Ba trận đấu quan trọng nhất tại ESL One Birmingham sẽ được xuất hiện trên nền tảng kỹ thuật số của BBC, kênh BBC Three. Vòng Bán kết sẽ bắt đầu vào lúc 20g00 ngày hôm nay (26/5) – trong khi hai trận tranh ¾ và Chung kết Tổng sẽ diễn ra sau đó đúng một ngày (27/5).
“Khi eSports đang tiếp tục đang cho thấy mức độ tăng trưởng nhanh chóng nhóm khán giả trẻ tuổi thì phạm vi phủ sóng của BBC Three cũng đang trên đà phát triển”, Max Gogarty, biên tập viên điều hành đài BBC Three, nói trong thông cáo báo chí. “Chúng tôi tự hào khi phát sóng trực tiếp các trận đấu Dota 2 trên sóng truyền hình chính thống của Vương quốc Anh và chúng tôi rất vui khi được cộng tác với BBC Sport khi họ đem tới những production values chất lượng cho sự kiện đặc biệt này.”
Buổi bình luận với sự góp giọng của ba nhân vật Julia Hardy, Gareth “Gareth” Bateson và Shane “Shaneomad” Clarke cũng sẽ được đưa lên sóng phát thanh của BBC Radio 1.
Chương trình truyền hình trực tiếp trên BBC Three cũng sẽ tiến hành phỏng vấn các players trước và sau trận đấu để cung cấp trải nghiệm eSports thực tế cho những khán giả theo dõi tại nhà.
“Với hơn 25 triệu người chơi tại Vương quốc Anh, thật tuyệt vời khi BBC đồng hành cùng với ESL One Birmingham”, James Dean, Giám đốc Điều hành của ESL Vương quốc Anh, phát biểu trong thông cáo báo chí. “BBC Three sẽ phát sóng vòng Chung kết ở cấp độ dễ tiếp cận hơn với những người xem không có sự hiểu biết sâu rộng về Dota 2 mà vẫn có thể tận hưởng những pha đụng độ và tìm hiểu những gì đang diễn ra.”
Đây không phải lần đầu tiên BBC tổ chức một sự kiện eSports tầm cỡ. BBC Three đã từng là kênh phát sóng eSports chính thống từ năm 2015, trong quãng thời gian diễn ra vòng Tứ kết của giải đấu Chung kết Thế giới thuộc bộ môn Liên Minh Huyền Thoại, được tổ chức tại SVĐ trong nhà Wembley Arena, London, Anh.
Chịu(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: BBC sẽ truyền hình trực tiếp bốn trận đấu quan trọng nhất của ESL One BirminghamSau khi chồng mất, người phụ nữ này vẫn tiếp tục đi làm thuê, kiếm tiền nuôi con ăn học và trả nợ. Kinh tế gia đình khá hơn khi anh Nguyễn Văn Hưng - con trai cả, tốt nghiệp đại học và đi làm cho một công ty điện tử lớn.
Tuy nhiên, sau 4 năm với mức lương ổn định, anh quyết định nghỉ việc để sống với đam mê của mình là phát triển kênh Vlog cá nhân.
‘Tôi mắng con rất nhiều vì nuôi con ăn học rất tốn kém, đang đi làm thu nhập tốt lại quyết tâm bỏ tất cả để về nhà’, bà Tân nói.
‘Công việc sáng đi tối về, thời gian bó buộc khiến tôi chán nản. Trong lúc đó, kênh Vlog của bản thân đang phát triển tốt nên tôi dành hết thời gian cho nó’, anh Hưng chia sẻ.
Phía sau kênh Vlog của bà Tân
Sau khi xuất hiện trong một số clip của con trai, bà Tân đề nghị con lập cho mình một kênh riêng.
‘Ban đầu, tôi thấy mẹ đi làm phụ hồ vất vả, tôi nghĩ đến việc lập cho mẹ một kênh riêng. Với khoảng vài trăm nghìn lượt theo dõi, mẹ cũng có thể kiếm được một khoản thu nhập dù không nhiều, nhưng cũng đỡ vất vả hơn đi phụ hồ. Hơn nữa, tôi thấy mẹ diễn trong một số clip của tôi cũng rất duyên’, anh Hưng nói tiếp.
![]() |
Bà Tân chế biến món ăn, thực hiện Vlog |
Tuy nhiên, điều mà anh không ngờ là kênh Vlog của bà Tân lại phát triển nhanh chóng, thậm chí nhanh và mạnh hơn kênh của anh rất nhiều. Điều đó cũng đem đến những thay đổi trong cuộc đời người phụ nữ này.
‘Các câu nói ‘bản quyền’ của bà Tân như: ‘Các cháu ơi’, ‘Năm nay bà hơn 60 nồi bánh chưng’; ‘món ăn siêu to khổng lồ’… là do cách nói của mẹ tôi như vậy. Bà chuyển nó vào luôn trong Vlog. Bà gọi ‘các cháu ơi’ là bởi vì lúc đầu Vlog của mẹ định hướng dành cho các cháu nhỏ’, anh Hưng chia sẻ.
Tiêu chí món ăn của mẹ con anh là các món dễ làm, gần gũi và chi phí không quá tốn kém. Mỗi clip của bà Tân trung bình nhận được vài triệu lượt xem. Món ăn được xem nhiều nhất là trà sữa. ‘Có thể đây là món ăn được các bạn trẻ yêu thích. Clip này có hơn 8 triệu người xem’, anh Nguyễn Văn Hậu, con trai thứ hai của bà Tân cho biết.
Cũng theo 2 người con trai, không phải món ăn nào của bà Tân cũng thực hiện suôn sẻ. ‘Có món ăn làm không thành công như bánh sữa. Đang làm bánh bị hỏng, chúng tôi phải đi mua nguyên liệu để quay lại từ đầu. Có món đến khâu cuối cùng lại bị cháy như món bánh khoai’.
Theo anh Hưng, việc thực hiện Vlog có những quy định riêng. ‘Những vị khách thưởng thức món ăn ở cuối mỗi clip là hàng xóm, bạn bè, người hâm mộ… Tuy nhiên, hình ảnh trẻ con không được vào clip vì sẽ bị báo lỗi vi phạm quy định không cho trẻ em tham gia hoạt động sản xuất. Chúng tôi không được quay cảnh giết, mổ… mà phải quay món ăn là lúc nó đã thành phẩm’.
Các món ăn sau khi kết thúc Vlog nếu còn thừa sẽ được bà Tân mang cho họ hàng, làng xóm. ‘Họ đều khen ngon và bảo tôi: ‘Lần sau có lại cho nữa nhé’, bà Tân kể lại.
Được nhiều người quan tâm, cuộc sống của bà Tân có nhiều xáo trộn. ‘Tôi đi chợ, nhiều bạn trẻ nhận ra, gọi to: ‘Ôi bà Tân Vlog kìa’ khiến tôi ngại’, bà cười khi nhớ lại.
Tuy nhiên, từ sau khi nổi tiếng, có nhiều người đến chơi, chúc mừng khiến nhà bà đông vui hơn. ‘Các cháu đến có cháu tặng hoa, có cháu tặng chiếc áo nhưng rộng quá tôi không mặc được. Đi sửa thì sợ hỏng áo nên tôi giữ lại làm kỷ niệm’.
Bà Tân khoe, bà có sức khỏe khá tốt. Mặc dù chỉ cao 1,1 m và nặng 32 kg nhưng mỗi bữa bà có thể ăn 4-5 bát cơm. ‘Có lần các cháu đến ăn cơm cùng, tôi đùa: ‘Bà mà ăn 2 bát là phải đi tiếp nước’.
Tự nhận mình xấu và ít khi trang điểm, bà Tân cũng rất ít mua sắm quần áo. ‘Quần áo của tôi phải đi đo để cắt may vì người nhỏ, tôi không thể mặc vừa bộ may sẵn nào’, bà Tân cười nói.
Ngoài kênh Bà Tân Vlog, 2 con trai và con dâu của người phụ nữ này cũng có kênh Vlog riêng với khá nhiều người theo dõi.
‘Sắp tới, chúng tôi sẽ thay đổi một chút nội dung kênh của mẹ để đỡ nhàm chán cho người xem. Hiện tại, 'Bà Tân Vlog' đang hướng đến những món ăn khổng lồ. Chúng tôi dự định sắp tới sẽ làm các món ăn tí hon.
Xa hơn nữa, chúng tôi sẽ khai thác nội dung các món ăn thôn quê bình dị. Để theo được định hướng này, chúng tôi bắt buộc phải có cách quay tinh xảo hơn, bối cảnh đẹp hơn để phục vụ người xem’, anh Hưng nói.
‘Mong mỏi lớn nhất của tôi bây giờ là có sức khỏe để tiếp tục làm Vlog và được nhiều người theo dõi’, bà Tân cũng bộc bạch.
Chia sẻ về việc làm Vlog cho mẹ, anh Hưng cho biết, trước khi làm anh cũng không ngờ sẽ được nhiều người yêu quý đến như vậy. ‘Tôi chỉ thấy mẹ vui thì làm, chứ không nghĩ nhiều đến thu nhập. Trước đây, nhà chỉ có mấy mẹ con. Mẹ đi làm đồng, nuôi lợn, đi phụ hồ ngày này qua ngày khác.
Bây giờ, rất đông khách đến chơi nhà, được nhiều người quan tâm, mẹ lại càng vui hơn. Mẹ vất vả đã nhiều, nên niềm vui của mẹ là quan trọng nhất với chúng tôi’.
" alt=""/>Quá khứ cơ cực và bước ngoặt thay đổi cuộc đời bà Tân VLogCông ty dịch vụ công nghệ toàn cầu Asurion cho biết: "Trên thực tế nhu cầu của những người đang ở trong kỳ nghỉ không phải là các tính năng của điện thoại, mà khoảng 46% số người được khảo sát cho biết họ đơn giản chỉ dùng để kết nối với bạn bè và gia đình. Còn 20% nói rằng điện thoại giúp họ trở thành một khách du lịch thông thái hơn khi tìm kiếm những địa điểm mà họ chưa biết. Và 68% còn lại thừa nhận thường xuyên kiểm tra các trang mạng xã hội khi đang đi nghỉ".
Asurion cũng đã đưa ra một số mẹo vặt giúp người đang trong kỳ nghỉ hạn chế sử dụng điện thoại ít nhất có thể:
1. Đặt điện thoại ở chế độ "Do Not Disturb - Không làm phiền"
Một trong những cách "cai nghiện" hữu hiệu nhất là hãy chỉ nên dùng điện thoại khi thực sự cần thiết. Bạn có thể đặt điện thoại của mình ở chế độ "Không làm phiền" vào một số giờ nhất định khi bạn không muốn liên hệ với người khác.
Đối với iPhone: Đi tới Cài đặt -> Không làm phiền. Ngoài ra bạn có thể cài đặt chặn các cuộc gọi và tin nhắn từ mọi người, ngoại trừ bạn bè thân và gia đình. Với iPhone, trong cài đặt "Không làm phiền", tạo danh sách "Mục yêu thích"để tạo danh sách những người mà bạn muốn cho phép liên lạc.
![]() |
Trên điện thoại Android: Cài đặt ->Âm thanh và rung -> Không làm phiền. Có thể tạo danh sách cho phép liên lạc ở phần Bật theo lịch biểuvà Cho phép ngoại lệ.
![]() |