
Tuy nhiên, hôm 6/8, Ukraine đã bất ngờ phát động cuộc tấn công xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga, giữa lúc quân đội Nga mất cảnh giác tại khu vực này. Chiến dịch tấn công của Ukraine đã buộc Nga phải điều một số lực lượng từ Ukraine về bảo vệ Kursk.
Sau nhiều tháng Nga tấn công không ngừng, các lực lượng Kiev sẽ phải rút quân khỏi một số khu vực. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk sẽ là lời nhắc nhở kịp thời cho các đồng minh quốc tế rằng, kết quả của cuộc xung đột không thể đoán định trước.
Theo ông Hamilton, Ukraine nhận thức sâu sắc được điều này là đặc biệt quan trọng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Bởi nếu ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng, ông có thể sẽ cắt viện trợ quân sự cho Ukraine. Do đó, Kiev dường như đang cố gắng đặt mình vào vị trí tốt nhất có thể nếu phải tham gia đàm phán với Nga.
Nhà nghiên cứu cấp cao Jack Watling tại Viện Dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh cho rằng, “về mặt chính trị, mục đích của chiến dịch tấn công Kursk là tạo đòn bẩy trước các cuộc đàm phán có thể xảy ra”.
“Chính phủ Ukraine muốn đảm bảo nếu phải tham gia đàm phán, họ sẽ có những thứ mà Nga phải đánh đổi để có được sự nhượng bộ. Do đó, quân đội Ukraine phải chiếm và nắm giữ một phần đất lớn của Nga để phục vụ tiến trình đàm phán trong tương lai”, ông Watling nói thêm.
Còn theo ông Hamilton, chiến lược mới của Ukraine thể hiện khả năng tiến hành các hoạt động phức tạp liên quan đến hàng loạt khí tài quân sự, và củng cố vị thế trên chiến trường bằng cách cho thấy Kiev có thể chủ động định hình cuộc xung đột. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu Ukraine có thể duy trì hoạt động như này trong bao lâu.
Ông Hamilton cho hay khả năng duy trì động lực phụ thuộc vào việc tiếp tục bổ sung lực lượng, và điều này đối với Ukraine vẫn chưa chắc chắn. Song cuộc đột kích xuyên biên giới vào Kursk có thể khởi đầu cho một sự thay đổi trong chính sách của phương Tây liên quan tới các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga. Theo đó, một số thành viên NATO đã ra tín hiệu ủng hộ đối với động thái của Ukraine ở Kursk.
“Ukraine có quyền tự vệ được quy định trong luật pháp quốc tế. Điều này không chỉ giới hạn ở trong lãnh thổ của Ukraine”, Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh hồi đầu tháng 8.
Song theo bản đánh giá được công bố hôm 17/8 từ Viện Nghiên cứu chiến tranh, “còn quá sớm để đánh giá kết quả và tác động quan trọng từ hoạt động tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga” đối với toàn bộ cục diện xung đột Nga - Ukraine.
Mới đây, hãng tin NBC News dẫn lời một cố vấn cấp cao giấu tên trong chính phủ Ukraine, cho hay ý tưởng về một cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Nga đã “được đưa lên bàn thảo luận của Kiev trong hơn một năm”. Quan chức Ukraine cho biết thêm, mục tiêu của chiến dịch đột kích là chuyển hướng chú ý của Nga khỏi các khu vực tiền tuyến mà đặc biệt ở Donbass, nơi các lực lượng Moscow đã tiến quân đều đặn từ đầu năm nay.
Hôm 17/8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố kể từ khi tấn công vào vùng Kursk, Ukraine đã mất 3.160 binh sĩ và hàng trăm đơn vị khí tài quân sự bao gồm 44 xe tăng, 43 xe bọc thép, và 3 hệ thống phóng tên lửa đa nòng HIMARS do Mỹ sản xuất.
Thưởng thức trọn vẹn các trận cầu đỉnh cao Vòng chung kết EURO 2024
Là đơn vị duy nhất sở hữu bản quyền phát sóng Vòng chung kết EURO 2024 trên lãnh thổ Việt Nam, TV360 đã mang đến cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam cơ hội thưởng thức trọn vẹn các trận cầu đỉnh cao với chất lượng hình ảnh và âm thanh tuyệt hảo. Song song, TV360 liên tục nâng cấp các gói cước, ra mắt gói Vsport và Vcine với giá cước hợp lý, đáp ứng nhu cầu giải trí đa dạng của người dùng.
TV360 đã tổ chức thành công siêu sự kiện xem chung trận đấu Ba Lan - Hà Lan tại 10 tỉnh thành phố trên khắp cả nước, thu hút hàng nghìn người tham gia. Sự kiện này đã mang đến cho người hâm mộ cơ hội được hòa mình vào không khí cuồng nhiệt của Euro 2024 và cùng nhau cổ vũ cho đội tuyển yêu thích.
Ngoài ra, chuỗi mini game "Xem Euro trên TV360 - Trúng quà cực khủng" với hàng loạt giải thưởng hấp dẫn đã thu hút gần 2 triệu lượt chơi cũng như triển khai chương trình “Xem Euro - Săn bóng vàng cùng TV360”khách hàng sẽ có cơ hội nhận được 1 trong 3 giải thưởng, mỗi giải gồm 1 quả bóng vàng Euro 24K trị giá 1 cây vàng 9999 khi tham gia tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội.
Bên cạnh sở hữu bản quyền Euro 2024, TV360 còn cung cấp kho nội dung độc quyền tự sản xuất như chương trình Đường tới Euro, Đặc sản Euro; chương trình sản xuất trực tiếp tại Đức: Vòng quay châu Âu, Thử thách cùng sao, Xem Euro cùng sao... Đây là những chương trình với format hoàn toàn mới, hấp dẫn và được ra mắt trên tất cả các nền tảng của ứng dụng TV360.
Giao diện mới tăng trải nghiệm của người dùng
TV360 cũng đã nâng cấp giao diện mới trên đa nền tảng giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các nội dung yêu thích. Người hâm mộ bóng đá có thể dễ dàng truy cập vào mục TV & Sự kiện theo dõi các trận đấu trực tiếp; truy cập mục UEFA Euro 2024 để xem lại Highlight, Best Cut, full trận đấu, theo dõi lịch thi đấu, tỷ số, bảng xếp hạng được cập nhật liên tục.
TV360 liên tục áp dụng các giải pháp công nghệ tân tiến hay đưa ra chính sách miễn phí 4G tốc độ cao là những yếu tố quan trọng giúp ứng dụng truyền hình của Viettel trở thành lựa chọn hàng đầu cho người dùng. Để có được kết quả như vậy không thể không nhắc tới bộ máy kỵ sư lành nghề làm việc ngày đêm để đảm bảo chất lượng sản phẩm/nội dung để mang đến cho người dùng những trải nghiệm mượt mà nhất, trọn vẹn nhất.
Cho đến nay, với nền tảng là nhà mạng viễn thông sử hữu nhiều công nghệ hiện đại, đường truyền dẫn chất lượng cao, ứng dụng TV360 tích hợp được nhiều tính năng ưu việt như xem tua đi tua lại các chương trình trực tiếp, xem liền mạch trên nhiều thiết bị với chất lượng Full HD và 50fp, đem tới cho khán giả trải nghiệm âm thanh Dolby Atmos sống động như được xem trận đấu trực tiếp trên sân bóng. Công nghệ độ trễ thấp, công nghệ nhận diện và làm mờ/thay thế quảng cáo cá độ, giúp người xem có những giây phút giải trí trọn vẹn nhất.
Với những nỗ lực không ngừng và sự đầu tư mạnh mẽ vào nội dung và công nghệ, TV360 đã khẳng định vị thế dẫn đầu trong thị trường OTT truyền hình số tại Việt Nam. Ứng dụng cam kết sẽ tiếp tục mang đến cho người dùng những trải nghiệm giải trí ngày càng đa dạng và phong phú hơn nữa trong tương lai.
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể tận hưởng trọn vẹn Vòng chung kết UEFA Euro 2024 hoàn toàn miễn phí trên TV360 ngay tại: https://tv360.vn/ |
Ngọc Diệp
Trước hết, chủ trương phân luồng sau THCS chưa được thực thi như mong muốn. Nhiều phụ huynh vẫn muốn con em mình theo học hết THPT. Họ cho rằng sang tuổi 16, các em học xong THCS chưa đủ sức khỏe thể chất lẫn tinh thần để chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động sau 1,5 năm học nghề.
Suy nghĩ này còn rất nặng nề trong mỗi gia đình, vì thế cha mẹ các em muốn bằng mọi cách cho các em được học THPT.
Nếu mọi phụ huynh nhận thức được độ tuổi lao động theo quy định của nhiều quốc gia là sau 15 tuổi, việc các em học xong THCS, có 1,5-2 năm học nghề để trở thành người lao động là một điều bình thường.
“Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020” đề ra mục tiêu học sinh sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chiếm tỷ lệ 30% vào năm 2020, nghĩa là đến năm 2020, quy mô học sinh tốt nghiệp THCS vào hệ thống GDNN là khoảng 320.000 -330.000 học sinh.
Mục tiêu này cho tới hiện nay chưa hoàn thành bởi nhiều phụ huynh không muốn con mình học nghề, nhiều học sinh không muốn mình vào học các trường nghề sau khi học xong THCS; công việc truyền thông về phân luồng, chính sách sử dụng lao động... cũng đã không khuyến khích học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp THCS.
Theo các thông báo gần đây, số học sinh sau khi học xong THCS tiếp tục học tiếp THPT trong cả nước có tỉ lệ cao hơn 75%, khu vực nông thôn, tỉ lệ này cao hơn.
Việc học sinh tiếp tục chọn và cho rằng chỉ có con đường vào THPT (sau đó tiếp tục học đại học và cao đẳng) mới là con đường dẫn tới thành công là một trong những nguyên nhân dẫn tới học sinh không muốn “đi lối khác” sau THCS và đó là một lựa chọn không chính xác nếu không muốn nói là sai lầm!
Hãy khoan nói đến việc muốn con bằng mọi cách tốt nghiệp THPTrồi cao đẳng và đại học là lỗi của cha mẹ. Ai trong chúng ta cũng đều muốn con cái mình được học tử tế, để sau này ra đời, đi làm sẽ lựa chọn được những việc làm nhẹ nhàng, thu nhập cao.
Tuy nhiên, phải thấy rằng, việc lựa chọn của thị trường lao động có những quy luật riêng: không phải bất cứ nghề nghiệp nào, vị trí việc làm nào cũng đòi hỏi người lao động phải có trình độ đại học/cao đẳng.
Trong một công trình nghiên cứu gần đây của Hoàng Thị Minh Hà & Đinh Thị Hảo cho thấy: “Cơ cấu lao động qua đào tạo có bằng cấp của Việt Nam và chuyển dịch theo hướng ngày càng bất hợp lý hơn” bởi theo kinh nghiệm quốc tế, tỉ lệ lao động có trình độ bậc trung và sơ cấp phải là nhóm có tỷ lệ cao nhất.
Mô hình tiêu chuẩn ở các nước phát triển là 1/4/10 (trong đó 1: Lao động có trình độ đại học và cao đẳng, 4: Lao động có trình độ trung cấp và 10: Lao động đã được đào tạo qua dạy nghề), trong khi đó, mô hình của Việt Nam hoàn toàn ngược lại. Năm 2018 tỷ lệ tương ứng là 1/0,3/0,4.
Tỷ lệ lao động trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề vốn đã thấp, lại có xu hướng giảm đi trong những năm qua. Cũng theo hai tác giả này: “Việt Nam đang thiếu trầm trọng đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ trung cấp và sơ cấp. Hay nói cách khác, nếu lấy số lượng lao động trình độ sơ cấp/dạy nghề hiện nay làm gốc tham chiếu, Việt Nam đang thừa một lượng lớn lao động trình độ cao (từ cao đẳng trở lên)”.
Lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỉ lệ cao như vậy nhưng năng suất lao động của chúng ta thuộc vào hàng thấp trong các nước Đông Nam Á. Đây là một cảnh báo cho nghịch lí sử dụng lao động qua đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Một chuyên gia về Kiểm định chương trình đào tạo có tiếng đã phải thốt lên: “Cao đẳng, đại học dư chỗ, khó tuyển sinh, chạy khắp nơi tư vấn tìm sinh viên nhưng lớp 1, lớp 6, lớp 10 phụ huynh lại chen lấn, xô sập cổng trường tìm suất học cho con”.
Trở lại việc phụ huynh đôn đáo, chạy ngược chạy xuôi kiếm trường cho con ở mọi cấp học không thể coi là một hiện tượng bình thường. Mặc dù chúng ta đã có những chính sách về tuyển sinh các lớp đầu cấp ở Hà Nội và TP.HCM nhưng vẫn chưa thể có được bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục phổ thông.
Thông thường, các gia đình khá giả, chi phí cho con em học tập thường cao hơn nhiều so với những gia đình nghèo khó – đây là một bất bình đẳng lớn nhất về cơ hội tiếp cận giáo dục giữa người giàu và người nghèo. Người nghèo - cơ hội tiếp cận giáo dục thấp hơn nhiều so với người giàu, nhất là khi bị giới hạn bởi chỉ tiêu tuyển sinh và học phí.
Học phí giáo dục bậc phổ thông có sự khác biệt vô cùng lớn giữa khu vực công và khu vực tư. Phụ huynh cần lưu ý điều này, bởi trong cuộc chạy đua không cân sức vào các trường công lập, sự thua thiệt luôn đồng hành với gia đình nghèo.
Khi không còn nhận được sự bảo trợ của nhà nước, con em các gia đình nghèo chỉ có thể dựa vào năng lực của chính các em trong cuộc đua này, vì thế phụ huynh hãy cân nhắc thật kĩ trong việc tiếp tục cho con em mình theo học THPT hay học nghề.
Chính phủ của các nước phát triển, nhờ sự phát triển kinh tế xã hội, nhà nước đã đề ra luật cho công dân của họ có quyền và nghĩa vụ học hết THPT. Mặc dù vậy nhưng không phải học sinh nào cũng lựa chọn con đường theo học THPT, khoảng hơn 1/4 số học sinh trong độ tuổi THPT ở các nước phát triển đã theo học trong các trường nghề, họ bước vào thị trường lao động khi hết tuổi trung học phổ thông – đó là một lựa chọn đúng đắn.
Hà Nội không phải không có đất cho phát triển giáo dục, nhưng những chính sách khuyến khích phát triển trường nghề chưa thu hút các nhà đầu tư giáo dục. Nếu giải quyết tốt việc phân luồng bằng sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thay đổi cách nhìn và thái độ của phụ huynh và học sinh với trường nghề và thị trường lao động, hiện tượng phụ huynh phải vất vả chạy ngước chạy xuôi chắc chắn sẽ không còn.
Vấn đề còn lại không chỉ là chính sách và thực thi chính sách mà còn là sự thay đổi tư duy của một cộng đồng luôn nhìn nhận con người qua bằng cấp chứ không phải năng lực và yêu cầu về trình độ ở vị trí lao động của họ.
Nếu không thay đổi tư duy của lãnh đạo, của doanh nghiệp, và người dân, không chỉ Hà Nội, nhiều địa phương khác cũng vẫn còn hiện tượng chạy đua trong giáo dục phổ thông mà người thiệt hại nhiều nhất chính là con em chúng ta.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng (Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)