>> Phát hiện thuốc kháng sinh Zinnat giả tại Hà Nội
Bít tết hiện là món ăn phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Tùy theo sở thích, đầu bếp có thể chế biến thịt bít tết ở nhiều cấp độ chín khác nhau, từ tái (rare, medium rare) đến chín vừa (medium, medium welldone).
Trong đó phần đa đều thích thịt bít tết tái, cháy xém mặt ngoài nhưng bên trong còn đỏ hồng để miếng thịt giữ nguyên độ mềm, ngọt. Tuy nhiên không ít người lo ngại, sở thích này có thể không đảm bảo vệ sinh và an toàn do phần thịt bên trong chưa chín kĩ.
![]() |
Các cấp độ chín của thịt bò bít tết |
Giải đáp lo lắng, các nhà nghiên cứu từ ĐH Nottingham, Anh đã làm thí nghiệm dò tìm trực khuẩn E.coli – loại vi khuẩn gây các bệnh đường tiêu hoá trên mẫu thịt bò sống và mẫu thịt bò tái để xác định nguy cơ với sức khoẻ.
Kết quả cho thấy, vi khuẩn này chỉ tồn tại ở bề mặt tiếp xúc với vật dụng làm bếp chưa được làm sạch trong quá trình cắt thịt sống.
Trong quá trình nướng tái thịt ở 2 mặt, toàn bộ vi khuẩn E.coli bị tiêu diệt dưới nhiệt độ cao. Tuy nhiên miếng thịt tái sẽ bị tái nhiễm E.coli trở lại nếu tiếp xúc với kẹp lật thịt chưa được rửa sạch.
Ngược lại, khi sử dụng chiếc kẹp đã được tiệt trùng, miếng thịt tái không phát hiện vi khuẩn E-coli nào sống sót, dù bên trong vẫn còn chưa chín do vi khuẩn chỉ có ở mặt ngoài miếng thịt.
![]() |
Vi khuẩn chỉ có ở mặt ngoài miếng thịt và sẽ bị tiêu diệt dưới nhiệt độ cao nên bít tết tái vẫn hoàn toàn an toàn |
Nghiên cứu này đã gạt bỏ suy nghĩ thông thường của mọi người rằng thịt tái không an toàn. Dựa trên kết quả này, uỷ ban thịt gia súc một lần nữa khẳng định mọi người có thể yên tâm ăn thịt bít tết tái hay cốt lết.
Tuy nhiên, trong trường hợp thịt đã qua cắt nhỏ như xúc xích hay burger, vi khuẩn sẽ lan đều trong cả khuôn thịt sau quá trình chế biến, do đó những loại thịt này cần phải được nấu chín kĩ toàn bộ. Bất kỳ phần thịt nào còn hồng, hoặc còn nước thịt đều không an toàn.
Để đảm bảo các sản phẩm thịt chế biến an toàn, cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Anh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ sạch các dụng cụ nấu nướng khi tiếp xúc với thịt sống, để tránh tái nhiễm vi khuẩn lên phần thịt chín.
Minh Anh (Theo BBC)
Bà đẻ phải kiêng thịt bò, tôm, cam bưởi và các trái cây có vị chua ... Quan niệm đó sai hay đúng?
" alt=""/>Món ăn triệu người thích, bò bít tết tái có an toànVì vậy Việt Nam phải chuẩn bị năng lực về chẩn đoán, cách ly cũng như quản lý ca bệnh để khi có ca bệnh để hạn chế tối đa lây lan cũng như tử vong.
Về quản lý ca bệnh và điều trị, BS Đỗ Hồng Hiên khuyến cáo chúng ta phải sàng lọc phân luồng, tránh lây nhiễm chéo. Bệnh nhân được chẩn đoán với các biểu hiện phát ban, sốt, sưng hạch… phải đánh giá nguy cơ có thể diễn biến thành ca nặng hay không.
Với những ca bệnh biểu hiện nhẹ, không có nguy cơ biến chứng, có thể để bệnh nhân cách ly tại nhà, thực hành nghiêm túc các nguyên tắc về lây nhiễm chéo. “Điều trị đậu mùa khỉ chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng. Nếu có biển hiện diễn biến nặng hay có biến chứng, bệnh nhân phải ngay lập tức vào cơ sở khám chữa bệnh”, nữ bác sĩ cho biết.
Với đậu mùa khỉ tránh điều trị kháng sinh, trừ trường hợp có các nốt phát ban nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm. “Các bệnh nhân phần lớn nhẹ, tự khỏi trong vài tuần. Chúng ta đánh giá nguy cơ chuyển nặng, lây lan như thế nào có chăm sóc, động viên về tinh thần để tránh bệnh nhân trầm cảm, mất ngủ… Những điều này để tránh nguy cơ bệnh nặng”, BS Hồng Hiên nhấn mạnh lại một lần nữa.
Cũng theo BS Hiên, hiện chưa có thuốc kháng virus nào đặc hiệu với đậu mùa khỉ, chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng, theo dõi, xử lý các nốt phát ban để tránh biến chứng. Các thuốc kháng virus hiện tại vẫn đang dừng lại ở lâm sàng trên động vật.
Nhóm bệnh nhân nguy cơ cao, có thể dẫn đến biến chứng theo WHO thông tin là trẻ em, phụ nữ có thai và người có suy giảm miễn dịch. Họ cần được theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo cách ly, chăm sóc toàn diện.
Khuyến nghị về dự phòng, bác sĩ của WHO tại Việt Nam thông tin, phải đảm bảo nguyên tắc theo dõi, truy vết người tiếp xúc gần với ca bệnh.
“Vệ sinh, khử khuẩn tất cả khu vực những nơi bệnh nhân qua lại. Thu thập bệnh phẩm các vật dụng bệnh nhân dùng như ga trải giường, quần áo… cũng như quản lý rác thải của bệnh nhân. Người bệnh phải được đảm bảo về tinh thần, chăm sóc nốt phát ban, tránh bội nhiễm dẫn tới biến chứng”, bác sĩ cho biết.
Cũng theo BS Hiên, giai đoạn cách ly phải từ khi bệnh nhân từ phơi nhiễm đến lúc vết phát ban bong vẩy, tạo sẹo bắt đầu có da non.
Về nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ, Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương cũng nhận định, bệnh khó lây, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp và giọt bắn lớn và không lây qua không khí. “Trước đây, bệnh lây từ động vật sang người và giờ từ người sang người. Chúng ta cần truyền thông để người dân không hoang mang”, PGS.TS Hương nói.
Tối 24/7, Bộ Y tế phát đi thông tin bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: 1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như đau đầu, sốt, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, suy nhược, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục. 4. Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. 5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết và sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. 6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Không nên ăn, tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật bị nhiễm bệnh. |