Ở tuổi 71, Robert Runyon cho biết, ông vẫn muốn sống trong rừng và hoàn thiện căn nhà của mình mỗi ngày.
Cách đây 2 năm khi những người làm chương trình New Lives in the Wild đến thăm người đàn ông này, nhiều người đã rất ấn tượng với sự khéo léo và lạc quan của ông.
Sống trong rừng từ những năm 1970, hiện tại Robert vẫn chưa có dấu hiệu muốn đi khỏi đây mặc dù cuộc sống trong rừng sẽ rất khó khăn với một người già sống cô đơn.
Sinh năm 1949 ở Newport, miền đông bang Arkansas, Mỹ, khi đang học trường y thì Robert bỏ học vào rừng sinh sống.
Ông nuôi dạy 6 người con cũng trong khu rừng này. Cùng lúc đó, ông vẫn làm việc như một thợ xây nhà gỗ. Hiện các con ông đã trưởng thành và rời khỏi khu rừng.
Với quyết tâm “để lại một di sản”, ông Robert tiết lộ rằng chưa có một ngày nào trôi qua mà ông không làm việc kể từ khi bắt đầu dựng lên ngôi nhà vào năm 1974.
Bạn đời của ông là bà Dorothy – người đã sống cùng ông trong suốt 20 năm, nhưng sau đó bà đã chuyển tới sống ở gần thị trấn. Bà Dothory chia sẻ rằng việc chăm sóc cho ông rất khó khăn bởi vì ông luôn bắt mình phải làm việc thay vì nghỉ ngơi.
Nói chuyện với người làm chương trình trong căn nhà gỗ, ông Robert chia sẻ bây giờ ông đã gầy hơn, chậm chạp hơn và cần nhiều thời gian hơn mỗi khi muốn phục hồi sức khoẻ.
![]() |
6 người con của Robert hiện đã trưởng thành và rời khỏi khu rừng. |
Sống một mình trong rừng, cụ ông 71 tuổi người Mỹ không ngại làm bất cứ công việc gì. Cũng vì thế mà trong quá trình hoàn thiện căn nhà, ông bị thương khá thường xuyên, thậm chí là những vết thương nặng.
Cách đây 2 năm, ông tiết lộ mình đã bị mù một bên mắt. Ông cũng có nhiều vết thương trong một lần ngã từ mái nhà xuống đất.
Mặc dù bỏ ra rất nhiều công sức nhưng cabin trong rừng của Robert vẫn chưa được hoàn thành sau 40 năm. Ông cho rằng, lý do là vì ông bị phân tâm bởi các công việc hằng ngày khác như đốn củi, cắt đá.
Nơi ở của Robert có nước chảy vào từ một con suối gần đó. Nguồn điện có được nhờ một tấm pin năng lượng Mặt Trời. Hiện tại, ngoài thực phẩm tự tay sản xuất ra, ông sống nhờ một khoản trợ cấp nhỏ sau khi nghỉ hưu cách đây 7 năm.
Bà Dorothy, người đã sát cánh bên ông trong suốt 20 năm cho biết, dù bây giờ, 2 người đã không sống chung nữa nhưng họ vẫn gặp nhau mỗi khi người kia cần.
Chia sẻ về chồng cũ, bà Dorothy nhận xét ông Robert là người kiên nhẫn, dễ ăn, không than phiền nhiều. Ông không thích nằm trên giường quá lâu, vì thế bà cũng không bận tâm về việc ngăn cản ông làm việc, bởi vì đó là việc khiến ông hạnh phúc nhất. “Khi phải ngồi lâu một chỗ, ông ấy sẽ trở nên gắt gỏng” – bà nói.
Các món ăn chỉ nấu theo một công thức duy nhất là cho vào nồi một chút dầu, sau đó cho tiếp những thứ cần chín trước như cua, ếch hay cá…
" alt=""/>Người đàn ông bỏ trường y, vào rừng sống gần 50 năm, nuôi 6 con trưởng thànhChia sẻ với VietNamNet, đạo diễn Huy Lio cho biết: "Festival Nghệ thuật và Thời trang trẻ em Việt Namlà sân chơi lớn dành cho các trung tâm đào tạo nghệ thuật tham gia giao lưu học hỏi.
Đây cũng là cách tôi động viên, tôn vinh những đóng góp thầm lặng của thầy cô giáo trong lĩnh vực đào tạo nghệ thuật, phát triển tài năng cho trẻ em ở các đơn vị tư nhân. Bởi từ những đơn vị đào tạo nhỏ bé này, không ít tài năng được phát hiện, tôi luyện trở thành những nghệ sĩ thực sự, đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà".
Để thực hiện dự án này, đạo diễn Huy Lio lên kế hoạch liên hệ với nhiều nghệ sĩ lớn, có uy tín nghề nghiệp và chuyên môn cao cùng tầm ảnh hưởng nhất định để mời đồng hành.
Dự kiến trong lần tổ chức đầu tiên, chương trình sẽ diễn ra tại Vĩnh Phúc với 2 sự kiện chính là lễ công bố khởi động dự án vào cuối tháng 5 và chương trình Festival vào đầu tháng 8 tới.
Đạo diễn Huy Lio được biết đến là một nghệ sĩ dành nhiều tâm huyết cho các chương trình nghệ thuật và thời trang cho trẻ em như Lễ hội Áo dài trẻ em Việt Nam, Đại sứ Áo dài trẻ em Việt Nam…
Đúng là từ ngày lấy anh, cuộc sống của tôi an nhàn hơn chúng bạn. Thay vì trước đây phải tiết kiệm tiền mới có thể đi du lịch, giờ tôi thích đi là chồng cho tiền.
Khi bạn bè còn phải chạy vạy, vay lãi mua chung cư hoặc thuê nhà, thì chỉ 2 năm sau kết hôn, tôi đã có nhà riêng khang trang, rộng lớn. Tiền mua nhà, chồng tôi lo hết.
Sau đó 1 năm, anh lại mua ô tô sang. Từ đó, tôi được mọi người ví như “bà hoàng” vì chẳng phải lo gì, lấy chồng là có nhà to, xe đẹp.
Tôi phải thừa nhận anh giỏi, kiếm tiền tốt. Thương chồng vất vả công việc bên ngoài, nên lúc nào tôi cũng cố gắng chỉn chu từ bữa ăn để anh vừa ý.
Nhưng từ khi hai đứa con ra đời, tôi bắt đầu sống những ngày tháng vô vị, mệt mỏi, chán nản và cô đơn.
Một tuần 7 ngày thì anh đi 6 ngày. Anh không chỉ đi làm mà còn đi chơi.
Lúc thì anh chơi thể thao, lúc đi tiếp khách, khi thì bận công tác. Có hôm anh từ 6h sáng hôm trước đến 2h sáng hôm sau. Tôi gọi thì anh bảo bận việc và tắt máy.
Mọi lời góp ý của tôi, anh đều bỏ ngoài tai.
Lúc nào, anh cũng chỉ nói hai câu: “Muốn chồng kiếm được nhiều tiền, vợ phải ngoan, không được hỏi. Ở nhà này, cô còn thiếu gì nữa không?”.
Tôi thiếu rất nhiều thứ, nhưng nói ra anh cũng đâu có nghe. Anh chỉ coi những lời tôi nói là “chuyện đàn bà”.
Ngày ngày, tôi đi làm rồi về nhà chăm sóc 2 con. Từ ngày con biết đi học, anh chưa một lần đón đưa. Bữa cơm nào tôi cũng nấu tươm tất, anh ngồi vào chỉ biết ăn, chưa từng khen cũng chưa bao giờ biết dọn bát đũa.
Tôi muốn ra ngoài hàng ăn đổi bữa, anh nói: “Ăn ở nhà cho an toàn”. Và thế là, dù có đi chơi đến tối thì anh vẫn bắt tôi về nhà nấu cơm, nhất định không ăn hàng.
Những thứ của anh, tôi không được phép động vào. Điện thoại, máy tính, không bao giờ anh cho tôi sử dụng. Lần ấy tôi vô tình làm vỡ lọ hoa anh mua từ nước ngoài về, mà anh nói tận 3 ngày không dứt.
Thời gian đầu, tôi mải vui sướng với nhà mới, xe mới nên không bận tâm tới những chuyện này.
Nhưng khi con cái ra đời, tôi nhận ra thứ mình cần là sự bình yên và lời quan tâm, động viên của chồng. 8 năm lấy anh, tôi chưa từng được anh động viên một câu khi bản thân cảm thấy mệt mỏi trong công việc.
Chỉ cần tôi mở lời, anh sẽ chặn họng ngay: “Chưa làm đã kêu vất vả, thế thì làm được cái gì”.
Ngày sinh nhật của tôi, anh có lẽ đã quên bởi suốt thời gian chung sống, một lời chúc cũng chưa có, chứ nói gì đến tặng quà.
Khi tôi nhắc khéo thì anh bảo: “Đàn bà lắm chuyện, có tiền đấy thì đi mà mua, cứ thích làm khó người khác”.
Tôi biết, nhiều phụ nữ cũng có hoàn cảnh như tôi, cũng sống cô độc và cần sự yêu thương của chồng. Nhiều người sẽ khuyên tôi mặc kệ để sống vì con, nhưng cuộc sống như vậy thực sự rất buồn.
Ai cũng nghĩ tôi giàu, tôi sướng nhưng đó chỉ là thứ bên ngoài, họ đâu thấu hiểu được nỗi niềm bên trong.
Giờ tôi chỉ biết đến niềm vui duy nhất là con.
Có lúc tôi muốn giải thoát khỏi cuộc hôn nhân này, thì bạn bè mắng là “sướng mà không biết hưởng”. Tôi chỉ biết cười ngượng: “Ừ ai sướng được như mình…”.
Độc giả Nguyễn Mai