Tại khoa Cấp cứu, kết quả test nhanh cho thấy bệnh nhân mắc Covid-19. Bên cạnh đó, các bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm phổi, cần theo dõi u nhầy nhĩ trái. Bệnh nhân được đưa đến Trung tâm hồi sức tích cực điều trị Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đến ngày 4/12, bệnh nhân có kết quả âm tính, được chuyển về Khoa Phẫu thuật tim điều trị.
Kết quả siêu âm, bác sĩ phát hiện có khối u nhầy lớn trong tim người bệnh với kích thước 70x52mm, nguy cơ vỡ rất cao. Lúc này, bệnh nhân đang trong tình trạng suy tim nặng và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu ngay. Do anh là người nước ngoài, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ban giám đốc bệnh viện quyết định “phẫu thuật cấp cứu trước chi phí tính sau”.
Sau 3 giờ phẫu thuật, bác sĩ lấy trọn u nhầy nhĩ trái và tái tạo vách liên nhĩ bằng màng ngoài tim; sửa van 3 lá… cho bệnh nhân. Hiện, người bệnh khỏe mạnh các chỉ số xét nghiệm ổn định. Bệnh viện cũng vận động mạnh thường quân, sử dụng quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo lo kinh phí điều trị cho bệnh nhân.
Theo số liệu thống kê ở Australia, cứ 5 người sẽ có 1 người mắc các bệnh mỗi năm, với hơn 30.000 ca nhập viện.
Tại Việt Nam, số liệu thống kê năm 2021, toàn quốc ghi nhận 81 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1942 người mắc, 18 trường hợp tử vong.
Có 2 nhóm gây ngộ độc thực phẩm là vi khuẩn và virus.
Các vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất bao gồm:Bacillus cereus, campylobacter jejuni, clostridium botulinum, clostridium perfringens, enterobacter sakazakii, escherichia, listeria, salmonella, shigella, staphylococccus aureus, vibrio...
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn bao gồm:
Triệu chứng phổ biến:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Sốt
- Đổ mồ hôi
Các triệu chứng ít phổ biến:
- Mờ mắt
- Đau đầu
- Mỏi tay chân
- Da ngứa ran hoặc tê
Bổ sung nước và điện giải (uống oresol), nghỉ ngơi, đó là cách duy nhất để điều trị ngộ độc thực phẩm, vì cơ thể loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách tự nhiên.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để giúp cơ thể chống nhiễm trùng, đặc biệt là trong trường hợp ngộ độc listeria, nhất là những người có hệ miễn dịch bị suy giảm.
Các virus gây ngộ độc thực phẩm bao gồm: Noroviruses, rotavirus, viêm gan A.
Các triệu chứng của virus viêm dạ dày ruột:
- Mất nước
- Nôn mửa
- Đau bụng
- Tiêu chảy đột ngột
- Sốt
Các triệu chứng của virus viêm gan A:
- Vàng da, vàng da và mắt
- Sốt
- Buồn nôn
- Đau bụng
- Nước tiểu đậm
Các độc tố gây ngộ độc thực phẩm:
- Nấm độc
- Độc tố hạt đậu đỏ (Red Kidney Beans)
- Độc tố vỏ thuỷ hải sản (ciguatera và scombroid)
- Độc tố quả mọng (berry variety)
Mỗi nguyên nhân sẽ có triệu chứng khác nhau, biểu hiện lâm sàng khác nhau, cách điều trị khác nhau. Nguyên nhân nào cũng có thể gây tử vong khi quá nặng.
Bởi vậy trước khi ăn thứ gì, chúng ta cần phải tìm hiểu nó có hại hay không, mức độ nguy hại như thế nào – đặc biệt là khi đi du lịch, đến vùng đất mới.
Phòng bệnh rất quan trọng:
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong trường học hay bất cứ bếp ăn tập thể, nhà hàng nào cũng vậy, theo tôi nên mời các bác sĩ đến hướng dẫn nhân viên, xây dựng quy trình an toàn vệ sinh bếp ăn.
Nhân viên bắt buộc phải tuân thủ quy trình đó như một nét văn minh. Còn với mọi người, tôi đưa ra lời khuyên chung như sau:
1. Giữ vệ sinh sạch sẽ
Rửa tay và sau khi chế biến thức ăn, rửa bằng xà phòng thường, dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây.
Sau khi xử lí thịt sống, hãy rửa tay bằng xà phòng và làm sạch dao thớt trước khi chạm và xử lí các loại thực phẩm khác. Chúng ta cũng nên đeo găng tay khi tay bị thương trước khi xử lí thực phẩm sống.
2. Nguyên liệu sạch
Không ăn thực phẩm đóng gói hút chân không, với thực phẩm đóng hộp phải kiểm tra hộp không bị lõm hoặc phồng. Không ăn thực phẩm thô, tức là thực phẩm có nguồn gốc sống, chưa nấu chín. Mua thịt, cá, thuỷ hải sản phải xác nhận có đủ tiêu chuẩn kiểm dịch hay không.
3. Bảo quản và sử dụng thực phẩm đúng cách
Thực phẩm đông lạnh phải bảo quản trong tủ đông, thực phẩm mua ngoài chợ hay siêu thị để trong tủ mát, thời gian bảo quản thực phẩm tuỳ từng loại nên cần tìm hiểu kĩ.
Nhớ đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, bạn cũng phải nấu chín thực phẩm, tìm hiểu cách chế biến và bảo vệ từng loại thực phẩm.
BS Trần Văn Phúc(Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn)
Giá nhà trung bình ở TP.HCM cao gấp 32,5 lần thu nhập
Theo báo cáo mới đây của Viện Đất đô thị về giá nhà trung bình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Singapore đã vượt qua Hong Kong (Trung Quốc) để trở thành nơi có giá nhà cao nhất khu vực.
Dù giá nhà trung bình và giá nhà cho thuê thuộc hàng đắt đỏ nhưng tỷ lệ sở hữu nhà ở tại Singapore cũng cao nhất, đến 89,3%. Giá nhà trung bình tại TP.HCM và TP.Đà Nẵng lần lượt gấp 32,5 lần và 26,7 lần mức thu nhập trung bình hàng năm của hộ gia đình. (Xem chi tiết)
Bình Dương ‘nóng’ chuyện phát triển nhà ở xã hội
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 5 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Không có bất kỳ dự án NƠXH, nhà ở cho công nhân nào được huy động vốn. (Xem chi tiết)
Giai đoạn 2016 – 2021, Bình Dương đã bố trí 203,55ha đất để phát triển NƠXH. Trong 13 dự án nhà ở thương mại quy mô lớn hơn 10ha, có 2 dự án tại thị xã Bến Cát không dành đủ quỹ đất NƠXH. Đó là dự án Khu dân cư Cầu Đò và dự án Khu dân cư Mỹ Phước 4. (Xem chi tiết)
Cả hai dự án này đều do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi (thành viên của Kim Oanh Group) làm chủ đầu tư. Quỹ đất NƠXH so với tổng diện tích đất ở toàn dự án tại Khu dân cư Cầu Đò là 7,5%, tỷ lệ này tại Khu dân cư Mỹ Phước 4 là 8,1%. (Xem chi tiết)
Trước thông tin cả hai dự án không dành đủ quỹ đất NƠXH, bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Kim Oanh Group, đã thông tin các vấn đề pháp lý liên quan. (Xem chi tiết)
Người nước ngoài mua hơn 1.600 căn hộ tại Bình Dương
Tính đến tháng 5/2023, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 40 dự án nhà ở thương mại mà trong đó có số lượng nhà ở được phép bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Trong tổng số gần 6.000 căn nhà được bán cho người nước ngoài, đến nay chỉ có 1.623 căn đã bán hoặc tặng cho tổ chức, người nước ngoài. 480 căn trong số này đã được cấp giấy chứng nhận. (Xem chi tiết)
Lâm Đồng sắp thanh tra việc cấp giấy chứng nhận, giao dịch nhà đất tăng trở lại
Dự kiến trong vòng 30 ngày, kể từ ngày 13/6/2023, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng sẽ tiến hành thanh tra công tác chấp hành quy định, thủ tục hành chính về việc cấp giấy chứng nhận nhà đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh. (Xem chi tiết)
Trong tháng 5/2023, lượng giao dịch nhà đất trong các khu dân cư hiện hữu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhiều hơn gần 50 lần so với các dự án nhà ở. (Xem chi tiết)
Đề nghị rà soát diện tích dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen
Ý kiến về việc điều chỉnh dự án Khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) của Tập đoàn Hoa Sen, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng cho biết dự án này được chia làm 2 khu vực.
Tại khu vực 1, Tập đoàn Hoa Sen đang thuê 361/427ha. Trong 361ha này có 1,86ha đất chồng lấn, cơ quan chức năng đã cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân. Sở TN&MT đề nghị làm rõ phần diện tích chồng lấn này khi thực hiện điều chỉnh dự án. (Xem chi tiết)
Tây Ninh dự kiến phát triển 3.800 căn nhà ở xã hội
Hiện toàn tỉnh Tây Ninh chỉ có duy nhất 1 dự án NƠXH được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách. Đó là dự án Chung cư NƠXH Thành phố Vàng (Golden City), P.2, TP.Tây Ninh, quy mô 1.624 căn hộ.
Cùng với gần 26.000 căn nhà ở thương mại, trong năm nay, tỉnh Tây Ninh có kế hoạch phát triển 3.800 căn NƠXH và 2.000 căn nhà tái định cư. (Xem chi tiết)