Do Bayern đã bị loại, Neuer sẽ không phải thi hành án mùa này. Hợp đồng của anh với Bayern sẽ hết hạn vào tháng 6/2025. Như vậy, nếu không gia hạn, hoặc rời khỏi bóng đá Đức, anh có thể vĩnh viễn không phải thi hành.
Lính cứu hoả tình nguyện là một lực lượng được trưng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đội ngũ này làm việc vào thời gian rảnh rỗi, được tuyển chọn và đào tạo cẩn thận. Đây là lực lượng có những đóng góp vô giá cho cộng đồng.
Các quốc gia có đội ngũ lính cứu hoả tình nguyện gồm: Mỹ, Anh, Đức, Canada, Pháp, Phần Lan, Australia, Áo, Argentina, Israel… Tuỳ vào mỗi quốc gia, lính cứu hoả tình nguyện có thể được trả lương hoặc không.
Theo số liệu từ Hiệp hội Chống hoả hoạn quốc gia, 54% lính cứu hoả ở Mỹ là tình nguyện viên. Con số này ở Pháp lên tới 80%. Ở Phần Lan, công tác chữa cháy ở vùng nông thôn chủ yếu phụ thuộc vào các đội cứu hỏa tình nguyện. Thậm chí, ở nước này còn có cả đội lính cứu hỏa nhỏ tuổi. Các em thường ở độ tuổi từ 10 đến 17 nhưng cũng có một số em chỉ từ 7-9 tuổi.
Trong khoảng 30.000 lính cứu hoả ở Bồ Đào Nha, có hơn 90% là tình nguyện viên. Họ tới từ đủ các ngành nghề - từ công nhân xây dựng cho tới luật sư. Điều đặc biệt, các cơ quan cứu hoả tình nguyện ở nước này hoạt động dựa vào tiền tài trợ của các mạnh thường quân và nguồn thu từ việc họ phục vụ các sự kiện của tư nhân - những người trả tiền để đội cứu hoả tình nguyện mua các trang thiết bị.
Về công việc, lính cứu hoả tình nguyện cũng phải làm đủ các nhiệm vụ như lính cứu hoả chuyên nghiệp, gồm có: trả lời các cuộc gọi khẩn cấp; dập lửa; sơ cứu người bị thương; tuyên truyền các kỹ năng phòng cháy; vệ sinh, bảo trì, sửa chữa, thay thế các thiết bị, dụng cụ, đồng phục chữa cháy...
Ở Mỹ, ngoài việc chữa cháy, lính cứu hoả còn làm nhiệm vụ cứu hộ trong các vụ tai nạn, sự cố xe hơi; kiểm tra tình trạng sức khỏe của người dân cùng với cảnh sát khi có cuộc gọi khẩn cấp, hỗ trợ tìm kiếm người mất tích sau tai nạn…
Mặc dù thường phải làm việc trong những tình huống nguy hiểm nhưng lính cứu hoả tình nguyện cũng có thể nhận được nhiều lợi ích khi làm công việc này. Họ có cơ hội học các kỹ năng an toàn và chuyên nghiệp để giúp ích cho chính bản thân mình và trong các môi trường nghề nghiệp khác.
Là lính cứu hỏa tình nguyện, họ có thể đủ điều kiện nhận tín dụng thuế, chương trình hưu trí và thậm chí cả học bổng. Những người đảm nhận vai trò này thường làm công việc tình nguyện trong thời gian rảnh rỗi, mà vẫn có một công việc chính khác được trả lương.
Nếu một người dân muốn trở thành lính cứu hoả tình nguyện, họ cần liên hệ với cơ quan cứu hoả địa phương để tìm hiểu về các yêu cầu và thủ tục. Trước khi quyết định tham gia, người nộp đơn nên đảm bảo rằng mình đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhất cho nhiệm vụ này. Mặc dù mỗi phòng ban và mỗi cơ quan cứu hoả sẽ có những yêu cầu khác nhau nhưng vẫn có một số yêu cầu chung, gồm: đã tốt nghiệp trung học, vượt qua bài kiểm tra lý lịch, có bằng lái xe.
Sau khi nộp đơn, ứng viên sẽ được sàng lọc hồ sơ hoặc phỏng vấn trước khi được nhận chính thức. Quá trình này thường bao gồm việc kiểm tra lý lịch, khám sức khoẻ, xét nghiệm ma tuý. Nếu cần phỏng vấn, ứng viên cũng có thể gặp các câu hỏi như: tại sao muốn trở thành lính cứu hoả tình nguyện, chia sẻ về một thời điểm bạn phải vượt qua thử thách, chìa khoá để làm việc nhóm hiệu quả là gì, làm thế nào để giữ vóc dáng cân đối…
Đặc biệt, thể lực là một yếu tố quan trọng cần có. Vì thế, thường sẽ có một bài kiểm tra thể lực để đảm bảo ứng viên đủ khả năng làm công việc nặng nhọc này.
Sau khi đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra, ứng viên sẽ được đào tạo để có đủ kỹ năng và kiến thức xử lý các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là cách dập lửa và thực hiện sơ cứu. Họ cũng có thể phải hoàn thành một số chứng chỉ hoặc nội dung đào tạo về kỹ thuật cứu sống cơ bản, hồi sức tim phổi, kỹ thuật viên y tế khẩn cấp…
Lính cứu hoả tình nguyện cũng được khuyến khích tham dự các hội thảo, học hỏi từ các chuyên gia và đọc thêm tài liệu tham khảo. Các cơ quan cứu hoả thường đề nghị người tình nguyện tham gia đào tạo thường xuyên để ghi nhớ quy trình và cập nhật những tiến bộ của ngành.
Một tài xế Mercedes-Benz khác cũng đã bị lên án khi buông lời xúc phạm tài xế xe buýt. Sau một hồi lời qua tiếng lại, người này còn lao lên xe buýt, giật và ném điện thoại của tài xế xe buýt xuống đường.
Hay như mới gần đây, một chủ xe sang ở Chiết Giang, Trung Quốc còn bắt người lao công quỳ xuống xin lỗi chỉ vì người này vô tình quét rác vào bánh xe của họ.
Trên đây chỉ là vài ví dụ cho thấy cách hành xử kém văn minh, lịch sự của một bộ phận chủ xe sang ở Trung Quốc. Những vụ việc này đã khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng “Tại sao những người lái xe sang lại ích kỷ như vậy?” hay “Tại sao họ lại tự cho mình quyền coi thường và chà đạp lên người khác?".
Một nghiên cứu tại Phần Lan vào năm 2020 chỉ ra những người lái xe hơi cao cấp, xe hạng sang thường có tính cách khó chịu và dễ cáu bẳn hơn những người khác khi tham gia giao thông. Tại Trung Quốc, tỷ lệ người lái xe sang bị xử phạt vi phạm giao thông cao hơn những người lái xe bình thường.
Chính điều này khiến nhiều người lái xe sang như Audi, Bentley hay Mercedes-Benz dễ bị gán mác là “ích kỷ, lý sự, cứng đầu và thiếu đạo đức” khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, liệu đây có phải là đánh giá đúng về những người lái xe sang hay không?
Trên thực tế, không phải bất kỳ người lái xe sang nào cũng đều cư xử vô trách nhiệm và thiếu kỷ luật.
Một nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Quản lý Singapore chỉ ra rằng những hành vi “xấu xí” của người lái xe sang thường được mọi người nhớ lâu hơn và chú ý hơn bởi những chiếc xe đắt tiền của họ.
Những chiếc xe bóng bẩy và đắt tiền thường được người qua đường để ý hơn. Điều này khiến mọi người chú ý tới hành vi của những người lái, từ đó mặc định là họ thiếu ý thức khi tham gia giao thông.
“Nếu một chiếc xe ô tô bình dân hiệu Honda hay Toyota vượt đèn đỏ, mọi người sẽ không mấy để ý, nhưng khi một chiếc xe Đức đắt tiền vượt đèn đỏ hay không nhường đường cho người đi bộ thì chắc chắn sẽ bị chỉ trích”, một tài khoản chia sẻ.
Minh Nhật(Theo Channel News Asia)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!