1. Bạn đọc Đỗ Văn Nhân ở 211 Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum gửi email ngày 17/12/2018 cảnh báo “Coi chừng ngộ độc rượu vào dịp cuối năm”. BĐ nêu thực tế ở nông thôn, miền núi, người dân nấu rượu tự phát diễn ra phổ biến, không tuân theo một quy trình cụ thể, chất lượng rượu không được kiểm định; nguyên liệu làm rượu thì không rõ nguồn gốc…dẫn đến nhiều vụ ngộ độc rượu tập thể gây chết người, nhẹ hơn thì để lại di chứng, hậu quả lâu dài. Để ngăn chặn tình trạng ngộ độc rượu, BĐ Đỗ Văn Nhân đề nghị các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý các cơ sở nấu rượu không phép, không tuân thủ pháp luật về quy chuẩn, điều kiện sản xuất rượu; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các cửa hàng, địa điểm kinh doanh, buôn bán rượu không rõ nguồn gốc. Với người dân, cần hạn chế sử dụng rượu, nhất là rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm với các loại thực vật, động vật chưa được kiểm chứng.  |
Coi chừng ngộ độc rượu vào dịp cuối năm (Ảnh có tính chất minh họa) |
2. Hơn 20 bạn đọc là Kế toán các Trường Trung học Phổ thông tỉnh Hải Dương đồng ký tên trong đề ngày 18/12/2018. Nội dung: Các BĐ này phân tích “nhiều bất cập trong ‘Kế hoạch chuyển đổi vị trí Kế toán tại các Trường Trung học Phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương’ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương vào thời điểm ngày 9/1/2018 là lúc “chúng tôi phải thanh toán quyết toán các khoản còn nợ đọng, kiểm kê TSCĐ, khóa sổ kế toán, lập Báo cáo quyết toán”. Các BĐ này cũng đề nghị “xem xét đến tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của những người làm công tác chuyên môn như chúng tôi”. Báo VietNamNet có Công văn số 634/CV-VNN ngày 26/12/2018 gửi UBND; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương đề nghị xem xét.
3. Bạn đọc Ngô Văn Sơn, Phó Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh nhiều lần gửi đơn; mới nhất đề ngày 12/12/2018. Nội dung: BĐ Sơn không nhất trí với Thông báo kết quả xác minh đơn của Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Quảng Ninh; đề nghị “Cơ quan Điều tra tiếp tục điều tra theo ‘đơn tố giác và đề nghị bắt khẩn cấp’ đề ngày 8/3/2018 đối với 2 người có hành vi chuyển nhượng cổ phần trái phép tại Văn phòng Công chứng Hưng Quảng (địa chỉ số 103, đường 25/4, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) không làm thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích trốn thuế không dưới 4,3 tỷ đồng. Báo VietNamNet có Công văn số 635/CV-VNN ngày 26/12/2018gửi Viện Kiểm sát nhân dân; Công an tỉnh Quảng Ninh đề nghị xem xét.
4. Các bạn đọc Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Giàu, Nguyễn Tấn Tài thường trú thôn Mỹ Thành, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên đồng ký tên trong “đơn kêu oan” đề ngày 20/12/2018. Nội dung: Bão số 12 tháng 11/2017 làm đám cây keo lai của BQL rừng phòng hộ xã Hòa Mỹ Tây ngã đổ lên phần đất và hoa màu gây thiệt hại đáng kể cho gia đình. Nhiều lần báo cáo UBND xã để yêu cầu BQL rừng dọn dẹp cây đổ và bồi thường số hoa màu bị đè chết, nhưng mãi không được giải quyết. Ngày 29/6/2018, người thân của các BĐ trên là Nguyễn Tấn Quyên, Nguyễn Tấn Toản, Lý Trường Quý cắt dọn khoảng 10 cây keo lai ngã đổ thì bị bắt giam và sau đó bị truy tố, xét xử. Các BĐ trên cho rằng như vậy là oan sai, không đúng quy định của pháp luật. Báo VietNamNet có Công văn số 636/CV-VNN ngày 26/12/2018 gửi Tòa án; Viện Kiểm sát nhân dân; Công an tỉnh Phú Yên đề nghị xem xét.
5. Bạn đọc Phiên Nguyễn gửi email ngày 21/12/2018 “đơn tố cáo” đề ngày 18/12/2018 có chữ ký của gần 30 bạn đọc là “hộ dân sống trên trục đường giáp với tỉnh lộ 335 thuộc thôn 9, xã Hải Xuân, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”. Nội dung: Các BĐ này không đồng tình về việc UBND xã Hải Xuân bàn giao cả đường dân sinh (nối miền Đông với miền Tây); thậm chí ép dân nằm trên trục đường bán đất, phá cổng, cây ăn quả...cho CTCP Thương mại và Phát triển đô thị Quốc tế thực hiện Dự án (theo QĐ số 808 QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh); lập hồ sơ bán đất nền lấn vào đường dân sinh khoảng 3 m, chỉ còn lại từ 4-6m. Theo Quy hoạch TP Móng Cái trước đây, đường này rộng 13 m gồm cả cống và vỉa hè. Đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Quảng Ninh và TP Móng Cái nơi các BĐ đồng gửi đơn này xem xét.
6. Bạn đọc ở thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội gửi đơn đề ngày 13/12/2018. Nội dung: BĐ phản ảnh từ nhiều năm nay, 2 xưởng của CT TNHH Cơ khí An Việt và CTCP thép Việt Tiến thuê địa điểm tại Tổng kho kim khí số 1 (km 3 đường Phan Trọng Tuệ, xã Tam Hiệp, Thanh Trì) và kho gần nghĩa trang Văn Điển để mạ kẽm nhúng nóng các sản phẩm sắt thép với số lượng rất lớn. Nước thải từ bể mạ xả trực tiếp vào hồ cá sau công ty gây ô nhiễm nước; khói từ các xưởng mạ xả trức tiếp ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ. Đề nghị các cơ quan chức năng của huyện Thanh Trì khẩn trương xem xét.
7. Bạn đọc Vũ Thị Thơm thường trú xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ gửi đơn đề ngày 12/12/2018. Nội dung: BĐ Thơm kêu cứu về việc bị “kẻ xấu ném dầu thải và mắm tôm vào nhà... sau khi làm đơn tố cáo tới Cơ quan bảo vệ pháp luật đối với 2 cán bộ chủ chốt của xã –cũng là 2 anh em ruột- vi phạm pháp luật và Điều lệ Đảng”. Theo Bản Kết luận điều tra của Công an huyện Đoan Hùng, thì cán bộ mà BĐ Thơm tố cáo “đã bị UBKT Huyện ủy Đoan Hùng thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo” và “thông báo đề nghị UBMTTQ huyện Đoan Hùng và Đảng ủy xã Minh Phú xem xét, quyết định hình thức kỷ luật”.
8. Bạn đọc Thanh Minh ở khu dân cư Bình Dân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM gửi email ngày 18/12/2018 tiếp tục phản ánh tình trạng chiếm khu đất được quận Thủ Đức quy hoạch làm cây xanh công viên (thửa đất số 22, tờ bản đồ số 19) nằm giữa khu dân cư Bình Dân và khu dân cư Hiệp Bình Chánh, nhằm mục đích kinh doanh sân tennis và sân đá banh: Những kẻ lấn chiếm trái phép đã xây xong bức tường cao khoảng 2,5m dài gần 100m chặn kín đường A dọc kênh dừa, lấn cả ra kênh trên nền đất bùn nên vài ngày đã bị nứt, nguy cơ đổ tường gây mất an toàn cho người dân. Trước đó, ngày 15/11/2018. Báo VietNamNet đã phản ánh ý kiến của BĐ Thanh Minh về nội dung này. Đề nghị các cơ quan chức năng quận Thủ Đức, TP HCM khẩn trương xem xét.
 |
Ảnh do Bạn đọc cung cấp về tình trạng lấn đất Công viên, cây xanh |
9. Bạn đọc Nguyễn Văn Tuấn thường trú tổ 11, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang gửi đơn đề ngày 14/12/2018. Nội dung: Bản án Phúc thẩm số 01/2016/DS-PT của TAND tỉnh Hà Giang buộc bà Đỗ Thị Thủy (vợ cũ, đã ly hôn với BĐ Tuấn) phải trả bà Vũ Thị Dung hơn 27 triệu đ cả gốc và lãi. Bà Thủy không có điều kiện thi hành án. Chấp hành viên Thi hành án đã cho cưỡng chế kê biên và bán đấu giá Quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; nhưng khi ly hôn đã thỏa thuận đất thuộc về BĐ Tuấn. BĐ Tuấn khiếu nại, Cục THADS tỉnh Hà Giang cho rằng “việc tự phân chia tài sản (nhà, đất)...mà chưa thực hiện việc đăng ký đất đai qua cơ quan Nhả nước có thẩm quyền, do vậy vẫn là tài sản chung vợ chồng (ông Tuấn, bà Thủy)”. BĐ Nguyễn Văn Tuấn không nhất trí, tiếp tục khiếu nại lên Bộ Tư pháp đề nghị xem xét.
10. Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc phối hợp với tổ chức tình nguyện của những người Hàn Quốc sống tại Việt Nam (gọi tắt là G&P) đã chính thức khởi động Chương trình từ thiện “Mùa đông ấm áp” (chuyển giao hệ thống sưởi nền truyền thống Hàn Quốc cho các vùng dân tộc thiểu số vùng cao miền Bắc Việt Nam) ngày 4/12/2018 tại Nhà Văn hóa xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Miền núi phía Bắc nhiệt độ vào mùa đông rất lạnh ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe, thu nhập của người dân. ‘Hệ thống sưởi truyền thống của Hàn Quốc” (sử dụng nguyên lý chuyển hơi nóng từ củi đốt vào phòng, theo hệ thống dẫn nhiệt được đặt dưới sàn nhà) sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng sẵn có trong tự nhiên, an toàn và tiết kiệm góp phần giúp từng gia đình nơi đây không còn lo lắng, khổ nhọc mỗi khi mùa đông tới.
 |
Khởi động Chương trình từ thiện “Mùa đông ấm áp” (Ảnh do BĐ cung cấp) |
11. Bạn đọc Trần Văn Nam, ngụ khu phố Tân Phú, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu gửi văn bản đề ngày 13/12/2018. Nội dung: BĐ Nam phản ánh “Ngày 7/11/2018, có một nhóm khoảng 10 người đến chùa Phước Quang dùng gậy gộc, gạch đá phá hoại tài sản Chùa, nhục mạ chửi rủa đòi đánh Thầy trụ trì là Thầy Thích Nhuận Pháp; đồng thời dùng hung khí gây thương tích cho một Phật tử, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy”. Xin chuyển ý kiến phản ánh của BĐ Trần Văn Nam đến các cơ quan chức năng thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đề nghị xem xét.
12. Bạn đọc Lê Trung Kiệt tư Nha Trang gửi email ngày 21 tháng 12 năm 2018. Nội dung: BĐ Trung Kiệt nêu 7 “câu hỏi chưa có lời giải đáp” về việc “xây dựng khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú do CT TNHH Đầu tư phát triển Thanh Châu làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) ngày 18/7/2011, trong đó xác định Dự án có công trình hồ bơi với diện tích sử dụng đất 974 m2, diện tích xây dựng 432 m2”. BĐ cho biết: Năm 2016, hồ bơi vô cực thứ nhất thuộc dự án này đã sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của nhân dân trong khu dân cự; sáng ngày 18/11/2018 hồ bơi vô cực thứ 2 đang thi công bị sạt lở gây thiệt hại cho 10 gia đình, xóa sạch một gia đình (4 người) của giảng viên Tâm lý học Sư phạm Trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương Nha Trang, nhà giáo Trần Hoàng Phong. Vậy đây là “thiên tai” nay “nhân tai”? Xin chuyển những câu hỏi của BĐ Lê Trung Kiệt đến các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đề nghị xem xét.
13. Bạn đọc Lê Thị Tú Anh GĐ CT TNHH Đồi Xanh- Nha Trang gửi đơn “kêu cứu” đề ngày 24/12/2018. Nội dung: Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa ban hành Công văn số 5061/SXD-Ttr ngày 21/12/2018 yêu cầu CT tháo dỡ toàn bộ “bức tường MSE chưa được cấp phép điều chỉnh” (tại Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đồi Xanh) trong vòng 15 ngày, nếu không sẽ lập thủ tục thu hồi Giấy phép xây dựng. Đơn cho biết: CT Đồi Xanh- Nha Trang đã đóng phạt vi phạm hành chính và đã hoàn tất hồ sơ xin điều chỉnh thiết kế nộp Sở Xây dựng ngày 22/11/2018. Theo chuyên gia tư vấn của Mỹ, xây dựng tường chắn trên miền đồi không dùng kè đá hoặc tường bê tông, chỉ có tường chắn MSE là phù hợp. Đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền nợi BĐ Thị Tú Anh đồng gửi đơn này xem xét.
14. Bạn đọc Trương Văn Thảo ở TP Buôn Ma Thuột – tỉnh Đăk Lăk gửi email ngày 26 tháng 12 năm 2018 phản ánh tình trạng VietJet Air chậm hoàn tiền vé cho hành khách khi hủy chuyến. Liên hệ với Tổng đài yêu cầu hoàn lại tiền, thì nhận được câu trả lời “Anh chị thông cảm phải đợt đến 30 ngày làm việc không kể thứ 7, CN hay ngày nghỉ lễ thì mới có tiền và liên hệ lại sau với cước phí 1.000đồng/01 phút”. BĐ Văn Thảo làm phép tính: Chuyến bay bị hủy có hàng trăm hành khách, số tiền vé tới mấy trăm triệu đồng, VietJet giữ lại bấy nhiêu ngày, tính theo lại suất tiền gửi tiết kiệm thì hành khách thiệt mất bao nhiêu? BĐ thắc mắc vì sao VietJet Air được quyền giữ tiền của hành khách 30 ngày làm việc không kể thứ 7, CN? Xin chuyển ý kiến của BĐ Trương Văn Thảo đến Tổng cục Hàng không và VietJet Air xem xét.
15. Bạn đọc Bình Minh sống trong ngõ cạnh Nhà Văn hóa, tổ dân phố 7, Thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng gửi email ngày 24/12/2018 phản ánh: “Trong vòng 2 tháng trở lại đây, ông Hoàng Nhân Đạo liên tục có hành vi vi phạm Luật Đất đai tại khu vực đất nhà chúng tôi đang sinh sống. Ông Đạo xây dựng tường bao lấn chiếm đất của hộ liền kề, dựng cổng ở đầu ngõ để chặn lối đi của những hộ bên trong ngõ, khiến mọi người phải trèo tường để ra vào nhà. Chính quyền địa phương chỉ nhắc nhở mà không có biện pháp xử lý theo đúng Luật định nên ông Đạo vẫn tiếp tục vi phạm hết lần này đến lần khác”. Xin chuyển phản ánh của BĐ Bình Minh đến cơ quan chức năng huyện Cát Hải và thị trấn Cát Bà đề nghị xem xét.
 |
Cô giáo Quyến phải trèo thang để ra ngoài (Ảnh: Báo Giáo dục Việt Nam) |
16. Bạn đọc Hồng Hải Vinh gửi email ngày 24/12/2018 phản ánh: “Hiện có một bãi tập kết vỏ thùng chứa chất thải nguy hại tại huyện Bình Chánh, TP HCM, đó là khu vực nằm ở con đường đất chạy cặp kè đường cao tốc Trung Lương (phía trạm thu phí nhìn xéo qua; từ đèn đỏ đi vào khoảng 200 mét bên tay trái). Rác vỏ thùng chứa để lăn lóc ngoài trời, mưa xuống thì kéo theo chất thải nguy hại chảy ra ruộng gần đó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Xin chuyển phản ánh của bạn đọc Hồng Hải Vinh đên cơ quan chức năng huyện Bình Chánh, TP HCM đề nghị xem xét.
17. Bạn đọc nguyen ninh gửi email ngày 17/12/2018 băn khoăn về tình trạng “tái diễn quảng cáo tràn lan trên xe buýt mới thay của Hà Nội” và xe ta xi, không biết có được UBND; Sở GTVT và Sở Văn hóa- Du lịch Hà Nội cho phép không? BĐ nhắc lại “Hai năm trước các xe buýt cũ mầu vàng, các xe taxi quảng cáo đã bị HĐND TP HN họp phê bình vì gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, mải đọc quảng cáo sẽ có nguy cơ mất an toàn rất cao và phản cảm lòe loẹt cho xe”. Nếu xảy ra tai nạn thì ai chịu trách nhiệm? Xin chuyển ý kiến của BĐ nguyen ninh đến các cơ quan chức năng TP Hà Nội đề nghị xem xét.
 |
Ảnh do BĐ cung cấp, chụp ngày 25-12-2018 trên đường Hoàng Hoa Thám – HN |
18. Nhìn lại cả năm 2018, Báo VietNamNet nhận được tổng số đơn thư (gồm cả văn bản và email) là 600; đã xử lý 480 đơn thư (tương đương năm trước); chuyển hơn 50 vụ việc đến gần 100 cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết; có hơn 40 Công văn của các cơ quan chức năng phúc đáp; Báo tiếp hơn 20 Bạn đọc đến Tòa soạn trình bày và gửi đơn; tư vấn về nội dung cần thiết cho khoảng 20 Bạn đọc gọi điện đến Ban Bạn đọc.
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 12/2018
Nguyễn Bảo Minh vừa hoàn thành chương trình học ở khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.Cuối tháng 5, khi dịch Covid-19 'nóng' trở lại, xuất hiện nhiều ca nhiễm cộng đồng, thành phố trưng dụng ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM làm khu cách ly tập trung. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM yêu cầu tất cả sinh viên nội trú rời khỏi ký túc xá. Nhận được yêu cầu nhưng Bảo Minh không về quê mà xin ở lại thành phố tham gia chống dịch.
 |
Nhận được yêu cầu rời KTX nhưng Bảo Minh không về quê mà xin ở lại chống dịch |
Minh trở thành tình nguyện viên cùng xếp đồ, dọn phòng ký túc xá cùng các chiến sĩ. Một tuần sau, khi công việc ở ký túc xá đã “hòm hòm”, Bảo Minh tiếp tục theo hoạt động của Thành đoàn TP.HCM với vai trò điều phối tình nguyện viên. Minh hỗ trợ việc lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn người dân tiêm vắc xin.
Sau hai tháng, Bảo Minh phụ thêm chương trình ATM oxy tại trạm bơm trung tâm và trạm bơm oxy ở Thủ Đức.
Hằng ngày công việc cứ diễn ra bình thường và Minh xem đó là nhiệm vụ, trách nhiệm của mình đối với thành phố, nơi đã che chở cho Minh những năm tháng đại học. Khi thành phố siết chặt giãn cách xã hội, Minh còn tham gia vận chuyển nhu yếu phẩm cho sinh viên. Nhiều sinh viên bị mắc kẹt không có đồ ăn, hay không mua được thức ăn đều được Bảo Minh chuyển đồ tới hỗ trợ.
“Em xem đó là công việc của mình và thấy mình vẫn còn may mắn vì có cơ hội đi đến từng ngõ hẻm để trao tận tay đồ cho các bạn”.
3 tháng tham gia chống dịch, Bảo Minh có dịp quen biết nhiều anh, chị, người bạn mới, dù họ chỉ nhìn nhau qua lớp khẩu trang, kính chống giọt bắn nhưng cùng chung mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh, sớm để thành phố hoạt động lại bình thường.
 |
Bảo Minh phụ thêm chương trình ATM oxy tại trạm bơm trung tâm và trạm bơm oxy tại Thành phố Thủ Đức |
Đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19, nhưng một ngày cuối tháng 8, khi test nhanh định kỳ, Bảo Minh nhận được kết quả dương tính với SARS-COV-2.
“Lúc đó em hụt hẫng vô cùng và không biết phải làm gì. Hàng ngày di chuyển từ chỗ này tới chỗ khác em rất lo lắng liệu mình có làm lây lan cho ai không" - Minh nhớ lại.
Biết mình nhiễm bệnh, Minh báo với tổ trưởng nơi cậu ở trọ. Trái với lo lắng, nhiều người nhắn tin động viên và chúc Minh khỏi bệnh. “Cho đi sẽ nhận lại, cuộc sống luôn tươi đẹp, khi mọi người yêu thương nhau và đây là động lực để em có tinh thần chữa trị”- Minh nói.
 |
Hỗ trợ chuyển thức ăn cho các bạn sinh viên bị mắc kẹt |
Ngay sau đó, Minh được đưa đến khu cách ly tập trung ở Trường THPT Dương Văn Thì, TP.Thủ Đức để test PCR. Khi được xác định nhiễm Covid-19, Minh được chuyển xuống Bệnh viện thu dung điều trị Covid-19 số 3.
Dù bản thân mắc Covid-19, điều Minh vui nhất là tất cả những người cậu tiếp xúc đều có kết quả âm tính. Sợ gia đình lo lắng, Bảo Minh cũng giấu việc mình nhiễm bệnh với ba mẹ đang ở quê nhà Bến Tre.
Bảo Minh cho hay, mình có đầy đủ triệu chứng của người nhiễm Covid-19 như sốt, ho, đau họng, mất khứu giác. Ngoài thuốc chữa trị được cung cấp, hàng ngày Minh uống thêm vitamin C, tập thể dục, ngồi thiền và thường xuyên nói chuyện với bạn bè để giữ tinh thần thoải mái.
Sau hơn 10 ngày điều trị, Bảo Minh vui mừng khi sức khoẻ đã ổn định. Kết quả test nhanh đã âm tính với SARS-COV-2. Thêm một điều thú vị là trong những ngày chống lại Covid-19, Bảo Minh đã hoàn thành khoá học nghiệp vụ sư phạm.
“Hãy lạc quan, yêu đời đó là liều thuốc, là vắc xin tinh thần đánh bại Covid-19”- Minh nói.
Minh nói, sau 4 tháng vừa tham gia chống dịch, vừa điều trị, Minh có cảm giác bản thân mình đã lớn lên. Minh rút ra nhiều bài học, trong đó quan trọng là phải chăm sóc bản thân thật tốt, không chủ quan, yêu thương mọi người nhiều hơn nữa.
“Những việc nhỏ nhặt em đã làm, dù có thể là việc không lớn với mọi người nhưng là kỷ niệm đẹp, là tuổi trẻ và cống hiến của mình một phần cho đất nước”.
 |
Nguyễn Bảo Minh |
Minh nhắn gửi mọi người nếu không may trở thành F0 thì hãy bình tĩnh, chăm sóc bản thân thật kỹ, đừng nghĩ tiêu cực mà hãy để tinh thần thoải mái, lạc quan nhất có thể. Phải giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái tích cực nhất, như vậy sẽ sớm khỏi bệnh.
Bảo Minh hi vọng kết quả xét nghiệm PCR sắp tới sẽ âm tính, để tiếp tục tham gia tình nguyện chống dịch cùng những người khác. “Nếu được em sẽ tiếp tục tình nguyện, nếu không được làm trực tiếp thì làm online để giúp đỡ những người cần mình”- Minh nói.
Lê Huyền (Ảnh NVCC)

Hành trình vượt Covid-19 của nữ giảng viên nuôi con nhỏ 11 tháng tuổi
Chị Phạm Thị Phi Yến (SN 1988), giảng viên Khoa Lưu trữ học-Quản trị văn phòng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, từng mắc Covid-19. Nhờ sự lạc quan, suy nghĩ tích cực, nữ giảng viên đã khỏi bệnh sau 2 tuần điều trị.
" alt=""/>Nam sinh mắc Covid