Điều đáng nói đây là University of California, Los Angeles (UCLA), một trường danh tiếng, đang đứng vị trí số một các đại học công của Mỹ, được mệnh danh là Public Ivy (trường công xuất sắc), hiện thu học phí với sinh viên ngoài bang và sinh viên quốc tế 46.000 USD/năm học.
Gần đây, các giáo sư, giảng viên của Đại học Central Florida (Mỹ) cũng biểu tình để phản đối việc không được tăng lương, lương không đủ mua thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh giá nhà, giá sinh hoạt leo thang. Cuộc biểu tình này của các giáo sư, giảng viên được sinh viên tham gia, ủng hộ. Bang Florida đã không tăng học phí trường công suốt hơn 10 năm qua, và học phí tại Đại học Central Florida chỉ khoảng 22.000 USD/năm cho sinh viên ngoài bang, mức khá thấp so với trung bình trường công tại Mỹ, và thấp hơn rất nhiều các trường tư cùng hạng đang thu mức học phí 60.000 USD/năm học chín tháng.
Tiền lương của giáo viên, giảng viên, giáo sư luôn là câu chuyện nhạy cảm. Trả lương cho giáo viên bao nhiêu là đủ? Họ có thể sống được bằng nghề không? Xã hội có mong giáo viên làm nhiều nghề để đủ sống không?
Dù ở Đông hay Tây, nghề giáo không được thiết kế để làm giàu, mà là nghề nghiệp phụng sự xã hội, lấy sự phát triển của con người làm thành công của nghề nghiệp. Nhiều người hiểu không đúng nên nêu quan điểm trả lương "sòng phẳng" với nhà giáo theo quy luật cung - cầu. Điều này chỉ đúng với trường tư. Nếu trả đúng lương nhà giáo theo thị trường, e rằng mức học phí sẽ rất cao, nhiều gia đình không chịu nổi, và học sinh không thể đến trường.
Tại Việt Nam cũng vậy, nhờ được bảo trợ từ ngân sách, học phí trường công chỉ ở mức tượng trưng, nhà nước thu trên mỗi học sinh chỉ 4-6 triệu đồng mỗi năm, trong khi học phí trường tư - cùng dạy chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam - có thể lên tới cả trăm triệu mỗi năm học. Có bao nhiêu gia đình sẵn sàng trả được mức học phí này?
Như vậy, có thể thấy, ở bất cứ quốc gia nào, giáo viên chọn làm việc cho hệ thống công lập cũng có nghĩa là lựa chọn và chấp nhận phụng sự xã hội, nhận về phần ít hơn so với sức lao động mình đã đóng góp, để cùng chính phủ cung cấp giáo dục miễn phí hoặc chi phí thấp cho đại đa số người dân. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia còn nghèo, nguồn thu thuế không đủ chi trả hết cho các chi phí trong giáo dục. Giáo dục công vốn là dịch vụ phi lợi nhuận.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là xã hội mong giáo viên làm việc không công, hoặc làm từ thiện. Nghề giáo cũng cần được trả lương ở mức đảm bảo chi trả những nhu cầu tối thiểu của gia đình, có thể tái tạo sức lao động, cũng như nuôi con cái. Với mức lương hiện tại ở Việt Nam, giáo viên trường công lập phải cố gắng "co kéo" để có thể sống được với nghề.
Dạy thêm lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi nhà nước tuyển dụng giáo viên, nhà nước chính là nhà tuyển dụng, do vậy cho phép nhân viên của mình làm thêm, hay bắt buộc phải tập trung làm duy nhất nhiệm vụ ở trường là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của "nhà tuyển dụng". Chính sách càng rõ ràng càng tránh cho giáo viên khỏi mang những điều tiếng tiêu cực xung quanh việc dạy thêm.
Để biết giáo viên xứng đáng với mức lương bao nhiêu, hãy xem mức độ khó cũng như tính chất công việc của họ. Hiện nay, trừ giáo viên mầm non cần có bằng cao đẳng, tất cả giáo viên từ tiểu học tới trung học phổ thông tối thiểu phải có trình độ cử nhân đại học, và đáp ứng thêm các yêu cầu khác liên quan đến chức danh nghề nghiệp. Giáo viên phổ thông làm việc với trẻ em dưới 18 tuổi lại cần tới những chuẩn mực khắt khe khác nữa.
Thầy cô giáo không chỉ làm việc vào lúc lên lớp, họ còn rất nhiều việc khác như soạn bài, chấm bài, dạy phụ đạo, tiếp phụ huynh, tổ chức sự kiện, tham gia các phong trào thi đua... Vào mùa hè, trên danh nghĩa là được nghỉ, nhưng hiếm khi trọn vẹn vì giáo viên thường tham gia học bồi dưỡng nghiệp vụ, và các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như tiêm chủng, trực trường lớp, trông thi, lao động công ích, dọn dẹp...
Một giáo viên trường công thông thường phải làm việc với số lượng học sinh rất lớn, chỉ riêng lớp mình chủ nhiệm đã 40-50 em, nếu tính tổng số học sinh do một giáo viên dạy có thể lên tới vài trăm em mỗi năm học. Do vậy các vấn đề phát sinh về bài học, kiểm tra, chấm điểm, vào điểm, nhận xét học bạ, hành vi đạo đức, các vụ tai nạn, các tình huống va chạm giữa học sinh... sẽ lấy đi của thầy cô rất nhiều thời gian và năng lượng. Nếu không được thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ, giáo viên chịu áp lực nặng nề. Mà khi thầy cô không giữ được năng lượng tích cực, không còn thấy hạnh phúc trong công việc, chất lượng giáo dục chắc chắn đi xuống.
Tôi nghĩ hiếm thầy cô nào muốn đòi hỏi để có thể "làm giàu" từ nghề, mà phần lớn họ chỉ mong mỏi "đủ sống" và giảm bớt các áp lực không đáng có. Nếu ai đó mong giàu có, họ hẳn phải chuyển việc.
Trong hệ thống ngạch bậc, giáo viên chỉ là một trong số rất nhiều viên chức - công chức khác nhau. Việc xác định mức lương của giáo viên nằm ở đâu không thể không so sánh về tính chất công việc, tầm quan trọng, mức độ đóng góp của nghề giáo so với các viên chức - công chức khác.
Chị họ của tôi là một giáo viên thâm niên gần 30 năm. Khi giáo viên được tăng lương từ 1/7/2024, lương của chị tăng thêm ba triệu đồng mỗi tháng. Chị vui vẻ chia sẻ: "Như vậy là mỗi ngày được thêm 100 nghìn, không nhiều nhưng rất vui". Trong khi đó, vốn dạy STEM, lại là giáo viên giỏi cấp tỉnh/thành phố nhiều năm, chỉ dạy thêm hai giờ mỗi ngày cho đơn vị tư, chị sẽ được trả 1-1,5 triệu đồng. Ví dụ này cho thấy nếu lấy giá thị trường để xác định mức lương giáo viên, xã hội "nợ" nhà giáo chứ nhà giáo không mắc nợ gì xã hội cả.
Khi hiểu được bản chất của công việc phụng sự của giáo viên, xã hội sẽ mong muốn hỗ trợ cho thầy cô hơn. Khi xã hội chưa thể là "ông chủ trả lương đúng và đủ" cho giáo viên, thì sự tôn trọng và thấu hiểu sẽ là nguồn động viên to lớn để thầy cô giáo làm tốt công việc của mình mỗi ngày.
Bùi Khánh Nguyên
" alt=""/>Lương giáo viên: bao nhiêu là đủ?Một nguyên nhân khiến cho đường ống thoát nước bồn rửa chén bát của gia đình bạn dễ bị tắc nghẽn đó là việc đổ dầu ăn đã qua sử dụng xuống bồn rửa.
Khi dầu mỡ còn nóng, chúng dễ dàng trôi tuột xuống ống thoát nước. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi lượng dầu mỡ đó nguội đi và đóng thành từng lớp từng lớp mỡ dày bên trong đường ống nhà bạn.
Các lớp dầu mỡ đó sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến tắc nghẽn đường ống thoát nước. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về mùi hôi, thiu, ẩm mốc… từ bồn rửa chén.
Cách xử lý hiệu quả là sau khi nấu nướng xong, gia chủ nên để nguội dầu mỡ thừa. Sau đó, đổ phần dầu mỡ thừa này vào một túi rác nhỏ, cột kín lại và vứt vào thùng rác.
Đừng nên đổ bất kì phần cơm thừa nào trực tiếp xuống đường thoát nước trong bồn rửa chén bát. Bởi cơm thừa có thể hút nước và kết dính lại với nhau nên chúng cũng rất dễ bám dính vào đường ống thoát nước.
Điều này cũng xảy ra nếu bạn đổ trực tiếp cháo thừa xuống bồn rửa chén bát. Tốt nhất, nên bỏ cơm thừa hoặc cháo thừa vào thùng rác để tránh làm nghẹt đường ống thoát nước.
Vỏ trứng giòn và mỏng manh nên nhiều người nghĩ rằng bỏ chúng vào bồn rửa chén bát sẽ không có gì xảy ra. Tuy nhiên, lớp màng ở mặt trong của vỏ trứng sẽ là vấn đề khi nó bị thấm nước thì dễ bám vào thành ống thoát nước.
Mặc dù vỏ trứng không phải là nguyên nhân chính làm ứ đọng rác thải trong đường ống thoát nước nhưng chúng có thể gây tắc nghẽn nghiêm trọng khi có thêm cơm thừa hay dầu ăn được xả xuống thường xuyên.
Vỏ khoai tây, cà rốt hay các mẫu măng tây thừa đều là chất xơ và dĩ nhiên chúng không thể tan ra khi trôi xuống cống. Đây là những rác thải có thể gây tắc nghẽn đường ống thoát nước nhà bạn.
Những loại vỏ rau củ thường hay bị mắc kẹt lại trong đường cống thoát nước. Do vậy, cách tốt nhất là nên bỏ vỏ các loại rau củ vào thùng ủ phân hoặc thùng rác.
Nếu vừa trang trí lại ngôi nhà và còn dư một ít sơn, một số người sẽ nghĩ rằng nên đổ sơn thừa vào đường ống thoát nước trong bồn rửa. Đây sẽ là việc làm tai hại, bởi nước sơn sẽ phủ một lớp và cứng lại ở bề mặt bên trong đường ống thoát nước.
Tương tự, khi rửa cọ và đổ phần nước rửa này vào đường thoát nước cũng dễ gây tắc nghẽn. Thay vào đó, hãy làm sạch cọ sơn trong dung môi đặc biệt và lau sạch chúng. Đối với sơn còn sót lại, hãy để chúng ở ngoài không khí đến khi khô lại trước khi bỏ vào thùng rác.
Hãy nhớ rằng, sơn hoặc dầu là các chất nguy hiểm và bạn cần phải vứt bỏ chúng một cách cẩn và đúng cách. Còn với dung môi, bạn có thể tái sử dụng cho lần sau. Đừng nên vứt chúng vào thùng rác, vì một số dung môi dễ bắt lửa và có thể gây cháy.
Điều tôi mong ngóng nhất là sẽ được nếm vị ngọt lành từ tô canh đọt nhãn lồng do mẹ nấu. Ở miền Tây Nam Bộ quê tôi, những đám rau nhãn lồng mọc khắp nơi, từ sau hè, bờ ao cho đến bờ rào… Mùi vị của thứ rau ấy đã ăn sâu trong ký ức tôi.
Thuở nhỏ, vào những tháng hạn, trời khô oi bức, mẹ thường ra sau hè hái những đọt nhãn lồng non, nấu tô canh cùng con tôm sông giã nhuyễn. Tô canh chỉ đơn giản, nhẹ nhàng thế thôi mà anh em chúng tôi húp say mê đến cạn sạch.
Đọt nhãn lồng còn được xem là vị thuốc bồi bổ, mát lành mà thiên nhiên ban tặng cho đám trẻ quê nghèo như anh em tôi.
Không biết có phải vì được thường xuyên ăn món canh này từ bàn tay tảo tần của mẹ nấu hay không, mà tôi lớn lên ít khi bị ốm vặt. Sau này, tôi trúng tuyển ngành bộ đội trinh sát như nguyện ước thuở nhỏ.
Tôi nhớ mãi ngày lên đường đi học. Mẹ cặm cụi mót từng đọt nhãn lồng hiếm hoi khắp khu xóm. Tìm thấy đọt non, mẹ mỉm cười hạnh phúc vì nấu được cho tôi tô canh ngọt mát trước lúc lên đường.
Những ngày sống trong đơn vị, tôi cũng có lúc thấy những dây nhãn lồng khô cuộn tròn được cho vào thùng để nấu nước cho chiến sĩ uống giải khát.
Uống từng ngụm nước nhãn lồng thơm mát, tôi cố nén dòng nước mắt như muốn trào ra khi nghĩ đến hình ảnh mẹ sớm hôm chăm bón từng đám nhãn lồng chờ mong tôi về thăm nhà.
Đây là đợt nghỉ lễ đầu tiên, tôi có dịp đưa vợ con trở lại quê nhà, nơi có dáng hình thân thương của mẹ.
Dõi mắt ra phía xa nơi thao trường nắng cháy, tôi chợt thấy hân hoan, tâm hồn như được tưới mát, khi nghĩ đến tô canh do mẹ nấu. Chỉ ít ngày nữa thôi, tôi sẽ được nếm trọn hương vị yêu thương ấy.
Tôi mỉm cười, hồi đáp dòng tin nhắn của bé út: “Em bảo mẹ cứ an tâm, anh sẽ chở chị hai và cháu nội về với mẹ!”.
Nhà là nơi đầy ắp tình cảm yêu thương gia đình, là nơi bất cứ ai đi đâu cũng muốn quay về. Bởi nơi đó có bố, có mẹ, có những người ruột thịt, là người yêu thương ta vô điều kiện. Báo VietNamNet mở diễn đàn Về nhà.
Mời độc giả gửi tâm sự, câu chuyện của mình về địa chỉ: bandoisong@vietnamnet.vn
" alt=""/>Nhìn đọt nhãn lồng xanh mướt, hân hoan chờ tô canh ngọt mát của mẹ