Bản Chiến lược đặt ra sứ mệnh và mục tiêu cao cho chặng đường phát triển hướng tới Chính phủ số thời gian tới. Tầm nhìn đặt ra là Việt Nam có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu vào năm 2025, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu vào năm 2030 theo xếp hạng của Liên hợp quốc. Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, về Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030 được phê duyệt tại Quyết định 942 ngày 15/6, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bộ trưởng Bộ TT&TT chỉ đạo xây dựng Kế hoạch hoặc Chương trình cụ thể thực hiện Quyết định nêu trên bảo đảm phù hợp, hiệu quả.
Trước đó, vào ngày 29/6, Bộ TT&TT đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, quán triệt các tổ chức thuộc phạm vi quản lý nắm rõ xu thế phát triển của thế giới và thực tiễn Việt Nam nhằm xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện sớm.
Nhấn mạnh quan điểm phát triển Chính phủ số là xu thế chung trên thế giới, Bộ TT&TT cho hay, năm 2020 được coi là năm khởi đầu của thập kỷ, trong đó Chính phủ số được xác định là giải pháp quan trọng nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển bền vững đặt ra đến năm 2030.
Trong bối cảnh đó, từ 3 - 5 năm gần đây, nhiều nước đã sớm nhận thức được việc này và nhanh chóng tuyên bố chiến lược phát triển Chính phủ số của nước mình như Thái Lan năm 2017, Singapore năm 2018, Úc năm 2019 và Hàn Quốc năm 2020.
Việt Nam cũng sớm nhận thức được xu thế phát triển Chính phủ số. Điều này được thể hiện ở mục tiêu xây dựng Chính phủ số đã được đặt ra trong: Nghị quyết 52 ngày 27/9/2021 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định 749 ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đặc biệt là Quyết định 942 ngày 15/6 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.
Đề xuất 19 chỉ tiêu cơ bản phát triển Chính phủ số đến hết năm 2022
Cùng với việc lưu ý các bộ, ngành, địa phương về nội hàm của khái niệm “Chính phủ điện tử” và “Chính phủ số”, Bộ TT&TT chỉ rõ: "Khi nói đến phát triển Chính phủ số chính là nói phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đã bao hàm Chính phủ điện tử. Chính phủ số bản chất là Chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số".
Cụ thể, cách làm thay đổi: từ cung cấp dịch vụ công trực tuyến sang cung cấp dịch vụ số; từ dẫn dắt là giám đốc CNTT sang người đứng đầu tổ chức; từ hệ thống thông tin sang nền tảng; từ tiếp cận dịch vụ sang tiếp cận dữ liệu; từ công nghệ Web và PC sang công nghệ 4.0 với điện toán đám mây, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo...;
Từ sự tham gia của cơ quan nhà nước sang sự tham gia của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp; từ nhấn mạnh cải cách thủ tục hành chính sang nhấn mạnh thay đổi mô hình quản trị; từ đo lường dịch vụ công lên trực tuyến sang đo lường số dịch vụ công mới. Thách thức của Chính phủ điện tử là liên thông, kết nối chia sẻ dữ liệu, còn thách thức của Chính phủ số là quản lý sự thay đổi.
Cũng tại văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương ngày 29/6 về việc thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030 (Chiến lược), Bộ TT&TT còn đề xuất 18 chỉ tiêu cơ bản phát triển Chính phủ điện tử đến hết năm 2021 và 19 chỉ tiêu cơ bản phát triển Chính phủ số đến hết năm 2022.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chiến lược. Trước hết, khẩn trương xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển Chính phủ số/Chính quyền số giai đoạn 2021 - 2025 của bộ, ngành, địa phương mình theo hướng dẫn của Bộ TT&TT tại văn bản 2606 ngày 15/7/2020, trong đó lưu ý cập nhật các nội dung theo Chiến lược.
Đối với các bộ, ngành, địa phương đã phê duyệt kế hoạch, Bộ TT&TT đề nghị căn cứ nội dung Chiến lược để rà soát lại nội dung kế hoạch bảo đàm phù hợp với Chiến lược và thực hiện công tác điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết).
Vân Anh
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
" alt=""/>Xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ sốTrong hai ngày vừa qua, việc sử dụng Sideshop đã trở nên khó khăn hơn trước do nhà phát triển đã đưa trở lại cơ chế recycling như năm ngoái. Nhưng thông qua bản update cách đây ít giờ, nó đã trở nên đơn giản hơn khi bạn có thể tùy ý tắt/bật.
Ngoài ra, bạn vẫn có thể tiếp tục dùng cơ chế recycling trong Sideshop phụ thuộc vào chủ đích. Dù thế nào đi chăng nữa, gold vẫn sẽ được cung cấp thông qua Guilds và Gauntlets.
“Chúng tôi nhận ra rằng một số người chơi có thể đã tiêu gold và gems của họ từ đợt update hôm thứ Năm”, trích lược thông báo của Valve. “Chúng tôi sẽ khôi phục gold về giá trị trước khi tiến hành update của tất cả người chơi. Chúng tôi cũng sẽ khôi phục lượng gems đã chi tiêu từ đó đến giờ. Bất cứ items được quy đổi qua cửa hàng vẫn sẽ tồn tại trong kho của người chơi.”
Bạn cũng được quyền lựa chọn xem có muốn khôi phục lại những heroes và items đã bán trong Sideshop hay không.
Bạn có thể tắt/bật Sideshop trong phần “Miscellaneous” của Dota 2 client khi nhấp chuột vào tab Advanced.\
Liên quan tới Battle Pass năm nay, Valve đã chính thức mở cổng bầu chọn cho Collector’s Cache trong Dota 2 Workshop.
Tương tự như mọi năm, những ai sở hữu Battle Pass đều có quyền bỏ phiếu bình chọn cho bất cứ thiết kế nào mà họ yêu thích để giúp chúng có cơ hội được nhà phát triển đưa vào game. Từ giờ đến ngày 13/6 (theo giờ Việt Nam), bạn có thể bầu chọn các sản phẩm trong tổng số 148 sets - chúng đều có bản xem trước trên Workshop hoặc cho phép thử nghiệm trong Dota 2 client.
Collector’s Caches là những Treasures đặc biệt chứa những items trang trí độc quyền, không thể giao dịch mà người chơi chỉ có thể kiếm được trong mỗi mùa TI - mặc dù thời gian thu thập thường kết thúc sớm hơn so với giải đấu Dota 2 lớn nhất hành tinh.
Trong hai năm qua, đã có hai Collector’s Caches đi kèm với Battle Pass và Valve cũng đã xác nhận năm nay cũng không có gì thay đổi.
Những ai đã mua TI10 Battle Pass chỉ cần kéo con lăn chuột và chọn biểu tượng ngón cái đưa lên hoặc chỉ xuống nếu thấy thích hay không thích bất cứ thiết kế nào. Những sets có nhiều phiếu nhất sẽ được đưa vào danh sách Cache và chờ ngày đến tay người chơi.
2016 (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: Valve mở lại Sideshop của TI10 Battle Pass sau hai ngày đóng cửaVào ngày 31/5, SpaceX đã phóng thành công tên lửa Falcon 9 đưa hai phi hành gia lên trạm vũ trụ ISS trên tàu Crew Dragon. Ảnh: SpaceX.
Theo CNBC, giá trị của SpaceX ở thời điểm hiện tại vào khoảng 36 tỷ USD, dựa trên kết quả vòng gọi vốn gần nhất của công ty diễn ra vào tháng 3. SpaceX là một trong những công ty tư có giá trị lớn nhất, và mỗi vòng gọi vốn của SpaceX đều thu hút sự chú ý.
SpaceX lấy tiền đầu tư từ đâu?
SpaceX là công ty tư nhân, đồng nghĩa không niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, công ty này vẫn gọi vốn với rất nhiều nhà đầu tư khác nhau.
Theo Investopedia, SpaceX được thành lập năm 2002 với nguồn vốn góp chính từ Elon Musk, sau khi ông trở thành triệu phú nhờ bán PayPal. Trong quá trình hoạt động, công ty này cũng mở nhiều vòng gọi vốn, thu hút đầu tư từ các quỹ như Founders Fund, Draper Fisher Jurvetson và Valor Equity Partners.
![]() |
Tỷ phú Elon Musk là nhà sáng lập, người đầu tư ban đầu của SpaceX. Ảnh: Getty. |
Tháng 1/2015, SpaceX có vòng gọi vốn đáng chú ý khi được Google và Fidelity Investmenst đầu tư với số tiền 1 tỷ USD đổi lấy gần 10% cổ phần. Trong năm 2019, SpaceX gọi vốn 3 lần và nhận về tổng cộng 1,33 tỷ USD, theo CNBC.
Gần đây nhất, vào tháng 3 SpaceX đã gọi vốn hơn 500 triệu USD. Theo CNBC, tài liệu của SpaceX gửi Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) cho thấy số cổ phần được bán ra tương đương định giá công ty khoảng 36 tỷ USD, cao hơn mức 33,3 tỷ USD vào năm 2019. CNBC nhận định cổ phần của SpaceX là món đầu tư được quan tâm, và công ty này cũng là một trong những công ty tư nhân có định giá cao nhất.
Vì là một công ty tư nhân, SpaceX không có nghĩa vụ phải công khai các chi phí như nghiên cứu, phát triển cho các dự án vũ trụ của họ. Tuy nhiên, nhà sáng lập Elon Musk từng nói chỉ riêng chi phí phát triển tàu vũ trụ Crew Dragon, con tàu vừa đưa hai phi hành gia NASA lên ISS, đã chiếm khoảng vài trăm triệu USD từ nguồn vốn riêng của công ty.
Do không công khai số liệu tài chính, chỉ có thể dự đoán nguồn thu của SpaceX chủ yếu đến từ việc phóng tên lửa. Ngoài nhiều hợp đồng đã ký với NASA, SpaceX còn ký kết phóng tên lửa với nhiều công ty khác. Mỗi chuyến du hành của tên lửa Falcon 9 có giá khoảng 62 triệu USD, và theo Motley Fool thì SpaceX có thể thu về khoảng 12 triệu USD lợi nhuận, và trừ đi các chi phí hoạt động có lãi khoảng 15%.
"Chúng tôi không cần gọi vốn"
Hiện tại SpaceX đang cùng lúc phát triển 3 dự án đầy tham vọng: Crew Dragon, Starlink và Starship. Trong đó, Crew Dragon là tàu vũ trụ có thể đưa người, hàng hóa lên không gian. Starlink là dự án phóng hàng chục nghìn vệ tinh lên vũ trụ để phát Internet tới mọi nơi trên Trái Đất, còn Starship là tàu vũ trụ cỡ lớn cũng có nhiệm vụ chở người, hàng hóa.
Đó là chưa kể những kế hoạch còn xa hơn mà Elon Musk từng nói đến, như việc thuộc địa hóa Hỏa Tinh. Mỗi dự án của SpaceX đều là những dự án khổng lồ, với chi phí lên tới hàng tỷ USD.
Theo CNBC, Phó chủ tịch SpaceX Jonathan Hofeller cho biết dự án Starlink sẽ tốn khoảng 10 tỷ USD để đạt mục tiêu đưa 12.000 vệ tinh lên vũ trụ. Tuy nhiên, ông Hofeller cũng nói rằng Starlink chủ yếu dùng nguồn vốn từ kinh doanh chứ không phải các vòng gọi vốn của SpaceX. Vị lãnh đạo công ty này cho biết họ có "vị thế khác hẳn" so với những đối thủ cũng trong ngành vệ tinh vũ trụ.
![]() |
Dự án Starlink, phủ kín Trái Đất bằng mạng lưới vệ tinh của SpaceX có thể thay đổi cách Internet hoạt động. Ảnh: SpaceX. |
"Đó là lý do chúng tôi gần như không tiết lộ gì về những thứ chúng tôi đang làm, bởi chúng tôi không cần phải ra ngoài và gọi vốn cho mảng kinh doanh này", Phó chủ tịch SpaceX cho biết.
Theo Motley Fool, việc chào bán cổ phiếu của SpaceX không hẳn có giá trị gọi vốn để kinh doanh, bởi con số mà họ thu về thấp hơn nhiều so với chi phí mà SpaceX tuyên bố. Mục đích chính của vòng gọi vốn mới nhất là khẳng định giá trị của SpaceX vẫn được giữ nguyên, thậm chí còn tăng nhẹ dù cả thế giới khủng hoảng với dịch Covid-19.
Tín hiệu này, cùng với việc SpaceX hợp tác thành công với NASA, liên tục nhận những hợp đồng từ cơ quan vũ trụ của Mỹ, có thể tạo hình ảnh đẹp cho công ty. Tỷ phú Elon Musk được cho là muốn giữ quyền kiểm soát của mình với SpaceX, do vậy ông không có ý định chào bán cổ phiếu SpceX cho công chúng (IPO) trong tương lai gần. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng SpaceX có thể tách riêng Starlink để IPO trong vài năm tới. Khi đó, giá trị cổ phần SpaceX có thể dùng để xác định các thông số cho IPO.
Bên trong con tàu lịch sử của SpaceX
(Theo Zing)17 phút trước giờ phóng dự kiến, SpaceX quyết định hoãn chuyến bay lịch sử chở người lên vũ trụ đầu tiên của mình do thời tiết xấu.
" alt=""/>Giải mã SpaceX: Công ty của Musk lấy tiền ở đâu để thay đổi thế giới?