BS. Jean-Marcel Guillon - Tổng Giám đốc bệnh viện FV chia sẻ: "Tôi đã đến, sống và làm việc ở Việt Nam suốt 25 năm. Hai cậu con trai của tôi sinh ra tại FV và lớn lên ở TP.HCM. Người bạn đời của tôi là một phụ nữ nhỏ xinh người Vinh. Nhân viên và các cộng sự của tôi là người Việt Nam. Tôi yêu Việt Nam như yêu FV - đứa con tinh thần mà tôi dành cả con tim và khối óc để chăm chút cải thiện từng ngày”.
Theo BS. Jean-Marcel Guillon, 8 yếu tố “vàng” giúp bệnh viện FV trở nên đặc biệt đó là: văn hóa gia đình; niềm tin vào y đức; đội ngũ quản lý xuất sắc; đội ngũ nhân viên trung thành và tận tâm; đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn; hoạt động theo tôn chỉ “lấy bệnh nhân làm trung tâm”; cơ sở vật chất đẳng cấp thế giới; tiêu chuẩn y tế quốc tế.
Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm
Đại diện bệnh viện cho biết, đội ngũ quản lý bệnh viện FV 56% là nữ, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, gắn bó trung bình trên 15 năm. FV có tổng số hơn 1.300 nhân viên, trong đó có 236 bác sĩ được đào tạo bài bản, điều trị được các bệnh lý phức tạp. Hiện FV có 88 nhân viên cống hiến 20 năm.
Một trong những nhân sự làm việc lâu năm nhất chính là bà Phạm Thị Thanh Mai - nhân viên mang số hiệu 0001 - người trợ lý đầu tiên của Tổng Giám đốc Jean-Marcel Guillon. Nay bà đã trở thành Giám đốc điều hành của FV, vẫn miệt mài với công việc hằng ngày bằng tất cả niềm đam mê và hạnh phúc với "ngôi nhà" FV.
Vị trí giám đốc y khoa đương nhiệm của bệnh viện cũng là người Việt. Bệnh viện FV quan tâm đến chuyển giao kỹ thuật điều trị giữa các bác sĩ, chuyên gia nước ngoài với đội ngũ y bác sĩ Việt Nam, nhằm đem lại những kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu người bệnh.
Tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại trong khám chữa bệnh
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm bệnh viện FV, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá FV là bệnh viện có 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại… Bệnh viện góp phần giúp nhiều người bệnh không phải ra nước ngoài điều trị, giảm chi phí, thời gian.
FV là Bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam đạt chứng nhận HAS (của Pháp) vào năm 2007; đạt chứng nhận JCI năm 2016 và tái đạt năm 2019 và 2022. Điều này đánh dấu FV trở thành bệnh viện đầu tiên ở phía Nam 3 lần đạt chứng nhận JCI (Joint Commission International - tổ chức giám định chất lượng bệnh viện của Hoa Kỳ). FV có 230 giường bệnh, 36 chuyên khoa, trong đó có 6 chuyên khoa mũi nhọn, gồm: Khoa Sản, Khoa Ung bướu, Khoa Mắt, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Khoa Tiêu hóa & Gan mật, Khoa Tim mạch. Khả năng tiếp nhận 1.500 lượt bệnh nhân/ngày.
FV cũng là đơn vị thành lập quỹ “Nâng bước tuổi thơ” vào năm 2006. Kể từ đó, bênh viện đã mời nhiều chuyên gia phẫu thuật hàng đầu thế giới về Việt Nam để điều trị hơn 600 trẻ em khó khăn bị dị tật bẩm sinh. Các em và người thân được chu cấp mọi chi phí trong quá trình điều trị, hưởng dịch vụ chăm sóc y tế theo tiêu chuẩn quốc tế như bao bệnh nhân khác tại FV.
Tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức kỳ vọng trong tương lai TP.HCM sẽ chào đón một “FV Hospital University”, đáp ứng mục tiêu cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho ngành y tế và phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao.
Nói về hướng phát triển tương lai, BS. Jean-Marcel Guillon cho biết, theo kế hoạch năm 2023, bệnh viện FV dự kiến đưa vào hoạt động phòng khám đa khoa và trung tâm chẩn đoán quy mô lớn tại trung tâm TP.HCM. Năm 2025, FV sẽ khánh thành thêm một tòa nhà “H” cao 7 tầng, trở thành “mảnh ghép” hoàn hảo bên cạnh tòa nhà “F & V” hiện hữu ở quận 7, TP.HCM. Đây sẽ là cơ sở để FV mở rộng trung tâm điều trị ung thư, trung tâm tiêu hóa gan mật, đồng thời dự kiến cung cấp dịch vụ mới như: thụ tinh trong ống nghiệm, chạy thận nhân tạo, cấy ghép tủy...
Vĩnh Phú
" alt=""/>Bệnh viện FV: 20 năm chăm sóc sức khỏe người Việt, những dấu ấn vàng sonCuối năm 2018, Công ty CP quốc tế Minh Viễn (chủ đầu tư) rầm rộ khởi công dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô - một khu nghỉ dưỡng hứa hẹn đẳng cấp, nằm trọn bên bờ vịnh đẹp nhất Việt Nam, từng được vinh danh trong top những vịnh đẹp nhất thế giới.
Dự án được xây dựng trên diện tích 102ha, với tổng mức đầu tư 368 triệu USD, bao gồm hệ thống khách sạn, khu resort, trung tâm hội nghị và các dịch vụ bổ trợ đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao.
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động vào quý I/2024; trong đó giai đoạn I của dự án sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào cuối năm 2019, với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
Trước khi bắt tay thực hiện dự án, hàng loạt thông điệp với những ngôn từ hoa mỹ như “cùng thế giới thưởng thức vẻ đẹp Vịnh Lăng Cô”, “khu du lịch nghỉ dưỡng mang đẳng cấp quốc tế”... được chủ đầu tư đưa ra để giới thiệu.
Nhưng trên thực tế, 6 năm trôi qua, dự án trăm triệu USD này vẫn chủ yếu thực hiện “trên giấy” khi thi công cầm chừng, dự án bị đình trệ.
Theo tìm hiểu của PV.VietNamNet, đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đã được thuê đất giai đoạn 1 khoảng 19ha và triển khai xây dựng một số hạng mục công trình, khối lượng đạt khoảng 40%.
Cuối tháng 5, sẽ họp tháo gỡ vướng mắc
Trao đổi với VietNamNet, Phó Giám đốc Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế Hồ Huy Hinh cho biết, dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô là một trong 48 dự án trên toàn tỉnh được đưa vào diện đôn đốc, theo dõi đặc biệt về tiến độ thực hiện theo Nghị quyết 70/HĐND ngày 21/08/2023 của HĐND tỉnh.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến cuối năm 2023, dự án này đang triển khai giai đoạn 1, chậm tiến độ hoàn thành hơn 42 tháng. Giai đoạn 2 chậm tiến độ 18 tháng; giai đoạn 3 chậm khởi công 15 ngày.
“Để tháo gỡ khó khăn và đôn đốc tiến độ, Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều buổi làm việc, nhiều văn bản đôn đốc tiến độ.
Nhà đầu tư đang lập hồ sơ điều chỉnh tiến độ dự án, sắp xếp nguồn vốn để tiếp tục triển khai dự án, dự kiến hoàn thành giai đoạn 1, đưa vào hoạt động trong quý II/2025”, ông Hinh thông tin.
Trong khi đó, một lãnh đạo của Công ty CP quốc tế Minh Viễn cho biết, từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc khiến các cổ đông không nhập cảnh được vào Việt Nam; cùng với đó, kinh tế thế giới và trong nước chưa hoàn toàn phục hồi nên dự án ngừng triển khai từ đó đến nay.
“Dự kiến vào cuối tháng 5/2024, ban lãnh đạo công ty sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh để cùng đưa ra giải pháp, tháo gỡ vướng mắc và tiếp tục triển khai dự án”, vị lãnh đạo này nói.
Chủ đầu tư từng bị 'tuýt còi'
Với chính quyền địa phương và nhiều nhà đầu tư, Công ty CP quốc tế Minh Viễn không phải là cái tên xa lạ bởi cách đây 10 năm, DN tiền thân của công ty này được nhắc đến nhiều do liên quan đến việc thực hiện dự án nằm trong khu vực trọng điểm về an ninh quốc phòng.
Trước đó, năm 2014, Công ty TNHH World Shine Hong Kong và Công ty TNHH Tập đoàn Lu’s World Shine được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp chứng nhận đầu tư thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế ở mũi Cửa Khẻm thuộc đèo Hải Vân.
Khi dự án này đang giải phóng mặt bằng thì bị Quân khu 5, UBND TP. Đà Nẵng và dư luận trong nước phản ứng vì địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu vực trọng điểm về an ninh quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Đà Nẵng.
Bộ Quốc phòng đã vào cuộc và ngay sau đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ động dừng triển khai dự án.
Sau đó, dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế đã được chuyển sang triển khai tại khu vực ven biển xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), cách vị trí cũ khoảng 15km và tên dự án được đổi thành khu nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô.
Để thực hiện dự án này, Công ty TNHH World Shine Hong Kong và Công ty TNHH Tập đoàn Lu’s World Shine, đều do ông Lu Wang Sheng (người Quảng Đông, Trung Quốc) đại diện, đã đăng ký thành lập Công ty CP quốc tế Minh Viễn. Công ty này đặt trụ sở tại thị trấn Lăng Cô, do ông Lu Wang Sheng làm tổng giám đốc.
" alt=""/>Dự án nghìn tỷ im lìm bên vịnh đẹp nhất Việt Nam vào diện theo dõi đặc biệtTrong đó, dòng SS100 ra mắt lần đầu vào năm 1924 là một trong những chiếc siêu mô tô đầu tiên có thể đạt tốc độ 130 dặm/h (khoảng 209km/h).
Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, do thiếu nguyên liệu, việc sản xuất xe đã bị dừng lại. Mãi tới năm 2008, nhà phục chế Mark Upham đã mua lại bản quyền cái tên Brough Superior.
Trong lịch sử hình thành của thương hiệu Brough Superior, nhà phát minh George Brough chỉ sản xuất 3.000 chiếc SS100 từ năm 1920 đến năm 1940 - bán chúng với giá lên tới 185 bảng Anh mỗi chiếc, tương đương khoảng 10.000 bảng Anh hiện nay.
Với sự hiếm có và khả năng tăng tốc ấn tượng, siêu mô tô này từng lọt vào mắt xanh của những ngôi sao siêu nổi tiếng bao gồm cả nhà viết kịch George Bernard Shaw và TE Lawrence.
Lawrence sở hữu 8 chiếc Brough Superior nhưng một trong số đó đã khiến ông thiệt mạng trong một tai nạn gần nhà ở Dorset vào năm 1935.
Trong khi đó, chiếc xe SS100 đầu tiên thuộc sở hữu của tay đua nổi tiếng Eric Fernihough, người đã lập kỷ lục tốc độ trên đất liền là 130 dặm/giờ.
Mới đây, một chiếc Brough Superior SS100 đời 1936 nguyên bản đẹp không tì vết thuộc sở hữu của một chủ xe ở Nhật Bản được vận chuyển hơn 14.000 dặm (22.530km) trở lại Anh.
Chiếc xe sẽ được đem ra đấu giá tại Charterhouse Auctioneers of Sherborne, Dorset, vào ngày 30 tháng 3 tới đây.
George Beale, chuyên gia tại các nhà đấu giá xe, cho biết: "Brough Superior SS100 là một trong những chiếc siêu mô tô tốt nhất và được mệnh danh là "Rolls-Royce hai bánh". Nó được các nhà sưu tập đánh giá cao và ước tính trị giá 280.000 bảng Anh." Mức giá này cao hơn nhiều so với các dòng siêu xe hiện tại.
Trước đó, từng có một chiếc Brough Superior 986cc SS100 Alpine Grand Sports đời 1929 được bán với giá 315.100 bảng vào năm 2014.
Theo Thesun