Những nỗ lực mang nguồn nước sạch đến với người dân khắp mọi miền đất nước của Coca-Cola đã được cụ thể hóa trong nhiều dự án. Tiêu biểu kể đến như dự án Nước sạch cho cộng đồng nhằm xây dựng hệ thống dẫn nước máy đến các vùng sâu vùng xa, dự án bảo tồn rừng ngập mặn để duy trì đa dạng sinh học và cải thiện chất lượng sống, hay gần đây nhất là phát triển các trung tâm hoạt động cộng đồng EKOCENTER cung cấp nước sạch cùng nhiều tiện ích thiết thực.
Người dân đón nước sạch
![]() |
Chất lượng cuộc sống của người dân chuyển biến tích cực sau khi đường ống nước sạch được lắp đặt. |
Phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng (CEFACOM) và Tổ chức Định cư Liên Hợp Quốc (UN-Habitat), chuỗi dự án Nước sạch cho cộng đồng đã đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân ở các vùng khó khăn, giúp đem nguồn nước máy tinh sạch đến gần hơn với nhiều gia đình, để bà con không còn vất vả đi xa để xin hoặc mua nước sinh hoạt, hay phải “chung sống” với nguồn nước mất vệ sinh.
Trong 10 năm qua, Coca-Cola đã đầu tư hơn 1.6 triệu USD để mang nước sạch đến nhiều tỉnh thành trên cả nước. Chỉ riêng trong năm 2016, dự án đã xây dựng hơn 27.000 km đường ống nước và gần 2.000 công trình lọc nước tại các hộ dân, đưa 250 triệu lít nước sạch đến với bà con.
Ông Nguyễn Đoàn Chiến (xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây cả nhà tôi dùng nước giếng, nước thường xuyên có cát, sỏi cùng mùi khó chịu nên chỉ dám dùng để tắm giặt, còn muốn có nước uống ai cũng phải hứng nước mưa. Có nước sạch tại nhà an tâm hơn hẳn, không còn lo phải dùng nước kém vệ sinh”.
Hay như niềm vui bình dị của người dân phường Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM - nơi từng được biết đến với cái tên “vùng đất hoang” vì 25 năm không có nước sạch, sau khi những công trình nước được xây dựng, bà con cho biết: “Từ giờ chỉ cần vặn vòi ra là có nước sạch, ai cũng vui. Chúng tôi không còn lo lắng mùa nắng nóng này phải sống sao vì thiếu nước sạch”.
EKOCENTER - Nước sạch gắn kết đến cộng đồng
![]() |
Bà con vui mừng khi lấy nước sạch tại một trung tâm hỗ trợ cộng đồng EKOCENTER. |
Là sáng kiến toàn cầu của Coca-Cola, với mức đầu tư hơn 870.000 USD tại Việt Nam từ năm 2015, đến nay 6 trung tâm hoạt động cộng đồng EKOCENTER đã ra đời trên cả nước với nhiều tiện ích. Không chỉ cung cấp 3 triệu lít nước sạch cùng nước uống tinh lọc, hệ thống Wifi, EKOCENTER còn mang đến nhiều lớp kỹ năng, chương trình sinh hoạt văn hóa, giáo dục và chăm sóc sức khỏe,...
Đặc biệt, EKOCENTER còn thể hiện tính linh hoạt và sự thấu hiểu tình hình thực tế ở mỗi địa phương của Coca-Cola. Mới đây, để góp phần giải quyết vấn đề nguồn nước do ảnh hưởng biến đổi khí hậu của Bến Tre - một trong những tỉnh bị thiệt hại nặng trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, Coca-Cola Việt Nam đã phối hợp cùng ĐH Công nghiệp TP.HCM lắp đặt thêm hệ thống xử lý nước mặn trước khi nguồn nước được đưa qua hệ thống xử lý của EKOCENTER. Nhờ vậy, nhu cầu nước sạch của người dân ở vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đã được giải quyết.
Nỗ lực bảo tồn nước, phục hồi đa dạng sinh học
![]() |
Sự tái sinh của Vườn Quốc Gia Tràm Chim sau khi dự án bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước được thực hiện. |
Không chỉ mang nước sạch đến với cộng đồng, Coca-Cola và WWF-Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam còn hợp tác triển khai dự án bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp).
Theo ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia của WWF-Việt Nam, dự án đã đạt được thành công đáng kể: lượng nước ngọt bổ sung ra môi trường xung quanh lên đến 10 tỷ lít/năm, diện tích các sinh cảnh tự nhiên tăng lên gấp 3 lần.
Ông Văn Ngọc Thịnh chia sẻ: “Là đối tác chiến lược của WWF trong nhiều dự án bảo tồn nguồn nước trên toàn cầu trong hơn một thập kỉ qua, Coca-Cola đã có đóng góp to lớn trong những thành công của các dự án phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái, đặc biệt là lưu vực sông quan trọng, đảm bảo sự sống của thiên nhiên và con người.”
Đánh dấu chặng đường 10 năm, hành trình mang nguồn nước sạch đến cho người dân và bảo tồn tài nguyên nước của Coca-Cola vẫn tiếp diễn. Công ty vẫn tiếp tục nỗ lực cho các sáng kiến phát triển bền vững, tạo ra nhiều giá trị thiết thực cho xã hội với lời hứa: Mỗi lít nước được sử dụng, Coca-Cola sẽ trao trả một lít nước lại cho cộng đồng.
Thúy Ngà" alt=""/>4 triệu USD đầu tư cho nguồn nước sạchTôi năm nay 43 tuổi, hơn vợ tôi 9 tuổi. Chúng tôi cùng sống và làm việc ở Hà Nội. Tôi làm trong lĩnh vực ngân hàng còn vợ tôi làm việc cho một tổ chức nước ngoài. Lương của chúng tôi khá, ngoài ra, tôi kinh doanh thêm bất động sản nên thu nhập bình quân mỗi tháng của hai vợ chồng cũng khoảng trên dưới 200 triệu.
Ở thành phố, được xếp vào hàng đại gia nhưng ngày Tết vợ chồng con cái chúng tôi phải dắt díu nhau về quê ăn Tết.
Quê tôi cũng giống như nhiều người dân miền Bắc, ngày Tết có hàng trăm thủ tục rườm rà. Nào thăm hỏi họ hàng, nào tặng quà, mừng tuổi, làm cơm cúng gia tiên, chúc Tết... Bản thân tôi còn thấy vất vả mệt mỏi, vợ tôi là phụ nữ còn khổ sở hơn.
![]() |
Ảnh: The Huffington Post |
Ở nơi làm việc, cô ấy đường đường là sếp, nói một câu ai cũng phải nghe nhưng ở nhà tôi, cô ấy là dâu trưởng của cả họ nên Tết nhất, cô ấy không khác gì một người giúp việc.
Trước Tết, vợ tôi phải sấp ngửa đi mua sắm, lo toan đầy đủ cho cái Tết nhà chồng. Mùng 1 Tết, trong khi đám đàn ông vẫn còn ngủ thì cô ấy phải dậy làm cơm cúng gia tiên. Xong xuôi, chúng tôi cùng đi chúc Tết họ hàng, anh em nội ngoại.
Về đến nhà, tôi có thể ngả lưng hoặc lao vào một cuộc nhậu nào đó nhưng cô ấy thì không. Nếu không dọn dẹp nhà cửa thì vợ tôi phải cắm mặt dưới bếp để nấu cơm, rửa bát phục vụ cho các đoàn khách đến chúc Tết gia đình.
Như đã giới thiệu phía trên, gia đình tôi, bố tôi là trưởng họ, tôi là con trai cả trong nhà, cũng là người có chút kinh tế nên mọi người trong làng rất trọng vọng. Ngày Tết, ai cũng kiếm cớ đến chúc Tết để gặp gỡ gia đình tôi. Bố tôi tính thoải mái và thích đông vui nên ai đến nhà ông cũng mời uống rượu.
Vì thế, suốt 3 ngày Tết, mâm cỗ cứ mang lên, mang xuống liên tục. Vợ tôi và mẹ tôi nếu không đi chúc Tết thì không thể rời khỏi cái bếp. Nhiều hôm tôi thấy cô ấy ở dưới bếp vừa làm, vừa đưa tay gạt nước mắt mà tôi đau thắt lòng.
Thương vợ, 3 năm nay, tôi nghĩ ra một cách giải thoát cho vợ mình. Trước Tết, khoảng 26, 27 tháng chạp, chúng tôi tranh thủ mua sắm quà cáp rồi về chúc Tết bố mẹ đôi bên. Sau đó, vợ chồng tôi đi du lịch.
Năm đầu tiên, chúng tôi vào TP.HCM. Năm thứ 2, chúng tôi đón Tết ở Nha Trang. Hai nơi này vợ chồng tôi đều có đông bạn bè. Họ đón Tết không rườm rà như Tết ở miền Bắc. Vì thế chúng tôi rất vui vẻ, thoải mái.
Bắt đầu đặt chân lên máy bay, hai vợ chồng tôi tắt điện thoại. Hết kỳ nghỉ lễ, chúng tôi mới mở lại điện thoại để tránh những cuộc gọi làm phiền.
Năm đầu, thấy các con đi như vậy, bố mẹ tôi không hài lòng. Thế nhưng tôi giải thích với các cụ rằng, vợ chồng chúng tôi đã mất cả năm lao tâm khổ tứ với công việc, Tết âm lịch là kỳ nghỉ duy nhất và dài nhất của hai vợ chồng. Vì thế chúng tôi cần phải được nghỉ ngơi để có năng lượng cho một năm sung sức.
Lâu dần, các cụ cũng quen chưa Tết, các cụ còn gọi điện hỏi, năm nay nhà tôi đi du lịch ở đâu?
Vì thế, nhân một ngày rảnh rỗi, thấy các bạn than vãn về Tết, tôi muốn kể cho các bạn nghe chuyện đón Tết của vợ chồng tôi. Hy vọng, các bạn sẽ tìm được một phương án tốt nhất để cái Tết không còn là gánh nặng và mệt mỏi.
![]() Mẹ chồng lên ăn Tết, con dâu cho giúp việc nghỉ sớmVợ tôi cho người giúp việc về nghỉ Tết sớm, nhà cửa, bếp núc, quần áo... tất thảy đều để đó, chờ mẹ chồng lên dọn. " alt=""/>Tết khổ đến trào nước mắt của vợ đại gia ngân hàng![]()
![]() Thu Thảo gặp con trai bầu Hiển ở Mỹ, Vân Hugo đi biển 1 mìnhTuần qua, sau chuyến đi Mỹ, HH Thu Thảo lại sang Thái Lan du lịch; siêu mẫu Thanh Hằng “check in” ở Nhật; Á hậu Huyền My đưa cả gia đình sang Myanmar chơi... " alt=""/>Cường Đô la lái du thuyền ra biển, Hà Hồ một mình ở Hà Nội
|