Dưới đây là một số điển hình "siêu doanh nhân" không bằng cấp,ữngtriệuphúchưahọchếtphổthôtin tuc tự thân vận động và những thành quả to lớn của họ.
Robert De Niro

Cháy không chuông, chuông không cháy
Gần đây, nhiều cư dân liên tục phàn nàn về chất lượng PCCC của chung cư dự án The Easter City (đường Phạm Hùng, huyện Bình Chánh, TP.HCM), do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư. Anh L.H.A, một khách mua nhà cho biết, cuối tháng 8/2016, anh và một vài hộ dân nằm trong danh sách nhận nhà, đã chuyển về chung cư này sinh sống. Mới vào ở được một thời gian, nhưng anh hoàn toàn thất vọng với chất lượng công trình. Tường, trần thì thấm dột liên miên, khắc phục được vài ngày thì lại bị. Gạch lát nền thì thi công cẩu thả, bị “bọng” quá nhiều. Công trình vẫn đang trong quá trình thi công nên khói bụi, ồn ào ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các hộ dân.
![]() |
Chung cư HQC Plaza bốc cháy khi mới bàn giao (Nguồn ảnh: Facebook: Hội Cư dân HQC Plaza) |
“Đặc biệt, thời gian gần đây hệ thống báo cháy liên tục kêu làm gia đình tôi không cháy thật hay cháy giả. Có hôm nửa đêm, cả gia đình đang say giấc thì thấy hệ thông báo cháy kêu ầm ầm, thế là cả nhà hốt hoảng bật dậy ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Khi phản ánh tới chủ đầu tư thì được hứa là sẽ khắc phục trong thời gian tới. Nhưng hiện tại thì tôi thấy hiện tượng trên không được giải quyết triệt để” - anh L.H.A, chia sẻ.
Cùng chung cảnh ngộ tại tòa nhà The Easter City, anh V.Q.B cho biết, vừa rồi có căn hộ bị chập điện thì không thấy hệ thống báo cháy, sau đó mấy hôm thì chuông báo cháy của chung cư liên tục phát đi “tín hiệu”. Chúng tôi cũng mệt mỏi với kiểu báo cháy như thế này. Thật giả lẫn lộn, “cháy không chuông, chuông không cháy”. Có ý kiến lên chủ đầu tư thì cũng không biết họ có để ý không. Chứ tính mạng của mấy trăm con người của tòa nhà như kiểu “đánh đu” với “hỏa thần”.
Tình trạng cũng không khá hơn với cư dân chung cư HQC Plaza, đường Nguyễn Văn Linh, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, do Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân làm chủ đầu tư. Giữa tháng 7/2016, cư dân ở đây được một phen thất thần khi lửa bùng phát tại tủ điện kèm theo nhiều tiếng nổ lép bép ở tầng 11 block 4. Ít phút sau, khói đen lan ra các tầng xung quanh chung cư cao 24 tầng, hàng trăm hộ dân hốt hoảng dìu nhau chạy xuống đất .
Bảo vệ của chung cư cố gắng chữa cháy tại chỗ nhưng không thành. Khói đen mù mịt trong lối thoát hiểm cầu thang bộ, khiến nhiều người bị kẹt trên các tầng cao kêu cứu. Được biết block nhà bị cháy khi đó chưa được nghiệm thu PCCC, đang còn trong giai đoạn hoàn thiện. Sự tắc trách khi chưa hoàn thiện PCCC đã cho người dân vào ở, khiến không ít người đặt ra câu hỏi, chẳng lẽ những chủ đầu tư này coi tính mạng con người không bằng lợi nhuận của công ty?
Nguy cơ cháy nổ hiện hữu liên tục
Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), từ năm 2012 cho đến nay, toàn thành phố đã xảy ra 34 vụ cháy tại các tòa nhà cao tầng. Trong đó, có 26 vụ cháy tại các chung cư nhà ở, mà mới đây nhất là vụ cháy đã xảy ra tại chung cư nhà ở xã hội Hoàng Quân Plaza của Công ty CP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp tư nhân Thăng Long (chủ đầu tư) và Công ty Long Hưng Phát (đơn vị phát triển dự án) đã đưa hơn 20 hộ dân vào cư ngụ tại chung cư Bảy Hiền (số 9 Phạm Phú Thứ, phường 11, quận Tân Bình) trong tình trạng chung cư đang thi công dở dang, thi công sai giấy phép xây dựng, hệ thống PCCC chưa sử dụng được... là một tiền lệ nguy hiểm, gây mất an toàn nghiêm trọng cho người dân, cần phải được xử lý quyết liệt, không để tái diễn tình trạng này.
Ngoài ra, còn có trường hợp chung cư nhà ở cao tầng lại được cấp phép xây dựng trong hẻm nên tiềm ẩn nguy cơ về an toàn thoát hiểm cho cư dân; có trường hợp cơ quan chức năng duyệt quy hoạch tổng mặt bằng chung cư nhưng thiếu dành đường vào cho xe chữa cháy phòng khi xảy ra sự cố; có trường hợp chủ đầu tư dự án chừa đường vào cho xe chữa cháy, nhưng tải trọng mặt đường không đáp ứng nên xe chữa cháy hạng nặng không thể vào được...
Theo các chuyên gia, việc đưa công trình vào sử dụng, khi chưa đảm bảo an toàn PCCC, không phải bây giờ mới diễn ra. Điều này, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm mà cư dân phải đối mặt. Do vậy, cần có biện pháp mạnh để nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư dự án cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
Quang Nam – Trang Phạm
" alt=""/>nhà ở xã hội![]() |
Trung tâm thương mại chợ Rộ, huyện Thanh Chương (Nghệ An) khánh thành năm 2010 nay bị bỏ hoang, thành nơi tập kết và xưởng cưa gỗ mọc lên. Khu chợ bỏ hoang này có vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng vẫn chưa được đi vào sử dụng sau khi hoàn thành. Ảnh: Zing. Theo Zing News, kế hoạch xây dựng khu Trung tâm thương mại chợ Rộ thuộc xã Võ Liệt (Thanh Chương, Nghệ An) được phê duyệt ngày 20/12/2007, nhằm thay thế cho chợ cũ đã bị xuống cấp. Tháng 8/2008, Công ty cổ phần thương mại đầu tư miền Bắc có trụ sở ở Hà Nội chính thức trúng thầu và khởi công xây dựng dự án. Ảnh: Zing. Dự án có tổng vốn đầu tư 13,96 tỷ đồng, được quy hoạch trên diện tích đất 30.081 m2 với 10 công trình chính bao gồm: đình chợ lớn, đình chợ nhỏ, ki-ốt dịch vụ, nhà vệ sinh, khu giải khát, trạm điện, trạm nước, nhà bảo vệ, hệ thống sân nền và bờ bao quanh. Đến thời điểm này, các công trình chính đã hoàn thành nhưng bị bỏ hoang còn các công trình khác như nhà vệ sinh, trạm điện, trạm nước, nhà bảo vệ vẫn còn bỏ dở. Ảnh: Zing. Ngày 19/5/2010, chủ đầu tư tiến hành lễ khai trương Trung tâm thương mại chợ Rộ. Tuy nhiên, sau lễ khai trương rầm rộ, khu chợ tiền tỷ này chỉ hoạt động èo uột với vài ki-ốt nhỏ lẻ rồi bỏ hoang từ đó đến nay. Toàn bộ diện tích đất xung quanh khu chợ do bị bỏ không lâu ngày nên hoang tàn, ảm đạm. Trong chợ làm nơi tập kết đủ thứ, thậm chí cho bò ở. Ảnh: Zing. Chợ Nghĩa Hiệp (xã Nghĩa Hiệp - Yên Mỹ - Hưng Yên) được đầu tư với tổng chi phí lên đến 20 tỷ đồng nhưng sau 5 năm hoàn thành chợ vẫn bỏ hoang. Chợ được xây dựng bằng nguồn vốn cân đối ngân sách của xã do chính UBND xã này làm chủ đầu tư. Hiện nay, công trình đang xuống cấp dần, cỏ dại mọc đầy. Ảnh: Một thế giới. Nguyên nhân chợ tiền tỷ bỏ hoang được người dân xung quanh cho biết vì vị trí không thuận lợi, không tiện đường của người dân. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng không hoàn thiện, thiếu hệ thống điện, nước, khu vệ sinh. Ảnh: Báo Dân Sinh. Người dân Nghĩa Hiệp cho hay, dân rất mong muốn có được khu chợ khang trang để vào buôn bán nhưng khu chợ Nghĩa Hiệp không hợp lý và thiếu thốn quá nhiều thứ nên vào được vài hôm tiểu thương phải chuyển ra chợ truyền thống. Các hạng mục của chợ xã Nghĩa Hiệp đang sập sệ, hoen rỉ. Ảnh: Báo Dân Sinh. Tại Thanh Hóa cũng có không ít khu chợ có số vốn đầu tư hàng chục tỷ để rồi …đắp chiếu. Ví dụ như Chợ Già tại xã Hoằng Kim (huyện Hoằng Hóa), được xây dựng đúng các tiêu chí về diện tích sân vườn, cây xanh, nhà kho, khu để xe, nhà vệ sinh, nơi thu gom xử lý rác thải... Tuy nhiên, được khánh thành đã gần 4 năm nay với tổng số vốn đầu tư 14 tỷ đồng rồi bỏ hoang. Ảnh: Thanhhoa24h. Hay vào năm 2011, Chợ Voi trên địa bàn xã Quảng Thịnh (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được khánh thành với tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng, diện tích gần 10.000m2 nhưng đến nay tình trạng họp chợ thất thường, gần như bỏ hoang. Ảnh: Thanhhoa24h. Tương tự, chợ Quảng Thạch, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương được đầu tư xây dựng hoành tráng trên diện tích 4.000 m2 với tổng số vốn trên 1,6 tỷ đồng. Chợ được xây vào năm 2008, nhưng chỉ sau 1 tháng đưa vào hoạt động đã bị các tiểu thương chê, tự dời sang các chợ ở các xã lân cận buôn bán, nên bị bỏ hoang từ đó đến nay và hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Thanhhoa24h. Trên địa bàn Thành phố Pleiku (Gia Lai), chợ Hoa Lư được đầu tư xây dựng với kinh phí 12,5 tỉ đồng, khuôn viên rộng gần 6.000 m2, cách chợ cũ hơn 100m. Tuy nhiên, hơn 3 năm sau khi khánh thành, chợ vẫn bỏ hoang. Ảnh: Thanh Niên. Chợ Hương Khê 30 tỷ đồng: Ở huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh), chợ Hương Khê được xây dựng xuất phát từ dự án xây sân bóng đá không thành và cũng như số phận của nhiều khu chợ ngẫu hứng khác, chợ Hương Khê bỏ hoang từ khi xây dựng cho đến nay, người dân lấy đây làm nơi thả trâu, bò và đang dần xuống cấp. Ảnh: Một thế giới. |
Theo Kiến thức
" alt=""/>Xót xa những khu chợ huyện tiền tỷ bỏ hoang, chăn thả trâu bòHiện TP.HCM đang là vùng bùng phát dịch sởi. Đây là bệnh lây nhiễm hàng đầu, một người có thể lây cho 12 - 18 người. Để rút ngắn thời gian bùng dịch, TP.HCM ước tính có gần 125.000 trẻ thuộc diện cần tiêm trong chiến dịch. Tuy nhiên, tính đến ngày 10/9, thành phố mới chỉ thực hiện tiêm bổ sung được cho hơn 25.000 trẻ, tương đương gần 70% trẻ từ 1 - 5 tuổi và gần như toàn bộ nhóm trẻ từ 6-10 tuổi chưa được tiêm. Trong khi đó, sởi liên tục gia tăng ca mắc, bắt đầu xuất hiện các ổ dịch ở trường học dù chỉ mới vào năm học mới.
Theo ghi nhận tại VNVC, kể từ khi TP.HCM công bố dịch sởi và các địa phương ghi nhận nhiều ca mắc, số người lớn và trẻ em tăng cường tiêm vắc xin phòng bệnh. Từ ngày 1 - 14/9, riêng tại TP.HCM cho thấy lượt tiêm tăng 300% so với cùng kỳ tháng trước. Tính từ ngày 1/9/2024 đến nay, VNVC đã triển khai tiêm chủng an toàn hơn 30.000 liều vắc xin sởi các loại bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trên địa bàn TP.HCM.
BS. Chính cho biết, 100% trẻ thuộc diện tiêm sởi miễn phí sẽ được phục vụ theo quy trình tiêm chủng đảm bảo an toàn cao nhất như tiêm dịch vụ của VNVC (quy trình 8 bước). VNVC chuẩn hóa đồng nhất về chất lượng chuyên môn tiêm chủng, có phòng xử trí phản ứng sau tiêm cùng đầy đủ thuốc và phương tiện cấp cứu như hộp chống sốc, bình oxy cùng đội ngũ thường xuyên được tập huấn kỹ năng xử trí cấp cứu. VNVC là hệ thống tiêm chủng vắc xin có Tổng đài điện thoại hỗ trợ theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm 24/7, không chỉ tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc sau tiêm của khách hàng của VNVC mà còn hỗ trợ cho tất cả người dân.
Với thế mạnh là hệ thống trung tâm tiêm chủng dịch vụ lớn bậc nhất thành phố, VNVC còn có thể tổ chức hàng trăm đội tiêm lưu động đến các trường học, khu dân cư với quy trình tiêm chủng an toàn hàng đầu. Thông tin tiêm chủng của trẻ sẽ được lưu trữ trên hệ thống Thông tin tiêm chủng quốc gia và ứng dụng mobile App tiêm chủng VNVC.
“VNVC cam kết sẵn sàng hỗ trợ cơ sở vật chất, vật tư y tế, điều động đội ngũ tham gia cùng thành phố phòng chống dịch sởi. Hoạt động của VNVC đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội, chung tay góp sức cùng cả nước đẩy lùi dịch, bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu người dân”, BS. Chính khẳng định.
Ngay từ khâu vận chuyển và bảo quản vắc xin trong chiến dịch này, VNVC cam kết đảm bảo an toàn cao nhất với hệ thống xe lạnh chuyên dụng đạt chuẩn GSP vận chuyển vắc xin từ các trung tâm y tế quận huyện về đến kho vắc xin đạt chuẩn GSP của VNVC. Cùng với hệ thống xe lạnh, VNVC tiên phong xây dựng và phát triển mạng lưới dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin chất lượng quốc tế, với kho bảo quản vắc xin lớn, dàn xe lạnh vận chuyển, hệ thống tủ chuyên dụng bảo quản vắc xin - tất cả đều được công nhận đạt chuẩn GSP quốc tế, được cơ quan y tế thẩm định, công nhận.
Theo VNVC, hiện hệ thống gần 200 trung tâm tiêm chủng rộng khắp cả nước và 39 trung tâm tại TP.HCM đều có đầy đủ các loại vắc xin phòng sởi cũng như các bệnh nguy hiểm khác ở trẻ em và người lớn. VNVC còn có vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella gồm Priorix (Bỉ) và MMR II (Mỹ), nâng cao hiệu quả phòng nhiều bệnh trong 1 mũi tiêm và tiết kiệm chi phí, giảm số lần phải tiêm vắc xin. Các loại vắc xin tiêm này được cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn.
VNVC đang áp dụng nhiều chính sách ưu đãi giá để người dân kịp thời phòng bệnh, đặc biệt là các gia đình khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. VNVC cũng là đơn vị tiêm chủng tiên phong hỗ trợ tiêm các gói tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau kéo dài đến 12 tháng, toàn bộ lãi suất do VNVC hỗ trợ, giúp người dân chi trả linh hoạt, giảm gánh nặng kinh tế.
Lại Giang
" alt=""/>VNVC tham gia chiến dịch sởi, chú trọng tiêm chủng an toàn cho trẻ em TP.HCM