Trong năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 và thiên tai bão lụt, nhưng ngay từ đầu năm, VNPT đã tập trung triển khai các giải pháp sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, VNPT hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh với tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 162,7 nghìn tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch (nếu loại trừ yếu tố ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là khoảng 2.000 tỷ đồng thì VNPT hoàn thành kế hoạch doanh thu). Lợi nhuận của VNPT đạt 7,1 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của VNPT đạt 10,4%.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Đức Long, Chủ tịch VNPT cho biết, năm 2020 VNPT đã đổi mới toàn diện phương thức tổ chức sản xuất và kinh doanh dịch vụ, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng sáng tạo công nghệ, góp phần hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra.
Về lĩnh vực chuyển đổi số, ông Phạm Đức Long cho biết, VNPT khẳng định được vai trò tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia khi triển khai thành công nhiều nền tảng lớn cho Chính phủ như: Trục liên thông văn bản quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Cổng Dịch vụ công Quốc gia. VNPT cũng dựng và tích hợp thành công nền tảng thanh toán Payment Platform với Cổng Dịch vụ công quốc gia và các Cổng Dịch vụ công của Bộ ngành, địa phương để thực hiện thanh toán cho dịch vụ công trực tuyến. VNPT đang tham gia xây dựng các cơ sở dữ liệu quan trọng như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, y tế, giáo dục…
![]() |
Ông Phạm Đức Long, Chủ tịch VNPT cho biết, VNPT đã khẳng định được vai trò tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia khi triển khai thành công nhiều nền tảng lớn cho Chính phủ. |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đánh giá Covid đã thay đổi một cách căn bản các hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi khả năng chống chịu thích ứng của doanh nghiệp, của nền kinh tế trong môi trường tiếp tục thay đổi nhanh và có xu hướng chuyển dịch online mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, VNPT đã kịp thời nắm bắt được cơ hội và đi đúng hướng trên con đường tự đổi mới, tái cấu trúc định hình lại để phát triển nhanh và bền vững. Tập đoàn có những bước thành công rất đáng khích lệ trong tiến trình chuyển đổi từ nhà mạng viễn thông thành doanh nghiệp CNTT và nay trở thành doanh nghiệp công nghệ số.
“Trong nhận thức của Chính phủ, các địa phương và người dân thì VNPT không chỉ là một nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông CNTT truyền thống như di động, Internet, mà ngày nay VNPT đã là một địa chỉ tin cậy để chuyển đổi số, cung cấp các dịch vụ số. Năm 2020, VNPT thử nghiệm thành công công nghệ 5G và bắt đầu triển khai thử nghiệm thương mại. Bên cạnh đó, VNPT cũng tham gia vào chương trình chuyển đổi điện thoại thông minh giá rẻ cho người dân theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ TT&TT để phục vụ cho chuyển đổi số, tiến tới dừng công nghệ di động cũ. Đặc biệt là trong năm nay, VNPT cùng Bộ TT&TT và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số đã tham gia cùng với Chính phủ và các bộ ban ngành trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, phòng chống đợt bão lụt lịch sử tại miền Trung vừa qua”, Thứ trưởng Phan Tâm nói.
Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị VNPT tiếp tục nghiên cứu, bám sát những định hướng mới của Bộ TT&TT để chuyển đổi số quốc gia về phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, chính phủ số; phải trở thành một trong các nhân tố tích cực nhất để hiện thực hóa định hướng này. VNPT cần chủ động đề xuất các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố khuôn khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm ứng dụng mới đi vào cuộc sống. Hiện nay, hạ tầng viễn thông đang chuyển mạnh mẽ thành hạ tầng số. Với tinh thần là hạ tầng đi trước một bước, VNPT cần quan tâm đầu tư mạnh mẽ vào các hạ tầng này và có kế hoạch triển khai hiệu quả mạng 5G. Bên cạnh đó, VNPT tiếp tục tham gia vào chương trình của Chính phủ và Bộ TT&TT để chuyển đổi điện thoại thông minh với mục tiêu mỗi người dân có một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang…
“VNPT là một tập đoàn chủ lực trong lĩnh vực viễn thông và CNTT, vì vậy cần xác định sứ mệnh lịch sử của mình trong chuyển đổi số quốc gia, cũng như đảm bảo an toàn an ninh trong quá trình chuyển đổi số. VNPT cần tham gia tích cực và dẫn dắt toàn bộ quá trình chuyển đổi số quốc gia, đảm bảo cho sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng”, Thứ trưởng Phan Tâm nói.
Trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh, ngoài việc cạnh tranh thì “hợp tác” cũng phải trở thành một từ khóa quan trọng trong nhận thức cũng như chiến lược phát triển của VNPT. Vì vậy, VNPT cần hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam để phát triển hệ sinh thái sản phẩm ứng dụng công nghệ số toàn diện theo hướng cá nhân hóa dịch vụ, lấy khách hàng làm trung tâm nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Đồng thời, hợp tác với cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số để tạo ra không gian phát triển mới cùng nhau phát triển nhanh và bền vững.
Thái Khang
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia số vào năm 2030. Ở vai trò dẫn dắt hành trình này, ngành TT&TT có thể chọn áp dụng các bài học mà thế hệ đặt nền móng cho Internet từng vận dụng.
" alt=""/>VNPT phải dẫn dắt quá trình chuyển đổi số quốc gia và an toàn trên không gian mạngTrong giai đoạn cao điểm của mùa thi vào lớp 10, các học sinh lớp 9 hiện đang gấp rút chạy đua ôn thi. Ngoài việc phải nạp khối lượng kiến thức khổng lồ khiến các em mệt mỏi, học sinh còn phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía. Cùng với đó, các môn học trên trường khiến học sinh chỉ chú trọng lý thuyết trong sách vở thay vì các kiến thức và kỹ năng thực tế, ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, tư duy lập nghiệp, hay áp dụng lý thuyết vào thực hành,…Để khắc phục tình trạng này, Aptech đã triển khai mô hình đào tạo tiên tiến: chương trình tích hợp Trung học Phổ thông Công nghệ Quốc tế.
Theo đại diện Aptech, trọng tâm của chương trình đào tạo mới này gồm 3 phần:
Về các môn văn hóa, chương trình giảm tải khối lượng nhưng vẫn đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT. Môn Toán, Văn được chú trọng với sự giảng dạy của giáo viên giàu kinh nghiệm các trường THPT thuộc Top đầu tại Hà Nội. Việc giảm tải những kiến thức lý thuyết giúp học sinh không cần phải đi học thêm, giảm thiểu áp lực học hành thi cử.
Quan trọng hơn, học sinh được đào tạo chuyên nghiệp theo chuẩn Quốc tế về ngành Công nghệ Thông tin - một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. Học sinh được học 21 công nghệ mới nhất theo giáo trình bản quyền của Tập đoàn Aptech Toàn cầu. Học đi đôi với hành, các em được thực hành 4 dự án lập trình với sự hướng dẫn sát sao của các chuyên gia Aptech Việt Nam và Ấn Độ.
Môn tiếng Anh được chú trọng đặc biệt với việc tăng cường thời lượng gấp 3 lần các chương trình bình thường và được dạy bởi 100% giáo viên Philippines có bằng chuyên môn giảng dạy tiếng Anh.
Bên cạnh đó, chương trình còn đào tạo bộ kỹ năng mềm Lãnh đạo Bản thân và các bộ môn thể thao như bơi, tennis và bóng rổ. Đây là một điểm nổi bật của chương trình giúp học sinh tự tin hội nhập với môi trường toàn cầu và phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực.
![]() |
Các học sinh đầu tiên của chương trình tích hợp THPT - CNQT |
Kết thúc 3 năm học, ngoài bằng tốt nghiệp THPT quốc gia, học sinh còn được cấp thêm bằng Advanced Diploma in System Engineering (ADSE) của Aptech và được Tổ chức Giáo dục NCC Anh Quốc cấp bằng L5 (tương đương bằng Cao đẳng tại Anh).
Với bằng ADSE, các em có thể xin việc tại 40 quốc gia trong hệ thống Aptech toàn cầu. Bằng Anh Quốc L5 học sinh được phép học liên thông lên thẳng năm cuối đại học của hơn 60 trường Đại học hàng đầu tại Anh, Mỹ, Singapore, Đức,… rút ngắn 3 năm học so với các bạn đồng trang lứa.
![]() |
Học sinh được học tập trong môi trường đào tạo chuẩn Quốc tế của Aptech |
Đại diện trường Aptech cho biết: “Chúng tôi giới hạn số lượng tuyển sinh cho chương trình năm nay để tăng cường tập trung vào chất lượng Đào tạo”.
Chương trình tiên tiến này được đông đảo các phụ huynh có con thi vào lớp 10 rất hưởng ứng. Chị Nguyễn Thị Thu H. (Hai Bà Trưng, Hà Nội), có con trúng tuyển chương trình này tại 285 Đội Cấn chia sẻ: “Thi vào cấp 3 bây giờ với các con là quá áp lực, vì tỉ lệ cạnh tranh cao, điểm đầu vào cũng cao. Chương trình học cũng rất nặng, mười mấy môn học toàn lý thuyết, bình thường không đi học thêm thì các con khó mà đỗ đại học. Chương trình tích hợp này rất thực tế, các con thích CNTT vừa không phải học nhiều môn không liên quan, vừa được học nghề CNTT luôn khi đang học THPT”.
APTECH Toàn cầu là tập đoàn của Ấn Độ đi tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Công nghệ Thông tin (CNTT) trên thế giới. Có mặt tại Việt Nam từ 1999, APTECH vinh dự được Hội Tin học TP.HCM và Tạp chí PC World trao cúp Đơn vị đào tạo CNTT số 1 Việt Nam và được Hiệp hội Phần mềm Việt Nam Vinasa công nhận là đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc nhất trong 16 năm liên tiếp (2003-2018) Về cách thức ứng tuyển, các bạn học sinh cần vượt qua 2 bài thi là Toán tư duy (GMAT) và tiếng Anh theo bộ đề thi của Tập đoàn Aptech toàn cầu. PH và HS tham khảo đề thi mẫu tại www.aptechvietnam.com.vn/thpt/ . |
Doãn Phong
" alt=""/>Cơ hội được ‘luyện’ bằng Lập trình viên Quốc tế từ lớp 10Từ lúc phát hiện bệnh đến khi mất quá chóng vánh, Thanh Hoa không kịp xoay xở, cũng không muốn thông báo với mọi người dù hoàn cảnh khó khăn. Vài đồng nghiệp vô tình biết chuyện đã thăm hỏi, hỗ trợ nữ diễn viên phần nào.
Một ngày, Thanh Hoa nói nếu may mắn khỏi bệnh sẽ viết một kịch bản về đời mình, bao gồm cơn bạo bệnh, để cảnh tỉnh mọi người. 3 ngày trước khi qua đời, bệnh viện cho diễn viên về nhà.
Sáng 5/1, Thanh Hoa về nhà, do đã mở nội khí quản nên không thể nói chuyện, không để lại di ngôn. Lúc đầu, chị vẫn tỉnh táo, có thể gật hoặc lắc đầu, khoảng 14h thì Thanh Hoa không còn phản ứng.
Trong ký ức gia đình, Thanh Hoa là người chị cả tận tâm. Năm 2007 cha mất, năm 2010 mẹ mất, Thanh Hoa trở thành trụ cột gia đình, một tay bán cá nuôi các em ăn học.
Những năm gần đây, chị còn đi học thạc sĩ chuyên ngành sư phạm thể dục thể thao với mong muốn trở thành giáo viên. Lúc Thanh Hoa không khỏe, các em đề nghị chị nghỉ làm việc nhưng bị từ chối. Có lúc, anh Đạt buồn, nghĩ do mình mà chị gái phải làm việc lam lũ.
Lễ viếng diễn viên Thanh Hoa diễn ra tại nhà riêng vào sáng 6/1. Lễ truy điệu và tiễn đưa tổ chức sáng 8/1.
Từ Mỹ, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh - nhà sản xuất phim Bánh bèo hữu dụngcó Thanh Hoa tham gia - nói chưa hết bàng hoàng. Trước đó, anh hoàn toàn không biết thông tin về sức khỏe, bệnh tình của nữ diễn viên.
"Điều này rất đúng với tính cách của Hoa. Em ấy luôn kiệm lời, nuốt mọi thứ vào trong - biểu hiện của sự tự trọng", anh cho hay.
Huỳnh Tuấn Anh nhớ lúc sắp đóng máy phim Bánh bèo hữu dụng, trong buổi cà phê, Thanh Hoa chợt hỏi: "Anh! Sao chúng ta nghèo như vậy?" khiến anh im lặng hồi lâu.
Thanh Hoa không giấu hoàn cảnh, từ nghèo khó mưu sinh, nuôi các em đến nỗ lực học hành, vươn lên trong cuộc sống. Chị khó khăn nhưng tuyệt nhiên không làm phiền bất cứ ai. "Trong những buổi gặp, Hoa chưa từng để người khác trả cho mình dù chỉ 1 cốc trà đá", đạo diễn kể.
Lúc thanh toán cát-sê, Huỳnh Tuấn Anh có chuyển thêm một khoản nhằm cảm ơn đóng góp của Thanh Hoa trong phim Bánh bèo hữu dụngnhưng chị đã xin chuyển trả lại, chỉ muốn nhận đúng tiền công trên hợp đồng.
Anh nói: "Sự ra đi của Hoa giống với tính cách, con người em. Em đã tự trọng đến phút cuối cùng".
" alt=""/>Ngày cuối đời và ước nguyện dang dở của diễn viên Thanh Hoa 'Hai Phượng'