Đảm bảo 100% chỗ học cho học sinh trong độ tuổi quy định đang cư trú trên địa bàn, đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học được vào học lớp 6 theo tuyến do Ban Chỉ đạo tuyển sinh thành phố Thủ Đức và các quận, huyện quy định.
Thực hiện xét tuyển ở các trường THCS, riêng Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa kết hợp xét tuyển và khảo sát năng lực.
Tùy tình hình thực tế về cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên và dân cư của mỗi địa phương, trên cơ sở tham mưu của Phòng GD-ĐT, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường theo yêu cầu và nguyên tắc tuyển sinh, trong đó sĩ số học sinh/lớp không vượt quá 45 học sinh/lớp.
Thời gian nhận hồ sơ tuyển sinh từ ngày 15/6 và công bố đồng loạt vào ngày 15/7.
Riêng việc tuyển sinh vào lớp 6 tăng cường ngoại ngữ như sau:
Đối với Tiếng Anh,tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, thực hiện tiếp nhận học sinh đã được công nhận hoàn thành chương trình cấp tiểu học và có điểm toàn năm từng kỹ năng từ 6.0 điểm trở lên hoặc chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 hoặc chứng chỉ đạt trình độ A2 trở lên theo khung CEFR hoặc chứng chỉ Cambridge Flyer đạt từ 10/15 khiên trở lên hoặc TOEFL Primary Step 2 đạt từ 3/5 huy hiệu trở lên hoặc cấp độ Quickmarch của PTE Young Learners đạt Pass từ 3/5 sao trở lên hoặc là học sinh học Chương trình Tiếng Anh tích hợp cấp tiểu học có điểm trung bình môn tiếng Anh tích hợp lớp 5 từ 6.0 trở lên.
![]() |
TP.HCM xử lý nghiêm giáo viên ép học sinh học thêm, yêu cầu không chạy theo thành tích |
Tại Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa,xét tuyển những học sinh đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm mỗi môn tiếng Việt và Toán đạt từ 9 điểm trở lên của năm học lớp 5. Ngoài ra, học sinh phải thực hiện bài khảo sát năng lực trong 90 phút. Thời gian khảo sát ngày 12/6.
Nếu không trúng tuyển vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, học sinh vẫn được xét tuyển vào lớp 6 theo quy định.
Đối với Tiếng Pháp, học sinh lớp 5 đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học và có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm mỗi môn tiếng Việt và Toán đạt từ 8 điểm trở lên của năm học lớp 5 và có điểm trung bình của các môn tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp từ 6 điểm trở lên được chuyển thẳng vào các lớp 6 tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp (lộ trình A). Học sinh đạt điểm trung bình dưới 6 điểm có thể theo học chương trình tăng cường tiếng Pháp hoặc có thể theo học chương trình tiếng nước ngoài hiện hành.
Đối với Tiếng Trung, đối tượng tuyển là học sinh đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học và đã được công nhận đạt yêu cầu cấp tiểu học của chương trình.
Đối với Tiếng Nhật(Ngoại ngữ 1), lớp 6 tiếng Nhật (Ngoại ngữ 1) được tổ chức tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3 và Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản, Quận 1.
Việc tuyển sinh vào các lớp 6 tiếng Nhật được thực hiện trong số học sinh đã có danh sách vào học lớp 6 của trường.
Đối với Tiếng Đức, lớp 6 tiếng Đức (Ngoại ngữ 2) được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3 và Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản, Quận 1.
Việc tuyển sinh vào lớp 6 tiếng Đức (Ngoại ngữ 2) được thực hiện trong số học sinh đã có danh sách vào học lớp 6 của trường.
Đối với Tiếng Hàn, lớp 6 tiếng Hàn (Ngoại ngữ 2) được tổ chức tại Trường Trung học cơ sở Hoa Lư và Trường Trung học cơ sở Bình Thọ, thành phố Thủ Đức.
Việc tuyển sinh vào lớp 6 tiếng Hàn (Ngoại ngữ 2) được thực hiện trong số học sinh đã có danh sách vào học lớp 6 của trường.
Đối với các loại hình lớp học tăng cường Ngoại ngữ ở trung học cơ sở, hằng năm, Hội đồng trường có trách nhiệm xem xét đưa ra khỏi loại hình này các học sinh không theo kịp chương trình và tổ chức khảo sát tuyển bổ sung nhưng phải bảo đảm sĩ số không vượt quá theo quy định.
Việc tuyển sinh chương trình tích hợp
UBND TP quy định tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện có trường tiểu học thực hiện Chương trình Tiếng Anh tích hợp phải có trường trung học cơ sở thực hiện Chương trình Tiếng Anh tích hợp để đảm bảo tính liên thông của chương trình.
Tổ chức thực hiện tại những trường đảm bảo điều kiện giảng dạy và học tập theo Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp. Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thực hành thí nghiệm cho các lớp Chương trình Tiếng Anh tích hợp theo quy định của Sở GD-ĐT.
Sĩ số học sinh/lớp ở chương trình tích hợp không quá 35 học sinh/lớp.
Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học theo Chương trình Tiếng Anh tích hợp hoặc học sinh hoàn thành chương trình tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đủ năng lực tiếng Anh thỏa một trong các điều kiện như sau thì được dự tuyển:
Theo hệ thống Pearson English, học sinh phải có chứng chỉ PTE cấp độ Quickmarch (Pass - số sao tối thiểu 3/5 sao).
Theo hệ thống Cambridge English, học sinh phải có chứng chỉ Flyer (số khiên tối thiểu 12/15 khiên).
Theo hệ thống ETS: học sinh phải có chứng chỉ TOEFL Primary bậc 2 với số huy hiệu tối thiểu là 3/4 huy hiệu (TOEFL Primary, Step 2, 3 badges).
Học sinh phải được đánh giá đạt bài khảo sát năng lực tiếng Anh đầu vào của chương trình (Placement test).
Riêng Trường THPT Chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định, Trường THPT Chuyên năng khiếu thể dục thể thao Bình Chánh, tuyển các bộ môn: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh, võ thuật, cầu lông, bơi lội.
Học sinh điều kiện xét tuyển là học sinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học và có đủ điều kiện tuyển sinh vào lớp 6, đạt giải thể dục thể thao cấp quận, thành phố.
Hai trường này sẽ nhận hồ sơ xét tuyển tại trường từ ngày 1/6 đến ngày 30/6.
Minh Anh
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đầu cấp: mầm non, lớp 1 tuyển sinh lớp 6, tuyển sinh lớp 10 năm 2021.
" alt=""/>Những thay đổi trong tuyển sinh lớp 6 ở TP.HCMTheo Kết luận Thanh tra số 04/KL-UBND ngày 15/12/2017 của UBND huyện Lộc Hà , Trường Mầm non Thụ Lộc bộc lộ những điểm yếu kém trong công tác điều hành, sử dụng ngân sách của chủ tài khoản, kế toán và các thành viên liên quan.
![]() |
Trường mần non Thụ Lộc xảy ra nhiều sai phạm tài chính |
Cụ thể, năm học 2015-2016 nhà trường thu từ phụ huynh học sinh 12 khoản với tổng số tiền 989.361.000 (không bao gồm tiền học phí). Năm học 2016-2017, nhà trường thu của học sinh 14 khoản với hơn 1 tỉ đồng.
Trong hai năm học qua, nhà trường không tổ chức công khai tài chính các khoản do phụ huynh đóng góp. Không có tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc ăn bán trú tại thời điểm thanh tra.
Kết luận thanh tra chỉ rõ: Năm học 2015-2016, nhà trường để thất thoát số tiền 7.427.000 đồng; chi tiêu sai mục đích 72. 528.000 đồng (tiền xây dựng và tiền học phí dùng cho hoạt động cải cách tiền lương).
Trong năm học 2016-2017, trường dùng nguồn tiền thu tự nguyện của phụ huynh là 44.225.000 đồng để trả cải cách tiền lương, và 28.303.000 đồng tiền hỗ trợ cơ sở vật chất của năm 2015-2016 nhà trường dùng chi vào mục đích khác.
Ngoài ra, năm 2016-2017 nhà trường vay của bà Võ Thị Huệ, Phó hiệu trưởng, 23 triệu đồng để làm quà Tết cho giáo viên, vay Ngân hàng 80 triệu đồng để trả cho bà Huệ và trả lại 30 triệu đồng tiền thừa của học sinh là trái với Nghị định 16/2015 của Chính Phủ.
Từ những sai phạm trên, UBND huyện Lộc Hà đề nghị Ban giám hiệu nhà trường mần non Thụ Lộc thu hồi 100 triệu đồng các khoản chi sai ở các năm 2015-2016, 2016-2017 nộp vào kho bạc nhà nước trước ngày 15/1/2018.
Các khoản thu hồi gồm: 35.548.600 đồng chi sai nguyên tắc tài chính từ nguồn ngân sách Nhà nước; 72.528.000 đồng quỹ xây dựng và tiền học phí dùng cho cải cách tiền lương vào 28 nội dung khác; 3.378.500 đồng chưa chi hết từ nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm mà nhà trường sử dụng vào mục đích khác; 7.247.000 đồng chưa chi hết từ nguồn thu của học sinh năm học 2015-2016.
Đồng thời, UBND huyện Lộc Hà giao cho Phòng GD-ĐT huyện Lộc Hà phối hợp Trường Mầm non Thụ Lộc tổ chức họp kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cá nhân và có hình thức kỉ luật trước ngày 31/1/2017; giao cho phòng Nội Vụ tham mưu cho UBND huyện xét kỉ luật các tổ chức, cá nhân trước ngày 15/1/2018.
Đậu Tình
" alt=""/>Trường mầm non vay tiền ngân hàng làm quà Tết cho giáo viên![]() |
H.T.H.T đã 2 lần thoát khỏi tục “bắt vợ” trong dịp Tết nguyên đán vừa qua |
2 lần thoát khỏi tục “bắt vợ”
Mở đầu câu chuyện, em T. chia sẻ với người Thái, tục “bắt vợ” hay gọi là “trộm vợ”, xuất hiện từ lâu đời và trở thành một bản sắc văn hóa độc đáo, và hiện nay vẫn được duy trì ở bản của em.
“Song em nghĩ, đó phải là kết quả của tình yêu đôi lứa, là sự đồng thuận của hai gia đình cho một cuộc hôn nhân đúng theo phát luật và tục truyền” – T. bày tỏ.
Ấy vậy mà, dịp Tết vừa qua, T. bị V.V.H. (SN 1995) là người cùng xã 2 lần bắt về làm vợ.
T. là bạn của H. đã hơn 2 năm nay. Ngày mùng 1 Tết, H. cùng các bạn đến nhà chơi và uống rượu cùng bố T. Đến khoảng gần 22 giờ, nhà hết rượu, bố nhờ T và H. đi mua. Từ nhà T. đến quán rượu khoảng 3 km và phải đi qua rú mồ (nghĩa địa).
“Khi đến đây thì H. hỏi “Em làm vợ anh nhé?”, em nói em còn phải học đã nhưng H. không chịu và cứ chạy xe đi. Em nhảy xuống xe và cứ chạy một mạch, thấy nhà dân bên đường sáng đèn em vào nhờ, mượn điện thoại gọi về nhà nói anh trai đến đón về” – T. nhớ lại.
“Tiếp đến, vào tối mùng 4 Tết, em đến nhà bà ngoại và thấy H. cùng các bạn anh ấy cũng chơi ở đây. Lúc đó, các mợ em (bên ngoại nhà em) nói với em là H. cũng được, cháu về nhà đó cũng sướng lắm… Em bảo nếu các mợ thích thì đi mà lấy, chứ cháu phải học, đi làm giúp đỡ bố mẹ đã.
Đến khoảng 21 giờ, mợ em say, nói nhờ em và H. đưa về nhà mợ. Trên đường đi, H. đã chở xe đưa em thẳng đến nhà bà con của H. ở xóm bên. Tại đây, người nhà H. cứ bàn em lấy anh ấy nhưng em vẫn không chịu. Đến sáng ngày mùng 5, khi đang ngồi ở cầu thang nhà sàn người quen H., em thấy xe của anh trai đi qua nên chạy ra lên xe về nhà.
Cùng ngày đó, gia đình H. đưa trầu cau sang nhà hỏi cưới. Bố mẹ nói em 2 lần bị bắt vợ cũng xấu hổ với làng rồi, lấy H. hay không tùy em quyết định. Em đã trừ chối gia đình H. Em nói với mọi người rằng bị bắt về làm vợ khi không có tình cảm với H. Lấy chồng rồi phải bỏ học để làm lụng, sinh con là điều em chưa muốn lúc này” – T. kể lại.
Sự việc của T. chỉ kết thúc khi có sự can thiệp của nhà trường và sự kiên quyết của bản thân em. Hiện tại, tâm lý của T. ổn định và đã đi học trở lại.
Kết thúc câu chuyện, T. nói với tôi về những dự định cho tương lai. “Em sinh ra trong gia đình nghèo, làm nông nghiệp quanh năm với 2 vụ lúa. Nhà lại đông anh em, học hành vất vả nên em phải cố gắng học thật tốt, kiếm một nghề ổn định để thay đổi số phận và đền đáp công ơn của bố mẹ. Em chỉ lấy chồng khi thực hiện được ước mơ vào giảng đường đại học, trở thành một hướng dẫn viên du lịch chị à!”.
![]() |
H.T.H.T là một học sinh giỏi toàn diện, có ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch |
Thầy giáo Nguyễn Minh Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Hợp 3, thì cho biết “Em H.T.H.T là một học sinh giỏi toàn diện của trường trong nhiều năm liền. Năm học vừa qua, T. có điểm tổng kết là 8,4. Không chỉ học giỏi, T còn rất ngoan ngoãn và lễ phép”.
Phong tục bị biến tướng trở thành hủ tục
Trước đó, đầu năm 2017, cũng tại huyện Quỳ Hợp, một cô gái bị một nhóm thanh niên bắt về làm vợ khi đang trên đường vào Nam làm việc.
Những sự việc như vậy không hề hiếm ở các huyện miền núi mỗi độ Tết đến xuân về, nơi tục “bắt vợ” bị lợi dụng trở thành một công cụ phục vụ những mục đích xấu.
Tục “bắt vợ” từ xa xưa là một nét đẹp văn hóa độc đáo của người Thái, thế nhưng những năm gần đây, phong tục này dường như đã bị biến tướng, bị lợi dụng trở thành hủ tục.
Thầy giáo Nguyễn Minh Đạt cho biết những năm trước đây, cứ dịp ngoài Tết nguyên đán, nhà trường lại có 3-4 em bỏ học lấy chồng bởi tục “bắt vợ”. Vì vậy, trong năm học 2017-2018, nhà trường cùng các cấp ban ngành ở địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Nhờ đó, sau đợt nghỉ Tết Mậu Tuất vừa qua, Trường THPT Quỳ Hợp 3 có 2 trường hợp là nạn nhân của tục “bắt vợ” nhưng đã được vận động trở lại trường để tham gia học tập.
Có thể thấy, câu chuyện của em học sinh H.T.H.T. chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều đối tượng thiếu văn hóa, kém hiểu biết về pháp luật…, hoặc những đối tượng xấu lợi dụng tục “bắt vợ” để gây ra một số tệ nạn xã hội như tảo hôn hay xâm hại tình dục... Mong rằng những hiện tượng như vậy sẽ được xóa bỏ, để phong tục xưa giữ nguyên được nét đẹp vốn có.
Phan Giang
Theo đuổi chương trình đại học sớm có 6 bạn nhưng đến phút chót chỉ còn Mai và một bạn lớn tuổi hơn.
" alt=""/>Nữ sinh 2 lần thoát khỏi tục “bắt vợ”, tiếp tục giấc mơ đại học