Nhân vật mà chúng tôi nhắc đến là Bùi Ngọc Quý (SN 1997), trú tại thôn Hoàng Tiên, xã La Pìn, huyện Chư Prông, Gia Lai.
Trước đây, khi là nhân viên cắm hoa ở Quận 7, TP.HCM, Quý có thu nhập 8 triệu/tháng, nhưng cậu chưa thực sự hài lòng.
Quý cho rằng, không có công việc gì gọi là ổn, kể cả khi công việc có vẻ thuận lợi cũng không có nghĩa là ổn. Vì không có những thử thách, khó khăn chúng ta sẽ không thể biết sự an toàn đó kéo dài được bao lâu.
![]() |
Chàng trai Bùi Ngọc Quý. |
Nghĩ là làm, một tháng trước khi quyết định đi bộ với hành trình 1.800km, Quý đã viết đơn xin nghỉ việc. Chàng thanh niên 23 tuổi dự định, sau khi kết thúc chuyến đi sẽ đầu quân cho một công ty khác với những trải nghiệm khác lạ và thử thách mới.
Sau khi nghỉ việc, Quý trình bày dự định đi bộ từ Sài Gòn ra Hà Nội với người thân và nhanh chóng nhận được phản hồi.
Gia đình đồng thuận và động viên Quý, cho rằng đây là cơ hội để chàng trai làm mới bản thân. Tuy nhiên một số bạn bè, đồng nghiệp và người xung quanh lại cho rằng ý tưởng đó thật điên rồ.
Hàng tá những ý kiến cho rằng Quý bị khùng mới nghĩ ra những việc không có tính khả thi như vậy.
![]() |
Dưới cái nắng nóng khắc nghiệt, cánh tay của Quý bị cháy rám. |
“Tôi bỏ qua hết những lời không hay ở ngoài tai. Việc mình thích thì mình cứ làm thôi, mình sống cho mình. Sự động viên, ủng hộ về mặt tinh thần của gia đình đối với tôi là động lực lớn nhất”, chàng trai 23 tuổi nói.
Và rồi Bùi Ngọc Quý quyết định chuẩn bị cho chuyến đi 1.800km của mình với hành trang là 1 ba lô, trong đó có 5 đôi tất chân, 3 bộ đồ, 2 đôi giày, 1 điện thoại, 1 cục sạc dự phòng và không 1 xu dính túi.
Quý xuất phát từ cầu Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh) và chọn Lăng Bác (Hà Nội) là điểm kết thúc.
Khi chúng tôi gặp, chàng trai đã đặt chân đến địa phận Quảng Trị. Chia sẻ về những nơi đã đặt chân đến, Ngọc Quý cho hay, mỗi nơi cậu đi qua đều rất đẹp, đem lại những trải nghiệm mới và nhiều điều đáng để học hỏi.
Đi đến đâu, quyên góp tiền xây trường đến đó
Quý cho hay, cậu ưa thích việc làm từ thiện và sẵn sàng tham gia khi có thể.
Thời gian gần đây, qua các kênh thông tin, Quý biết được các xã biên giới thiếu điểm trường hoặc có những điểm trường xuống cấp. Và Quý lưu tâm tới xã Mù Cả, huyện Mường Tè, Lai Châu.
![]() |
Anh Lê Huệ (phải) trải nghiệm 1 ngày đi bộ với Bùi Ngọc Quý. |
Quý đã lên ý tưởng đi bộ từ Nam ra Bắc quyên góp tiền, dùng số tiền đó xây dựng trường hoặc một nhà sinh hoạt bán trú cho các em học sinh và mua tặng cho 253 em học sinh nơi đây mỗi em một bộ áo quần mới.
Cứ như vậy, mỗi nơi đi qua, Quý đều ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ bằng điện thoại rồi đăng tải liên tục trên Facebook để kêu gọi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm ủng hộ.
Ngọc Quý cho biết, dự định chuyến đi kéo dài 45 ngày qua 1.800km, mục tiêu đạt được 120 triệu. Nhưng khi tới địa phận Quảng Trị, chàng trai trẻ đã quyên góp đủ số tiền đặt ra.
Có lần, Quý nhận được cùng lúc 72 triệu đồng chuyển vào tài khoản ngân hàng, điều đó khiến cậu rất bất ngờ. Đến giờ, Quý vẫn chưa biết ai đã chuyển cho mình số tiền lớn như vậy.
“Chỉ ai ủng hộ tiền qua tài khoản thẻ mình mới nhận, ai ủng hộ tiền mặt thì mình từ chối. Mình đi bộ như thế này, có tiền mặt sẽ tiềm ẩn nguy hiểm cho bản thân. Giữ tiền mặt, lỡ mình đánh mất hoặc cuốn mình vào những rắc rối không đáng có…”, Quý bộc bạch.
Những kỉ niệm khó quên
Xuất phát từ ngày 25/5 đến thời điểm gặp PV, Ngọc Quý đã đi qua 14 tỉnh.
Đi với cái túi rỗng nên đến đâu Quý xin ăn, tắm và ngủ nhờ đến đó. Vì đi quá dài ngày, một trong 2 đôi giày cậu mang theo đã nát bươm, phải bỏ lại trên đường đi.
![]() |
Những nơi Quý đã qua được ghi chép lại bằng những bức ảnh. |
Quý kể, có những hôm không xin được chỗ ngủ, cậu đành tá túc trên ghế đá ở các trường học, công viên hoặc các điểm chờ xe buýt...
“Chuyến đi của mình là đúng đợt nắng nóng cao điểm nên không hề dễ dàng. Nó thử thách sự kiên trì, chịu khó nên mình phải vượt qua nó”, Ngọc Quý chia sẻ.
Chàng trai trẻ cho hay, đi đến đâu Quý đều được người dân tặng đặc sản vùng miền đó. Đặc biệt, khi đến tỉnh Quảng Trị, Quý còn có thêm những bạn đồng hành.
Đó là anh Lê Huệ (SN 1991), anh Trần Khương Hoàn (cùng trú tại huyện Gio Linh). Khi biết Qúy sẽ đi qua địa phận của mình, các anh đã tiếp đón và trải nghiệm đi bộ cùng.
Dù đã rất cố gắng nhưng khi anh Huệ đi được khoảng 35km (từ huyện Hải Lăng đến TP. Đông Hà) thì phải dừng lại vì không nhấc nổi chân.
“Đi cùng Quý một ngày giữa cái nóng như rang của Quảng Trị mới hiểu được sự vất vả mà Quý đã trải qua trong hành trình chinh phục bản thân mình. Tôi cùng Quý thức dậy lúc 3h sáng và bắt đầu trải nghiệm việc đi bộ. Lúc đầu, tôi tràn đầy năng lượng nhưng đến chiều thì thực sự không thể đi tiếp được nữa. Tôi rất khâm phục Quý”, anh Lê Huệ chia sẻ.
Heidi Savitt và Ed Savitt vốn tưởng rằng gặp người kia vào năm 2011 khi học đại học. Tuy nhiên qua bức ảnh hồi nhỏ, lần gặp đầu tiên của hai người là cách đây 23 năm.
" alt=""/>Chàng trai đi bộ xuyên Việt với cái túi rỗngCó một lúc nào đó, ngủ dậy với bờ mi sưng mọng sau cuộc tranh cãi, anh đã hỏi em: “Chắc em hối hận vì đã lấy anh lắm?”. Thật ra, hai từ “hối hận” ấy em chưa từng nghĩ đến.
Ngày ấy, vốn dĩ anh đâu có yêu em. Anh yêu chị ấy, còn em chỉ là “bồ câu đưa thư”. Anh vì chị ấy đã làm bao nhiêu điều, chỉ tiếc trái tim chị ấy lại hướng về người khác. Em đã từng nghĩ chị ấy thật ngốc, sao có thể không rung động trước một chàng trai ưu tú như anh. Em cứ thế, lặng lẽ lẽo đẽo theo anh, nhìn anh vui, anh buồn, đôi khi còn làm “cái thùng rác” cho anh xả giận nữa.
Rồi một ngày, anh nói: “Em có muốn lấy anh không? Mẹ anh thích em lắm. Mẹ nói em chắc chắn sẽ là một người vợ tốt”. Em hạnh phúc ngỡ như một giấc mơ. Mãi đến sau này mới cay đắng nhận ra, ngay cả lời tỏ tình dành cho em cũng thật đặc biệt, là mẹ anh thích em, không phải anh.
Em đã nghĩ, chỉ cần anh cho em cơ hội, em nhất định sẽ khiến anh yêu em. Em có gì không tốt? Em xinh đẹp, em ngoan hiền, em giỏi giang. Lấy em, chắc chắn anh sẽ không phải hối hận.
Bao năm làm vợ anh, em đã cố gắng làm dâu hiền, vợ thảo. Mẹ anh thương em như con gái trong nhà. Anh cũng hoàn thành trọn vai trò người chồng người cha. Hai đứa con trai sinh ra giống anh, đẹp tựa như tranh vẽ. Anh chưa một lần nói yêu em, không ngọt ngào, cũng không quá lạnh nhạt với em. Em nghĩ chỉ cần thế thôi cũng đủ để sống hết quãng đời.
Nhưng, sau đêm mưa gió ấy, anh về nhà rất khuya. Anh nói chị ấy bị chồng phản bội, đau khổ và tìm anh. Em nhìn anh, nhận rõ sự xót xa dành cho người cũ ánh lên trong mắt.
Linh cảm của phụ nữ về những chuyện không lành hình như ít khi sai. Trong quãng thời gian chị ấy vượt qua nỗi đau bị phản bội, rồi ly hôn, anh chính là người đồng hành bên cạnh. Tại sao anh phải lo lắng cho chị ấy nhiều đến như vậy, với tư cách gì?
Anh hét lên với em: “Trong lúc cô ấy như vậy mà em còn thời gian để ghen ư? Chẳng phải anh đang là chồng em sao?”. Em đã không khóc khi nghe anh thốt ra câu nói ấy. Tại sao em lại không thể ghen? Nhưng em tuyệt đối không để cho mình khóc.
“Nếu ngày ấy em chọn anh thì giờ đã không như thế này. Em biết không, trái tim anh đã không còn biết yêu kể từ ngày em lên xe hoa”. Tin nhắn anh gửi cho chị ấy cũng là thứ cuối cùng dập tắt hi vọng hạnh phúc trong lòng em.
Mẹ đã mắng em rất nhiều. Mẹ nói em “muốn hạnh phúc thì phải đấu tranh, còn con, địch chưa tìm đến đã đầu hàng”. Anh cũng bảo: “Em nỡ lòng sao, còn con của chúng ta?”. Em cần gì nghĩ cho ai chứ. Em nghĩ cho em một lần, có được không?
Em chưa từng hối hận vì yêu anh, càng chưa từng hối hận đã lấy anh làm chồng. Em chỉ thương bản thân em thôi. Vì em đã nghĩ rằng, chỉ cần em cố gắng, chỉ cần em hết lòng thì sẽ cảm động được anh, hóa ra chỉ là em tự cảm động chính mình. Em chỉ không hiểu, em đã vì anh nhiều như vậy, sao cuối cùng vẫn không bằng một người phụ nữ chưa từng vì anh một ngày?
Anh không thể yêu em, em dù yêu anh cũng không thể làm cho anh hạnh phúc. Thôi thì mình cùng tha thứ cho nhau đi. Tha thứ cho nhau rồi nhẹ nhàng buông tay để giữ lại những điều tốt đẹp đã từng.
Từ khi yêu anh em luôn mong cầu anh hạnh phúc. Nhưng lần này có lẽ em không thể nói lời chúc phúc cho anh đâu. Em không muốn tự dối lòng, cũng không muốn giả vờ tỏ ra cao thượng. Nhưng có một điều em chắc chắn, em không hề hận anh. Bởi em biết, bao nhiêu năm sống cùng nhau, nếu có thể yêu em, chắc anh đã yêu rồi.
Hơn ba mươi tuổi, tôi bước ra khỏi cuộc hôn nhân đổ vỡ. Không ai trong chúng tôi ngoại tình, cũng không hề có việc bạo hành hay nợ nần cờ bạc.
" alt=""/>Nếu có thể yêu em, chắc anh đã yêu rồi?Cụ ông 84 tuổi người Australia đã mất 8 tháng trời cộng với số tiền 70.000 AUD (hơn 1 tỷ đồng) cho việc kiện tụng để đuổi cô con gái ra khỏi căn hộ của ông.
Ông Grundy cho biết, ông “không thể tin nổi” việc con gái ông đang sống trong căn hộ và ông đã tìm mọi cách để đưa cô ra khỏi nhà. Ông chia sẻ, cô con gái Katrina, 49 tuổi đã biến cuộc sống của ông thành “địa ngục trần gian”.
Ông cho biết Katrina nhất quyết không chịu ra khỏi nhà và cũng không trả tiền thuê nhà cho ông. “Nó đã cướp mất một chút tuổi trẻ còn lại trong tôi” - ông nói.
Được biết, bà Margaret - vợ ông vừa mới qua đời, vì thế muốn chuyển vào viện dưỡng lão sinh sống trong những năm tháng cuối đời. Vì không có lương hưu nên ông cần bán căn hộ này để có tiền chi trả phí chăm sóc.
Cụ ông cũng chia sẻ, các luật sư của ông cũng phải thừa nhận rằng họ chưa từng gặp người nào như Katrina - “một người có khả năng đưa ra những điều mà chúng tôi chưa bao giờ nghe nói đến”.
Một thẩm phán cũng đã bác bỏ tuyên bố của Katrina cho rằng bố mẹ cô đã tặng ngôi nhà cho cô từ 8 năm trước.
Tính đến nay, ông Grundy đã mất 8 năm và hơn 1 tỷ đồng để theo đuổi các vấn đề pháp lý nhưng vụ việc vẫn chưa thể giải quyết.
Katrina nói rằng cô cũng đóng góp tiền để mua ngôi nhà này nhưng báo cáo cho thấy cô không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào.
Cơ quan chức năng cho biết đã có giấy phép bắt giữ Katrina cách đây 3 tháng nhưng cảnh sát địa phương không tiết lộ khi nào lệnh này sẽ được thi hành.
Có khoảng 1.900 phụ nữ Hàn Quốc đang nuôi dạy con một mình ở Montreal, Canada, trong khi chồng họ vẫn ở quê nhà, hỗ trợ họ về mặt tài chính.
" alt=""/>Ông bố chi hơn 1 tỷ đồng để đuổi con gái ra khỏi nhà