâng cao chất lượng kết nối Internet, yếu tố cơ bản để phát triển metaverse. Việt Nam cũng chú trọng đầu tư vào an ninh mạng, đảm bảo một môi trường metaverse an toàn cho người dùng…
Đồng thời, Việt Nam cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực công nghệ số, qua đó hình thành lực lượng lao động không chỉ giỏi công nghệ mà còn sáng tạo và linh hoạt, có khả năng thích nghi với môi trường số ảo năng động và đầy thách thức.
Với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, Việt Nam đã và đang triển khai một số hoạt động thử nghiệm để tích hợp công nghệ blockchain, AI và VR/AR vào nền kinh tế, mở rộng khả năng ứng dụng của metaverse từ giải trí đến giáo dục, y tế và bất động sản ảo.
Thứ trưởng Phan Tâm cho biết: “Chúng ta không bỏ qua xu hướng công nghệ metaverse, nhưng cũng không thể không cảnh giác trước những rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy, Việt Nam hướng đến việc xây dựng một lộ trình phát triển văn minh nhưng an toàn, một hệ thống pháp lý và quản lý minh bạch để tạo dựng lòng tin và khuyến khích sự sáng tạo”.
“Thông qua sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, chúng ta có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cùng nhau tạo dựng một nền kinh tế hội tụ ảo mạnh mẽ và bền vững. Sự hợp tác này không chỉ giới hạn ở mức độ hai quốc gia, mà còn mở rộng ra cấp độ khu vực và toàn cầu, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của toàn nhân loại”, Thứ trưởng Phan Tâm nói.
Thứ trưởng Park Yun Kyu - Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc.
Chia sẻ từ Hàn Quốc, ông Park Yun Kyu, Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho hay, ông đã rất ấn tượng với tốc độ và đường lối chuyển đổi số của Việt Nam khi đến thăm để mở rộng hợp tác kỹ thuật số với các nước châu Á.
Theo Thứ trưởng Park Yun Kyu, để nâng cao năng lực cạnh tranh kỹ thuật số quốc gia, chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp mới một cách hệ thống như trí tuệ nhân tạo, 6G, metaverse,... và mở rộng đổi mới kỹ thuật số trong mọi mặt của kinh tế và xã hội. Vào tháng 9 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố Tuyên ngôn về quyền kỹ thuật số. Đây là một khuôn phép, trật tự kỹ thuật số mới.
Chính phủ Hàn Quốc mong muốn thực hiện đổi mới kỹ thuật số cùng với cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam, đồng thời nỗ lực hiện thực hóa một xã hội phát triển mạnh về kỹ thuật số, nơi mọi người đều được hưởng lợi ích từ đổi mới kỹ thuật số một cách công bằng.
Lãnh đạo Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho rằng, Diễn đàn Thúc đẩy nền kinh tế hội tụ ảo là cơ hội tuyệt vời để 2 nước chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp metaverse và tìm kiếm các phương án hợp tác.
“Các công ty khởi nghiệp của 2 nước sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh mới và bước ra thế giới rộng lớn hơn thông qua sự kiện này. Hy vọng rằng sự trao đổi, hợp tác giữa 2 nước sẽ tiếp tục được mở rộng, 2 nước sẽ cùng nhau tạo ra một tương lai tươi sáng và năng động hơn trên cương vị là đối tác trong thời đại kỹ thuật số”, Thứ trưởng Park Yun Kyu của Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc kỳ vọng.
Việt Nam - Hàn Quốc chia sẻ tầm nhìn, cơ hội hợp tác về công nghệ sốViệt Nam và Hàn quốc có nhiều điểm chung và cơ hội hợp tác về công nghệ số, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển chính phủ số và nguồn nhân lực số.
Một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất trong ngành là Alibaba đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam thông qua thương hiệu Lazada. Alibaba có vốn hóa hàng trăm tỷ USD và họ chỉ cần dùng 4 tỷ USD đầu tư vào Lazada để thâm nhập vào toàn bộ thị trường ASEAN 630 triệu dân, gần bằng một nửa dân số của Trung Quốc.
ASEAN lại là thị trường có dân số trẻ với mức thu nhập không ngừng tăng lên. Theo tôi thì đây là một thương vụ hiệu quả cho Alibaba. Nhưng Alibaba vẫn có rất nhiều đối thủ và họ phải giải quyết bài toán cốt lõi là mang đến giá trị thật cho người tiêu dùng Việt Nam.
Nhìn chung là thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam hiện vẫn còn rất khiêm tốn so với bán lẻ truyền thống. Tỷ lệ thâm nhập của thương mại điện tử so với doanh số bán lẻ chưa đạt đến 2%. Trong khi đó, con số này trung bình của thế giới là 8%, tại Mỹ là 12%, và tại Trung Quốc là hơn 16%.
Do vậy tôi thấy cơ hội phát triển của các dự án thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn vì thị trường vẫn đang liên tục tăng trưởng. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt phải tạo được sự khác biệt trong chất lượng sản phẩm dịch vụ và xây dựng được lòng tin từ khách hàng.
- Hiện tại mọi người đang nhắc rất nhiều đến công nghệ 4.0. Có phải đó là lý do chị chọn ngành VR để học?
- Tình cờ khoảng 2 năm trước, tôi có dự một hội thảo về VR tại Mỹ. Khi về tôi cứ trăn trở mãi: tại sao cả hội thảo đó chỉ có các công ty công nghệ đến từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc mà không thấy người Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác.
Tôi nhận ra rằng VR là một ngành còn quá mới của thế giới mà trong đó trình độ hiểu biết và kiến thức về VR của các nước chưa có quá nhiều sự chênh lệch. Nghĩ vậy nên tôi tin rằng Việt Nam, Trung Quốc hay Mỹ đều có cơ hội như nhau vì VR là một lĩnh vực còn trong giai đoạn khai phá.
Từ đó, tôi nghĩ rằng tại sao mình không chịu khó tìm hiểu sớm, tích lũy kiến thức về VR và có thể xây dựng một cộng đồng tại Việt Nam để cùng nhau học tập chia sẻ, giúp Việt Nam có được vị thế trong bản đồ VR của thế giới trong tương lai.
Bây giờ tôi nhìn VR cũng giống như thời điểm năm 2006-2007, khi mà điện thoại thông minh mới bắt đầu được giới thiệu. Thời điểm đó nếu các công ty chấp nhận đầu tư sớm để xây dựng ứng dụng điện thoại (Mobile App) và giới thiệu ra thị trường sản phẩm tốt thì có rất nhiều lợi thế của người tiên phong.
- Vậy VR sẽ là một ngành rất tiềm năng cho Việt Nam khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
- Theo tôi thấy thì VR sẽ là ngành có thể thay đổi cuộc chơi cho các startup công nghệ Việt Nam. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có rất nhiều công nghệ khác nhau như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo (VR), Blockchain… Trong đó VR là một mảng rất quan trọng vì nó có thể thay đổi trải nghiệm của con người. Nó có thể áp dụng vào lĩnh vực giáo dục, giải trí, du lịch, thể thao và trong cả đời sống hàng ngày.
Tôi quan sát cứ 10-20 năm thế giới lại có một sự thay đổi công nghệ mang tính bước ngoặt. Từ những năm 90, thế giới có Internet. Sau đó những năm 2000 là bùng nổ phong trào “.com”. Năm 2007 thì có smartphone và đến bây giờ thì cả thế giới cùng dùng smartphone.
Để cho VR có thể phát triển thì công nghệ phần cứng của VR phải được cải thiện hơn. Hiện nay các thiết bị VR vẫn còn kích thước to, chưa tiện lợi, giá thành cao. Nhưng nói chung việc cải tiến phần cứng chỉ là vấn đề thời gian.
Trong hệ sinh thái VR thì ngoài phần cứng ra sẽ có mảng nội dung (content) sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong mảng nội dung thì có thể phân ra rất nhiều lĩnh vực, từ nội dung về game (trò chơi), cho đến điện ảnh, du lịch, thể thao, phần mềm tiện ích…
Ví dụ như VR có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta xem thể thao hiện nay. Thay vì xem đội tuyển U23 Việt Nam thi đấu thông qua màn hình TV thì chúng ta có thể xem trận đấu như ngồi trên khán đài, nhìn được 360 độ, cảm nhận được bầu không khí xung quanh nhờ ứng dụng công nghệ VR.
Trong lĩnh vực du lịch, VR cũng có thể hoàn toàn thay thế trải nghiệm của mọi người. Nếu ngồi ở quán cà phê này mà buồn quá thì mọi người có thể đeo kính vào để hiện ra khung cảnh của Dubai hay bãi biển Hawaii, thậm chí có thể đến Sao Hỏa.
- Vậy công việc chính của chị liên quan đến ngành VR?
- Không, công việc của tôi hiện tại là điều hành một quỹ đầu tư mạo hiểm tên là ESP Capital. Hoạt động xây dựng cộng đồng VR Society Vietnam chỉ là sở thích cá nhân.
- Quỹ đầu tư mạo hiểm của chị hoạt động như thế nào?
- ESP Capital là quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào vòng sơ khởi (seed-fund). ESP là chữ viết tắt của Early Stage Partner, tạm dịch là “Đối tác từ ngày đầu”. Chúng tôi hướng tới việc đầu tư vào những công ty công nghệ có thể đem lại sự thay đổi lớn, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng và góp phần tích cực vào sự phát triển của xã hội.
Quan trọng hơn hết là ESP đặt mục tiêu đồng hành và hỗ trợ các startup công nghệ Việt Nam phát triển mạnh mẽ để có thể tạo được dấu ấn trong khu vực trong thời gian sắp tới.
Nếu nhìn qua một số quốc gia Đông Nam Á khác thì chúng ta đang thấy họ đã có nhiều công ty khởi nghiệp đạt lên tầm Unicorn (tên gọi của các công ty startup có giá trị hơn 1 tỷ USD). Một trong những công ty nổi bật nhất là Grab của Malaysia đã vừa giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với một công ty khổng lồ từ nước ngoài.
Tôi và các cộng sự cũng rất băn khoăn khi chưa có công ty startup nào ở Việt Nam được công nhận là Unicorn cho đến nay. Vì thế nên khi làm ESP, tôi cùng các cộng sự đặt ra mục tiêu là sẽ tìm được những công ty tiềm năng và đồng hành phát triển để Việt Nam sớm có công ty khởi nghiệp trở thành Unicorn.
- Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư ở giai đoạn seed-fund khác gì các quỹ khác? Tại sao chị lại chọn đầu tư ở giai đoạn khởi điểm?
- Khi nghiên cứu hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy chưa có nhiều quỹ đầu tư ở giai đoạn khởi điểm (Seed). Trong khi startup Việt lại đang rất cần vốn ở giai đoạn đầu tiên. Nếu không có người sẵn sàng đầu tư và chấp nhận rủi ro từ lúc startup chưa có gì thì rất khó để tạo ra những doanh nghiệp trị giá triệu USD hay tỷ USD.
Trong ngành đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào vòng càng sớm thì càng khó, do rủi ro cao. Ví dụ khi đầu tư vào vòng A hoặc B thì startup thường đã có lịch sử hoạt động, có chứng minh doanh số và số liệu tài chính rõ ràng. Nhưng nếu đầu tư ở vòng khởi điểm (seed) thì phần lớn startup chỉ vừa mới có ý tưởng hoặc sản phẩm, chưa có nhiều chứng minh về nguồn doanh thu và khách hàng. Đó cũng là lý do mà số lượng quỹ đầu tư từ vòng seed-fund tại Việt Nam còn rất ít chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Là người từng khởi nghiệp nhiều lần nên tôi rất thấu hiểu sự khó khăn của những nhà sáng lập (founder) phải vất vả tìm được nhà đầu tư và gọi vốn vòng đầu tiên. Tôi cũng có dịp gặp và làm việc với rất nhiều tài năng trẻ của Việt Nam nên tôi muốn góp phần vào việc hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp được phát triển bằng việc vận hành quỹ seed-fund.
Nhưng nói chung thì tài chính cũng chỉ là bước ban đầu để giúp cho một công ty khởi nghiệp. Chúng tôi muốn đồng hành và ít nhất phải hỗ trợ 4 giai đoạn cho một startup.
- Chị có thể nêu cụ thể hơn?
- Giai đoạn đầu tiên là thiết lập tầm nhìn (vision). Người ta thường nói là đi bộ đúng hướng thì còn tốt hơn chạy nhanh mà sai hướng. Vì vậy nên từ đầu, chúng tôi sẽ cùng với nhà sáng lập của startup nghiên cứu và xây dựng tầm nhìn dài hạn, giúp biến sản phẩm thành công ty Unicorn. Nếu sản phẩm có tiềm năng thì tôi thường hướng cho các nhà sáng lập phải mở rộng sản phẩm ra toàn cầu chứ không phải chỉ dừng lại ở thị trường Việt Nam.
Trong giai đoạn thứ hai, chúng tôi hỗ trợ quá trình xây dựng sản phẩm cho công ty. Một công ty khởi nghiệp thường mạnh một trong 2 mảng kinh doanh hoặc công nghệ, ít có công ty nào mạnh cả 2 ngay lập tức.
Sau khi đầu tư, chúng tôi sẽ hỗ trợ startup xây dựng sản phẩm và cùng với nhà sáng lập thiết lập các công cụ đo đạc để đảm bảo công ty phải hiểu được sản phẩm còn chưa làm hài lòng khách hàng ở đâu, mất đi khách hàng vì lí do gì. Từ đó, các nhà sáng lập sẽ tích lũy được nền tảng kiến thức tốt cũng như học được những điểm làm sai để tự nâng cấp sản phẩm.
Ở giai đoạn thứ ba, chúng tôi sẽ giúp công ty hoàn thiện mảng vận hành. ESP sẽ tư vấn cho startup xây dựng quy trình vận hành đơn giản và hiệu quả, làm sao để xỷ lý một đơn hàng cũng giống như 1.000 đơn hàng mà vẫn đảm bảo yếu tố chất lượng cho khách hàng.
Giai đoạn thứ tư là tăng tốc và tăng trưởng công ty. Khi công ty có 10 người thì quản trị đơn giản, đến 30 người thì đã tương đối khó, còn khi đạt đến 100 người, 1.000 người thì startup cần phải có phương pháp quản trị đúng đắn để làm sao vừa giữ được văn hóa bản sắc của mình, vừa có thể kiểm soát được đầu việc của công ty. ESP sẽ giúp các nhà sáng lập xây dựng quy trình, tổ chức bộ máy nhân sự và tăng trưởng hiệu quả.
- Nếu vậy, quỹ đầu tư của chị có can thiệp quá sâu vào hoạt động startup? Tỷ lệ sở hữu của chị thường là bao nhiêu?
- Tôi nghĩ đó là mối quan hệ 2 chiều. Chọn một nhà sáng lập mà bạn muốn đồng hành ở vòng seed-fund cũng khó như bạn chọn vợ chồng vậy. Bạn với nhà sáng lập phải cùng có ước mơ và tầm nhìn. Khi đã có sự hòa hợp thì mọi chuyện khác rất đơn giản.
Đối với ESP Capital thì chúng tôi không bị áp lực phải thoái vốn khỏi startup trong 5-6 năm như một số quỹ đầu tư khác. Nhiều khi tôi đầu tư vòng seed-fund và lại tiếp tục đồng hành đầu tư thêm vào các vòng tiếp theo nữa.
Về mặt quản trị công ty, tôi mong muốn giúp cho các nhà sáng lập trở thành những nhà lãnh đạo thực thụ. Chúng tôi chỉ sở hữu 10-20% công ty trong vòng đầu tiên, và số tối đa cũng là 30% mà thôi.
Quyền quyết định vẫn nằm ở các nhà sáng lập. Nếu chiếm tỉ lệ vốn quá cao thì mình sẽ “làm hư” nhà sáng lập hoặc vô hiệu hóa các công sức của họ. Nói tóm lại nguyên tắc của ESP là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho startup có cơ hội thể hiện và phát triển công ty của mình.
- Quỹ đầu tư của chị là có vốn thế nào? Ngoài chị còn có những ai sở hữu?
- Hiện nay ESP Capital huy động khoảng 20 triệu USD. Các thành viên góp vốn đều là người Việt Nam, đều là những nhà sáng lập của các startup tương đối thành công trên thị trường. Quỹ có khoảng 8 thành viên, nhưng là những ai thì tôi xin phép không tiết lộ.
- Chị đã tìm được những startup tiềm năng chưa? Chị thấy cộng đồng startup của Việt Nam như thế nào?
- Hiện tại ESP Capital đã đồng hành cùng 8 startups và chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiểm để đầu tư thêm từ 5-10 startups trong năm nay.
ESP có chiến lược xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm để phục vụ khách hàng một cách xuyên suốt. Chúng tôi đã đầu tư vào Canavi - một nền tảng giúp kết nối việc làm. Sau khi có việc làm, chúng ta thường quan tâm đến nhà cửa. Vì vậy ESP cũng đã đầu tư vào Homedy.com, là một nền tảng chuyên về bất động sản trực tuyến.
Cuối cùng, ở mảng giải trí, nghỉ dưỡng thì ESP cũng dang hỗ trợ cho Luxstay.net - nền tảng chia sẻ căn hộ ngắn hạn.
Ngoài những startup đã đầu tư thì tôi có được sự may mắn khi được gặp các bạn trẻ tài năng, có những kiến thức tốt và đam mê máu lửa về khởi nghiệp. Tôi đánh giá nước mình có rất nhiều bạn trẻ thông minh, có nền tảng logic, kiến thức, am hiểu về công nghệ rất nhanh.
- Uyên Vy nói rất say mê về công việc và những dự định trong tương lai. Còn cuộc sống của chị như thế nào? Bận rộn như vậy chị có thời gian dành cho chuyện tình cảm không?
- (Cười) Có chứ, nhưng đã là chuyện cá nhân thì chỉ nên dành cho cá nhân thôi. Ngoài đi làm thì tôi cũng giải trí như đi chơi với bạn bè, đi gặp các bạn mới… Nhưng mà những chuyện đó tôi ít khi nào chia sẻ nên người ta không biết thôi. Trong mỗi con người luôn có 2 khía cạnh là công việc và cuộc sống. Cái hay nhất là mình phải tự biết cân bằng.
Trong thời gian qua thì tôi cũng dành nhiều thời gian đi du lịch. Tôi rất thích đi một số nơi mà mình có thể khám phá như văn hóa ở Bhutan, văn hóa khởi nghiệp ở thung lũng Silicon (Mỹ), Nam Cực… Đi đâu tôi cũng rất thích khi được giao lưu và làm quen với bạn mới để học được rất nhiều từ kiến thức, kinh nghiệm, góc nhìn của họ.
- Từng lọt vào danh sách 30 gương mặt trẻ nổi bật châu Á - “30 under 30” của Forbes, cảm xúc của chị thế nào?
- Mình chia sẻ rất thật là khi lọt vào danh sách mình còn không biết. Đến lúc được báo đăng bài thì mới được biết.
Quan điểm của mình là không quan trọng các danh hiệu mà luôn cố gắng làm tốt nhất việc của mình. Nếu nghĩ đơn giản như vậy thì bản thân mình sẽ không bao giờ áp lực và đặt kỳ vọng quá lớn vào những thứ bên ngoài.
- Chị có nghĩa rằng mình đang làm những thứ quá to tát với con gái không? Nếu được cổ động các bạn nữ khởi nghiệp, chị sẽ nói gì?
- Rất nhiều người hỏi tôi về chuyện nghĩ sao về bình đẳng nam nữ. Tôi thường ít trả lời những câu hỏi này vì bản thân tôi nghĩ rằng nam hay nữ cũng như nhau. Cho dù là giới tính nào thì mọi người đều cần phải tập trung làm tốt công việc của mình.
Vì thế nên tôi tin rằng mỗi cá nhân đều có sự đặc biệt của riêng mình. Tôi thường ít phân biệt giới tính hay phân biệt vị trí đó phải là nam hay nữ trong công việc. Trong cuộc sống cũng vậy, khi về nhà mà thích làm việc nhà thì sẽ làm, còn không thích thì có thể làm việc khác, đơn giản vậy thôi! Tôi luôn mong mọi người hãy cảm thấy thoải mái nhất, tự nhiên nhất trong cuộc sống của mình.
" alt=""/>Lê Hoàng Uyên Vy: Tôi rời Adayroi để tìm startup tỷ USD cho Việt Nam