Bộ Công an cho biết, triển khai Quyết định 06 ngày 06/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, sắp tới Bộ Công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân thông qua các hoạt động cấp, đổi lại, cấp lại Căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc.
Theo đó, khi đến cơ quan Công an quận, huyện, tỉnh, thành phố để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân gắn chip, người dân có thể thực hiện đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử theo 3 bước. Trong đó, trước tiên công dân thông báo với cán bộ về việc làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Thông tin đăng ký bao gồm: Số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email).
Công dân có thể cung cấp thêm các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm theo (nếu công dân có nhu cầu tích hợp các thông tin này vào hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử). Trường hợp công dân có nhu cầu đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… thì mang thêm các loại giấy tờ gốc để đối chiếu.
Tiếp đó, công dân thực hiện làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân gắn chip điện tử bao gồm thông tin nhân thân/thân nhân cùng thông tin sinh trắc. Lúc này, cán bộ tiếp tục xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân gắn chip theo đúng quy trình cấp căn cước công dân.
Cũng trong thông tin giải đáp thắc mắc của công dân, Bộ Công an còn thông tin về những lợi ích người dân sẽ được hưởng khi sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ được hưởng. Cụ thể, sử dụng tài khoản định danh điện tử, người dân khi thực hiện các dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia) sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.
Cùng với đó, người dân có thể cung cấp, chia sẻ thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã QR hoặc giải pháp kỹ thuật khác khi hệ thống của bên thứ 3 đủ điều kiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử. Người dân cũng có thể thay thế Căn cước công dân vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế... thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…
Ngoài ra, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử cũng giúp bảo mật thông tin công dân, không thể giả mạo, chính xác và duy nhất do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc được Chính phủ giao cho Bộ Công an quản lý. Vì thế, khi công dân thực hiện các giao dịch điện tử trên môi trường điện tử sẽ thuận tiện và an toàn.
Bộ Công an cũng cho biết thêm, trong thời gian tới, Bộ này sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng định danh và xác thực điện tử, triển khai Đề án ứng dụng dữ liệu dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử trong Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, việc đăng ký sử dụng tài khoản định danh điện tử ngày càng trở lên cần thiết và mang lại nhiều lợi ích rõ rệt cho người dân.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ra quyết định phê duyệt vào ngày 6/1.
Mục tiêu tổng thể của Đề án là ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Đề án cũng đã nêu rõ, để phục vụ phát triển công dân số, trong tháng 3/2022, Bộ Công an và các đơn vị liên quan bắt đầu cung cấp định danh, tài khoản định danh điện tử cho công dân sử dụng các dịch vụ, tiện ích số cho Chính phủ, bộ, ngành xác thực và đảm bảo.
Vân Anh
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu (CSDL) giấy phép lái xe với CSDL quốc gia về dân cư sẽ được Tổng cục Đường bộ và Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị thực hiện trong tháng 3.
" alt=""/>Ba bước để người dân đăng ký tài khoản định danh điện tửNgày 1/3, Apple thông báo dừng bán sản phẩm tại Nga cùng một loạt hành động khác sau khi Nga tấn công Ukraine. Tất cả sản phẩm Apple trên cửa hàng trực tuyến đều ở trạng thái “không có sẵn” để mua hay giao. Ngoài ra, công ty gỡ hai ứng dụng truyền thông nhà nước Nga khỏi App Store trên toàn cầu, trừ Nga.
Theo nhà phân tích Ben Wood của hãng nghiên cứu CCS Insight, động thái rõ ràng tạo ra áp lực lớn đối với các hãng như Samsung. Nói về Apple, ông cho rằng “táo khuyết” đang đi đầu trên mặt trận này. Một vài công ty cạnh tranh với Apple đang bán lượng lớn smartphone tại Nga.
Ông Wood nhận định, Apple ở “vị thế mạnh mẽ” để có thể hành động như vậy. Họ là một người chơi lớn trên thị trường công nghệ và là một trong những doanh nghiệp giá trị nhất thế giới. Theo Counterpoint Research, iPhone chiếm khoảng 15% thị phần smartphone Nga. Ước tính, năm 2021, Apple bán được 32 triệu iPhone tại đây.
Anshel Sag, nhà phân tích trưởng tại hãng Moor Insights & Strategy, cũng đồng tình với quan điểm trên khi nói rằng động thái của Apple “có thể buộc người khác làm theo”.
Xét đến việc Nga không phải thị trường chủ đạo của Apple, những hành động của hãng sẽ không gây tác động lớn đến việc kinh doanh. Mất đi nguồn thu từ Nga không phải thảm họa.
Trong khi đó, theo nhà đầu tư kiêm nhà phân tích Benedict Evans, các lệnh cấm vận tài chính và biến động tiền tệ mạnh có thể khiến Apple khó bán sản phẩm tại Nga. Thực tế, Apple từng dừng bán hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11/2021 do đồng nội tệ sụt giá.
Đồng rúp của Nga giảm giá 30% trong ngày 1/3, vì vậy, rất khó để đưa ra giá bán mới cho iPhone trong nước. Cùng với đó, các lệnh cấm vận tài chính khiến việc chuyển tiền ra nước ngoài vô cùng khó, nếu không muốn nói là bất khả thi. “Không xét tới chính trị, bất kỳ ai muốn nhập khẩu hàng hóa vào Nga lúc này đều gặp khó khăn lớn”, ông Evans phát biểu trên CNBC.
Ông Evans cũng so sánh việc kinh doanh của Apple tại Nga với Trung Quốc. “Giữ vững nguyên tắc luôn dễ dàng hơn khi nó không phải 20% nguồn thu và là nơi sản xuất chủ yếu của bạn”, ông viết trên Twitter.
Đầu tháng này, ông Mykhailo Fedorov, Phó Thủ tướng Ukraine, kêu gọi CEO Apple Tim Cook ngừng bán hàng và chặn truy cập App Store tại Nga. Tiếp đó, ông lại thúc giục Microsoft và Sony dừng hỗ trợ thị trường Nga, tạm thời chặn tất cả tài khoản tại Nga và Belarus đối với hai sản phẩm Xbox và PlayStation.
Doanh nghiệp khắp thế giới đang nhanh chóng “tháo chạy” khỏi Nga khi chính phủ các nước tăng cường áp đặt lệnh cấm vận. Khi phương Tây rút lui, đây có thể là cơ hội để những tên tuổi Trung Quốc như Huawei, Xiaomi đẩy nhanh quá trình thâm nhập thị trường. “Người Trung Quốc có chỗ đứng vững chắc ở Nga và các liên kết thương mại vẫn cởi mở”, nhà phân tích Wood nhận định.
Du Lam (Theo CNBC)
Apple xác nhận ngừng bán các sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến ở Nga. Tất cả thiết bị của hãng đều trong trạng thái "không có sẵn" để mua hoặc giao hàng.
" alt=""/>Các hãng smartphone trước áp lực Apple dừng bán sản phẩm tại NgaMIIT ra lệnh chấn chỉnh 107 ứng dụng, bao gồm nền tảng livestream của Xiaomi và ứng dụng đặt phòng khách sạn của Shangri-la và IHG, do vi phạm liên quan đến thu thập dữ liệu người dùng và xin quyền truy cập quá mức. Đây là nỗ lực của MIIT trong việc siết quản lý dữ liệu người dùng.
Danh sách còn có một ứng dụng từ chuỗi khách sạn Super 8 của Mỹ, dịch vụ khám chữa bệnh trực tuyến của công ty bảo hiểm Taikang, hai ứng dụng của công ty giáo dục Offcn Education. Theo MIIT, các ứng dụng bị phát hiện “thu thập dữ liệu cá nhân trái phép”, “buộc người dùng bật thông báo” hay “thường xuyên yêu cầu cấp quyền quá mức”.
MIIT cũng liệt kê 13 công cụ phát triển phần mềm vi phạm, đó là dịch vụ vị trí của Baidu, nền tảng quảng cáo Ocean Engine của ByteDance, dịch vụ chăm sóc khách hàng và giải pháp tiếp thị thông minh của NetEase. MIIT thông báo các hành vi của phần mềm đã vi phạm vài bộ luật, trong đó có Đạo luật An ninh An ninh mạng và Đạo luật Bảo vệ thông tin cá nhân. Bộ yêu cầu các công ty phải chấn chỉnh trước ngày 25/2 nếu không muốn bị trừng phạt.
MIIT cùng Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đang thực thi quyền hạn của mình để kìm cương lĩnh vực Internet tự do một thời. Từ năm 2019, hai cơ quan thường xuyên “bêu” tên các nhà phát triển ứng dụng vì thực hành dữ liệu của họ. Trong vòng 3 năm qua, MIIT công bố 21 danh sách ứng dụng khác nhau. Cho tới nay, nhà chức trách đã “điểm danh” hơn 1.800 ứng dụng do thu thập trái phép thông tin người dùng, xin cấp phép quá mức hay gây nhầm lẫn cho người dùng. Hầu hết các ứng dụng vẫn đang hoạt động, trừ một số nhỏ bị đóng cửa.
Tháng 5/2021, quy định mới của MIIT buộc các nhà cung cấp ứng dụng phải chịu trách nhiệm nếu thu thập thông tin người dùng không liên quan đến dịch vụ cốt lõi mà họ cung cấp. MIIT định nghĩa các loại thông tin cá nhân được xem là cần thiết đối với chức năng và dịch vụ cơ bản của ứng dụng di động trong 39 danh mục, bao gồm nhắn tin, mua sắm trực tuyến, thanh toán, gọi xe, video ngắn, livestream, game di động.
Trong khi đó, CAC phụ trách xác định các ứng dụng vi phạm quy định dữ liệu. CAC yêu cầu đánh giá mức độ an ninh mạng của mọi công ty đang xử lý dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng trở lên – một ngưỡng rất thấp trong thị trường 1 tỷ người dùng Internet – trước khi niêm yết tại nước ngoài.
Du Lam (Theo SCMP)
'Còn những khoảng trống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân cần được quan tâm, lấp đầy thời gian tới', TS Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) chia sẻ với Vietnamnet về vấn nạn mua bán dữ liệu cá nhân.
" alt=""/>Bắc Kinh ‘bêu’ tên 107 ứng dụng vi phạm dữ liệu