Mặc dù đây mới chỉ là “nguồn tin không chính thức” nhưng thông tin này vẫn khiến cho giới công nghệ rất ngạc nhiên và háo hức.
Thông tin rò rỉ từ cơ quan đăng ký các phát minh, sáng chế Mỹ cho biết, ngày 2/7 vừa qua hãng Apple đã nộp đơn đăng ký cho một loạt những tính năng thú vị liên quan đến công nghệ màn hình cảm ứng đang được sử dụng trên những mẫu điện thoại iPhone hiện nay của họ.
" alt=""/>iPhone sẽ có tính năng “nhận biết ngón tay”Nhà vô địch US Open 2023 để thua 1-3 trước Alexei Popyrin, hạt giống số 28 của giải, trong 3 giờ và 19 phút (4-6, 4-6, 6-2 và 4-6).
Điều này cũng có nghĩa lần thứ 4 trong sự nghiệp Djokovic kết thúc năm mà không giành được danh hiệu Grand Slamnào.
Trước đó, huyền thoại người Serbia từng trắng tay trong các năm 2009, 2010 và 2017, tính từ khi anh lần đầu tiên vô địch Australian Open 2008.
Lần đầu tiên sau 22 năm, kể từ năm 2002, 3 ngôi sao lớn nhất là Djokovic, Rafa Nadal và Roger Federer (hiện đã giải nghệ) không có ít nhất 1 Grand Slam.
Trong cuộc chiến với Popyrin của Australia ở vòng 3 US Open, Djokovic chưa bao giờ phạm nhiều lỗi kép đến vậy (14) trong một trận đấu.
Nole sớm thể hiện sự lo lắng về cú giao bóng của mình khi vừa bước vào giải Mỹ Mở rộng 2024. Mối lo ngại càng gia tăng trong cuộc đọ sức với Laslo Djere - người bỏ cuộc vì chấn thương ở set 3 vòng 2.
"Tôi giao bóng thật tệ. Nếu tôi không cải thiện khía cạnh đó, tôi sẽ không thể tiến xa tại giải đấu", Nole nói sau vòng 2. Điều đó đã đúng.
Thất bại của Djokovicmột lần nữa cho thấy Olympic khiến các tay vợt trả giá đắt như thế nào. Nole, Alcaraz và Lorenzo Musetti - 3 người giành huy chương tại Paris 2024, đều sớm chia tay US Open
Felix Auger-Aliassime, tay vợt đứng thứ 4 Olympic Paris 2024, thậm chí bị loại ngay từ vòng 1 giải đấu danh giá ở New York.
"Thành thật mà nói, cảm giác và cách tôi thi đấu từ đầu giải đấu này đến vòng 3 là một thành công. Đó là một trong những trận quần vợt tệ nhất mà tôi từng chơi", Nole thừa nhận sau khi thua Popyrin.
Ở vòng 4, đối thủ của Popyrin là tay vợt chủ nhà Tiafoe - người hiện xếp hạng 20 thế giới.
Những hình ảnh về trận đấu Djokovic vs Popyrin:
Với Đặng Văn Lâm, anh tưởng như đầu quân cho đội Trẻ TP.HCM ở giải hạng Nhất, nhưng mọi việc vẫn đang phải chờ. Ít ngày trước, Văn Lâm tập luyện cùng CLB Bình Định. Thủ thành tuyển Việt Nam còn hợp đồng 1 năm với đội bóng đất Võ.
Tuy nhiên ở buổi tập gần nhất, Đặng Văn Lâm xuất hiện ở CLB Trẻ TP.HCM. Dù vậy, chưa bên nào có thông báo chính thức về thương vụ chuyển nhượng này.
Trong diễn biến mới nhất, có thông tin cho rằng Đặng Văn Lâm đang được CLB PVF-CAND lên kế hoạch mượn trong mùa tới để phục vụ mục tiêu thăng hạng V-League, khiến mọi chuyện trở nên phức tạp và khó đoán định.
Chưa biết Văn Lâm thi đấu cho đội bóng nào, ở hạng Nhất hay V-League, nhưng thời gian không còn nhiều với thủ thành sinh năm 1993. Anh sẽ phải đưa ra quyết định khi mùa giải 2024/25 sắp lăn bóng.
Tương tự là trường hợp của Hoàng Đức, cầu thủ này hiện vẫn đang khoác áo Thể Công Viettel chứ chưa đi đâu, dù từng tuyên bố tìm bến đỗ mới để thử thách bản thân.
Thông tin một đội bóng hạng Nhất chấp nhận bỏ ra 30 tỷ để mua Hoàng Đức mới chỉ dừng lại ở mức tin đồn. Sau đó lại xuất hiện một thông tin khác về việc Hoàng Đức chỉ đồng ý thi đấu ở V-League.
Trong trận giao hữu mới đây giữa CLB Thể Công Viettel và Hải Phòng (hòa 3-3), Hoàng Đức vẫn ra sân thi đấu, nhưng rõ ràng anh đang bị rối khi mà đi không được, ở cũng chẳng xong. Lý do bởi Thể Công Viettel được cho là "ra giá" 8 tỷ đồng đền bù hợp đồng (6 tháng còn lại) nếu Hoàng Đức muốn tìm bến đỗ mới.
Trong trường hợp không có đội bóng nào chấp nhận chi số tiền lớn như vậy để mua lại hợp đồng từ Thể Công Viettel, Hoàng Đức có thể vẫn ở lại đội bóng áo lính, ít nhất là tới khi hết hợp đồng vào tháng 1/2025.
Gặp những vấn đề về chuyện tương lai ở CLB, Hoàng Đức và Văn Lâm lên tuyển Việt Nam mà không có sự thoải mái về tinh thần như các đồng đội. Dù vậy, cả hai đều là những cầu thủ chuyên nghiệp, và họ biết phải làm gì để những chuyện ngoài chuyên môn không làm ảnh hưởng tới kết quả tập luyện, thi đấu cùng tuyển Việt Nam trong 2 trận tới đây.
Để thỏa mãn sự tìm tòi và học hỏi, bố đăng ký cho Thần Dương vào lớp đào tạo bồi dưỡng Toán học. Mặc dù, nội dung khóa học vượt quá sức nhưng anh vẫn hứng thú 'như cá gặp nước'. Về sau, việc giải bài khó trở thành niềm vui lớn nhất của Thần Dương. Tuy nhiên, vì tập trung học Toán nên anh bỏ bê nhiều môn, trong đó tiếng Anh trở thành bài Toán khó nhất.
Lên cấp 2, để theo kịp chương trình học và nâng cao điểm kiểm tra, Thần Dương phải giảm tần suất học Toán để tập trung vào tiếng Anh. Với sự chăm chỉ, anh liên tục giành được giải thưởng các cuộc thi Toán và góp mặt trong đội tuyển Toán tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Sau khi gia nhập đội tuyển, Thần Dương có cơ hội tham gia Cuộc thi Toán trại đông tỉnh Tứ Xuyên. Tại đây, anh vượt qua giới hạn bản thân và giành chiến thắng chung cuộc. Thành tích này giúp Thần Dương đủ điều kiện tham gia Cuộc thi Toán Olympic quốc tế.
Đây cũng là cơ hội giúp anh đỗ vào đại học top 1 ở Trung Quốc. Xác định mục tiêu của bản thân, anh dành tâm huyết và thời gian vào Toán học. Đạt thành tích tốt tại các cuộc thi trong nước và quốc tế, năm 1999, anh được tuyển thẳng vào khoa Toán của Đại học Bắc Kinh.
Bước chân vào Đại học Bắc Kinh là mơ ước to lớn của Thần Dương. Không ngủ quên trên chiến thắng, lên đại học anh vẫn nỗ lực học và nghiên cứu. Phần lớn thời gian anh dành để nghiên cứu hoặc đọc sách ở thư viện.
Bằng sự nỗ lực, năm 2002, Thần Dương tốt nghiệp đại học. Đồng nghĩa với việc anh đã hoàn thành chương trình đại học trong 3 năm. Sau đó, anh học lên thạc sĩ và tốt nghiệp ở tuổi 23. Chưa hài lòng với thành tích của bản thân, Thần Dương tìm cách xin học bổng tiến sĩ tại Mỹ.
Khó khăn đầu tiên anh gặp phải là tiếng Anh không tốt. Tuy nhiên, được sự động viên của thầy cô cùng những cố gắng không ngừng nghỉ, cuối cùng anh trúng tuyển vào hệ tiến sĩ tại Đại học Princeton (Mỹ).
Đối với anh, thời gian học tiến sĩ là hạnh phúc nhất, bởi Đại học Princeton (Mỹ) là nơi quy tụ những giáo sư đoạt giải thưởng Toán học uy tín. Việc giao tiếp với họ giúp Thần Dương được đắm mình trong vẻ đẹp của tri thức. Đồng thời, nơi đây cũng góp phần tạo ra bước đột phá lớn trong nghiên cứu học thuật của Thần Dương.
Năm 2008, anh nhận bằng tiến sĩ Toán học tại Đại học Princeton dưới sự hướng dẫn của giáo sư János Kollár. Nhận được sự động viên của các giáo sư, sau khi tốt nghiệp Thần Dương đến Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tham gia chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ.
Quá trình đó, anh nhận được lời mời của nhiều đại học hàng đầu Mỹ về làm giảng viên. Cân nhắc kỹ lưỡng, anh lựa chọn giảng dạy tại Đại học Utah (Mỹ). Nhưng chỉ sau 1 năm, anh quyết định từ bỏ mọi sự chiêu mộ tại Mỹ để về nước cống hiến ở tuổi 31.
Rời quê hương sang nước ngoài cống hiến
Về nước năm 2012, anh nhận được lời mời của giáo sư Điền Cương - người giúp Thần Dương đến Đại học Princeton (Mỹ). Giáo sư nói với Thần Dương: "Thầy hy vọng em sẽ tham gia giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh". Để báo đáp công ơn và bày tỏ lòng biết ơn với thầy, anh đồng ý không suy nghĩ.
Anh có nhiều đóng góp đáng kể trong quá trình giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Năm 2013, anh trở thành giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Toán học Quốc tế Bắc Kinh. Năm 2014, anh nhận tài trợ từ Quỹ Khoa học quốc gia dành cho Học giả trẻ xuất sắc và được Quỹ học giả Trường Giang tại Đại học Bắc Kinh vinh danh là Giáo sư xuất sắc.
Năm 2016, anh nhận được giải thưởng Khoa học và Công nghệ Thanh niên Trung Quốc lần thứ 13. Ngoài ra, Thần Dương còn là chủ nhân của giải Vàng Ramanujan. Năm 2017, anh vinh dự là giáo sư trẻ duy nhất tại Trung Quốc nhận được giải thưởng Henri Poincaréđược tài trợ bởi Quỹ Daniel Iagolnitzer trị giá 1 triệu USD (24 tỷ đồng).
Loạt giải thưởng này giúp Thần Dương nổi tiếng trong giới học thuật. Anh còn là nhà nghiên cứu đại số quyền lực nhất trong cộng đồng Toán học ở Trung Quốc. Thời điểm đó, mọi người cho rằng anh sẽ dẫn dắt khoa Toán của Đại học Bắc Kinh lên một tầm cao. Tuy nhiên, sau 6 năm làm việc ở Trung Quốc, giáo sư trẻ quyết định từ bỏ để quay lại Mỹ.
Trở lại Mỹ, năm 2019, Thần Dương vinh dự giành giải thưởng Chân trời mới vì những đóng góp trong ngành Toán học. Với những cống hiến trong lĩnh vực Hình học và Đại số, năm 2020, anh trở thành thành viên của Hiệp hội Toán học Mỹ. Năm 2021, anh tiếp tục nhận được giải thưởng Colevề đại số. Hiện, Thần Dương là giáo sư Toán học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).