Các Autobot khi đó có tên gọi là Diaclone, dòng người máy biến hình từ phương tiện giao thông. Tuy thiết kế với vẻ ngoài không khác các nhân vật bây giờ là mấy nhưng những người máy này hoàn toàn vô tri. Bạn hãy tưởng tượng những phương tiện giao thông biến hình và lắp ghép thành robot trong loạt phim Super Sentai (bản Mỹ là Power Rangers). Chúng chỉ đơn thuần là những loại phương tiện cơ giới có khả năng biến thành robot do con người lái mà thôi.
Còn các Decepticon thực ra vốn là… người tốt. Nhân vật trùm phản diện Megatron thậm chí ban đầu chỉ có khả năng biến thành khẩu súng lục để cảnh sát Nhật Bản sử dụng. Các Decepticon thuộc dòng đồ chơi Microman, dòng người máy mini có khả năng biến hình thành các loại vũ khí, trợ giúp lực lượng cảnh sát.
Phải đến năm 1984, Takara Tomy mới hợp tác cùng hãng Hasbro của Mỹ, kết hợp 2 dòng sản phẩm Diaclone và Microman lại thành thương hiệu đồ chơi mới có tên Transformers, kể về cuộc chiến bất tận giữa 2 đội quân người máy biến hình ngoài hành tinh. Trải qua nhiều thập kỷ, dòng sản phẩm mới này đã tạo nhiều tiếng vang và được phát triển thành truyện tranh, game, hoạt hình, và phim điện ảnh bây giờ.
Những sự khác biệt giữa game và phim
Điều đầu tiên chúng ta phải hiểu, giống như các siêu anh hùng DC hay Marvel, những bộ phim điện ảnh hoàn toàn không phải là sản phẩm “chuyển thể” từ truyện tranh mà trên thực tế, đạo diễn và các nhà biên kịch đã sáng tạo nên một thế giới song song hoàn toàn mới: vũ trụ điện ảnh (cinematic universe). Chính vì vậy, các nhân vật bạn thấy trong truyện tranh khi đưa lên màn ảnh rộng có thể có điểm khác biệt về vẻ ngoài (ít thôi), mối quan hệ giữa các nhân vật cũng như các sự kiện.
Dòng game Cybertron (2 phiên bản: War for Cybertron và Fall of Cybertron) có thiết kế nhân vật mang hơi hướm của Transformers Generation 1(G1), với lối biến hình đơn giản cùng tạo hình vuông vức. Trong khi đó, phiên bản phim điện ảnh do Michael Bay sản xuất đã thiết kế lại hoàn toàn vẻ ngoài các robot biến hình, với độ chi tiết cao hơn, các chi tiết cơ khí lộ nhiều hơn tạo cảm giác rất “ngầu”.
" alt=""/>Transformers: Những khác biệt giữa game và phimTiêu chí thần tượng trong game
Giống như ngoài đời thì thần tượng trong game của người chơi cũng cần đạt được yếu tố “chân, thiện, mỹ″. Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, con người luôn muốn mình trở nên tốt đẹp hơn ngày hôm qua và hoàn hảo hơn vào ngày mai. Để chạm được đến cái đích rất chính đáng đó, ý thức của họ tự hoạt động và lựa chọn cho mình một hình mẫu hay nhiều hình mẫu để ngưỡng mộ, noi theo và làm đích phấn đấu. Game được thiết kế thông thường là đẹp mắt hơn thực tế rất nhiều, tạo cho chúng ta cảm giác chân thật đáng kinh ngạc. Vậy nên người chơi tự đặt thần thượng ảo của mình ngang hàng với thần tượng ca nhạc hay phim ảnh.
Một số nhân vật trong game rất nổi tiếng như Caitlyn, Sona trong Liên Minh Huyền Thoạihay Lara Croft của Tomb Raider đã gần như trở thành huyền thoại bởi số lượng fan lên tới hàng triệu người. Với vẻ ngoài nóng bỏng, đầy quyến rũ gây cuốn hút nơi người chơi cùng sự mạnh mẽ, cứng rắn khác xa với những bóng hồng chân yếu tay mềm trong cả đời thường và những tựa game khác. Vì thế, chúng nghiễm nhiên tiến hóa thành hình tượng của vẻ đẹp trong mắt phái nam và đối tượng phấn đấu trong mắt phái nữ.
Đó là về vẻ đẹp bên ngoài, vậy vẻ đẹp tâm hồn thì sao? Nếu ai đã từng chơi Tru Tiên thì nhân vật Bích Dao chắc chắn sẽ là thần tượng đầu tiên được họ nhắc tới bởi tinh thần hi sinh cho tình yêu. Bích Dao liều mình dùng Si Tình Chú đỡ đòn cho Trương Tiểu Phàm, mặc dù nhờ có Hợp Hoan Linh nhiếp lại một hồn nên không chết nhưng hôn mê vĩnh viễn.
Hình ảnh này đã đánh động thật sâu vào trái tim người chơi và khiến họ yêu mến Bích Dao một cách cuồng nhiệt. Hình ảnh bộ áo xanh của nàng cũng nổi tiếng theo trở thành trang phục ưa thích cho những dịp cosplay.
Ảnh hưởng của những vị thần tượng ảo
Nếu như đã xác định được một nhân vật trở thành thần tượng của mình thì chắc chắn, bạn sẽ vô tình hay cố ý bị tác động bởi tất cả những gì liên quan đến họ. Ăn mặc, đi đứng, nói chuyện hoặc thậm chí phẫu thuật thẩm mỹ bề ngoài cho giống là chuyện rất bình thường với các fan. Dừng ở mức độ vừa đủ sẽ khiến con người trở nên tốt đẹp lên vì dù sao, việc có một cái đích để phấn đấu cũng tốt hơn là tự mày mò tìm kiếm.
Thần tượng trong game thì không phức tạp như ngoài đời, phải học giỏi chăm ngoan này nọ nhưng quan trọng là tinh thần cùng ý chí của những đối tượng này lại thật đáng nể. Vượt mọi gian khó để tìm được kho báu trí thức nhân loại, vùng dậy trước nghịch cảnh để chống lại kẻ thù, đức tính yêu thương bạn bè sẵn sàng hi sinh khi gặp nguy hiểm,…khiến thần tượng ảo trở nên đặc biệt theo cách riêng của mình. Mặc dù bị xây dựng sức mạnh một cách quá đáng và không tưởng nhưng ít nhất, họ hoàn toàn thuyết phục được người chơi thông qua cách làm và cách sống của mình chứ không giả dối như một số thần tượng ngoài đời.
Theo Playpark
" alt=""/>Khi nhân vật game trở thành thần tượng