Qua tấm cửa kính của phòng bệnh, hình ảnh người đàn ông lặng lẽ bóp tay, nắn chân, chốc chốc lại vuốt mái tóc của vợ đang nằm im trên giường bệnh khiến những người chứng kiến không giấu được xúc động.Bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, người nằm viện là cô Dương Thị Chính, được chẩn đoán tai biến mạch máu não, viêm phổi nặng, rối loạn thị giác, huyết khô tĩnh mạch chân trái, rối loạn lipid máu và suy dinh dưỡng. Đã nhiều ngày nay, chỉ có một mình chú Nguyễn Ngọc Lân ở bệnh viện chăm sóc vợ.
 |
Người chồng tận tụy chăm sóc suốt quãng thời gian cô Chính bị bệnh nằm liệt giường. |
Chú Lân tâm sự, cô Chính bị té ngã và nằm một chỗ hơn 1 năm nay. Bởi cái nghèo bó buộc, chú lại không có kinh nghiệm chăm sóc người ốm nên bệnh tình của cô ngày càng nặng. Đến ngày 26/8 thì cô bị ngất, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
Bác sĩ dự kiến, cô Chính phải thở máy, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, truyền máu, truyền dịch và dinh dưỡng. Chi phí điều trị trong 30 ngày khoảng 45 triệu đồng. Thế nhưng gia đình chú Lân chẳng có cách nào kiếm được ngần ấy tiền.
“Chúng tôi khổ quá, không biết làm sao cô ơi”, chú nghẹn ngào.
Chú Lân từng là trẻ mồ côi, từ nhỏ đã luôn ao ước có một gia đình ấm áp, nhưng cái nghèo khiến chú phải buông bỏ việc tìm kiếm hạnh phúc. Hơn 10 năm trước, chú gặp và thương người đàn bà góa chồng Dương Thị Chính. Hai người đến ở với nhau, hy vọng cùng bầu bạn lúc tuổi già.
Trước đây, vợ chồng chú làm nghề bán rong ngoài vỉa hè, ngày nào được nhiều thì kiếm được khoảng 200 nghìn đồng, cũng có hôm bán ế, thu nhập chẳng đủ ăn. Tiền dành dụm được may ra mới đủ đóng trọ, chật vật qua ngày.
Khoảng 1 năm trước, sau một lần bị ngã dẫn tới liệt, cô Chính phải nằm một chỗ, chú Lân bận chăm sóc vợ nên chẳng còn đi bán hàng được nữa. Thỉnh thoảng người con gái riêng của cô Chính cho vài trăm nghìn, 2 ông bà tằn tiện lắm mới đủ sống.
 |
Chú Lân rất mong nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để đóng viện phí cho vợ. |
Gần 1 tháng trước, chị Dương Thị Hạnh, con gái cô Chính bị nhiễm Covid-19 nên phải đi điều trị. Không còn người giúp đỡ, 2 ông bà sống tạm bợ, đói khát, cho đến khi cô Chính ngất xỉu, phải đưa đi cấp cứu.
Hàng xóm trong khu trọ thương tình đã kêu gọi nhau mỗi người chút ít để đóng viện phí cho cô. Thế nhưng, dịch bệnh bủa vây nên ai cũng khó khăn, số tiền gom góp được chẳng thấm là bao.
“Mới đây, người ta nói tôi đóng tạm ứng viện phí thêm 10 triệu nữa, nhưng tôi biết đào ở đâu ra bây giờ. Không còn một ai có thể cậy nhờ, tôi chỉ còn cách đưa bà ấy về chờ chết thôi”, người đàn ông già nua ôm mặt để che đi dòng nước mắt.
Dịch Covid-19 đã kéo dài nhiều tháng, cũng khiến cho nhiều gia đình nghèo điêu đứng. Thế nhưng, khốn khổ hơn nữa là những gia đình không may có người bị bệnh nặng như hoàn cảnh của vợ chồng chú Lân cần số tiền lớn để điều trị. Họ rơi vào đường cùng, chỉ biết chờ đợi cái chết đến gần trong sự bất lực.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng CTXH Bệnh viện Lê Văn Thịnh hoặc ông Nguyễn Ngọc Lân; Địa chỉ: Khu trọ thuộc diện giải tỏa trên đường số 1 (gần quán Ẩm thực Phương Nam), Khu phố 1, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM; Điện thoại: 0797732451.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.247 (bà Dương Thị Chính)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Kiệt quệ do Covid
Theo đó, toàn bộ học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, nhóm trẻ mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu nghỉ học từ ngày 1/2/2021.Thời gian nghỉ kéo dài tới hết lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đã thông báo trước đó, tức là đến hết ngày 16/2/2021.
UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ đạo các Phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã và các đơn vị, trường học trực thuộc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 28-1-2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần chủ động, sẵn sàng các phương án ứng phó với mọi diễn biến của dịch Covid-19, bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn thành phố.
 |
Cách ly tập trung gần 80 người liên quan đến học sinh mắc covid-19 tại Trường Tiểu học Xuân Phương. Ảnh: TTYT Quận Nam Từ Liêm |
Cũng trong sáng nay, Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản gửi các Phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã và các đơn vị, trường học trực thuộc về việc tổ chức dạy học qua internet trong thời gian tạm nghỉ học ở trường để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, các đơn vị, nhà trường tổ chức có chất lượng các hoạt động dạy và học bằng hình thức học qua internet.
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm quản lý chặt chẽ thời gian, kế hoạch dạy và học của từng giáo viên trong giai đoạn tổ chức dạy học qua internet; chỉ đạo, phân công giáo viên chuẩn bị bài giảng và tổ chức giảng dạy qua internet cho học sinh bình thường theo thời khóa biểu chung của nhà trường. Lãnh đạo các nhà trường tăng cường kiểm tra về thời gian, nội dung, chất lượng dạy học qua internet của từng giáo viên.
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi thực hiện dạy học qua internet, các nhà trường cần bảo đảm việc quản lý thời gian, nội dung dạy học chặt chẽ, đúng quy định.
Từng nhà trường chủ động lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế; sử dụng nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác. Giáo viên phối hợp với gia đình học sinh quản lý việc học qua internet của học sinh; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao cho học sinh.
Khi học sinh đi học trở lại, nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet của học sinh; hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua internet.
Nhà trường chỉ đạo cán bộ, giáo viên chuẩn bị chu đáo kế hoạch công tác, nội dung giảng dạy và giáo dục để ngay sau khi học sinh trở lại trường, các hoạt động dạy học được tiến hành bình thường, bảo đảm chất lượng.
Trước đó, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Xuân Tiến cho biết, hiện, có 25.000 cán bộ, giáo viên và học sinh tạm nghỉ vì có liên quan tới các trường hợp F1.
Như vậy, Hà Nội là địa phương thứ 8 cho toàn bộ học sinh trên địa bàn nghỉ học, sau Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Gia Lai và Hòa Bình.
Thanh Hùng

Cô giáo Hà Nội kể chuyện ngày đầu cách ly cùng học sinh
Do một học sinh lớp 3E Trường Tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) dương tính với Covid-19 nên toàn bộ học sinh và giáo viên từng tiếp xúc với học sinh này hiện phải cách ly tập trung ngay tại trường.
" alt=""/>Hà Nội cho học sinh nghỉ học từ ngày 1/2 để phòng dịch Covid