Hoạt động khoảng 4 tháng nay, cứ thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, hàng trăm con độ từ Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên, Bình Định… kéo về "nướng tiền" vào sới gà của "trùm" Lượm. Tại xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai khoảng 4 tháng nay xuất hiện một trường gà phi pháp được đánh giá có quy mô lớn nhất Tây Nguyên. Trường gà này thu hút hàng trăm con từ khắp các tỉnh trong khu vực về cáp độ. Hoạt động quy mô, rầm rộ của trường gà đang diễn ra một cách đáng ngờ.
Gà huyết chiến, người hăng máu
Ngày 4/3, trong vai dân đá gà, chúng tôi đến thôn B’lang, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai để tận mắt chứng kiến trường gà được đánh giá lớn nhất Tây Nguyên.
Trường gà ẩn trong vườn xoài, cách Quốc lộ 25 chưa đầy 200m, giáp ranh với tỉnh Phú Yên. Trước cổng, cả trăm chiếc ô tô, xe máy đậu kín hai bên đường vào.
 |
Dân cáp độ đứng quanh sới gà |
Tất nhiên, người lạ như chúng tôi không thể vào trong nếu không có sự “bảo lãnh”. Qua một số mối quan hệ, anh B. một cáp độ chuyên nghiệp ở huyện Krông Pa đồng ý dẫn chúng tôi vào trường gà để qua ải lực lượng “an ninh” là những tay xã hội đen bặm trợn canh vòng ngoài.
4 thanh niên cởi trần đứng gác cổng, rồng phượng xăm kín lưng, phát cho tôi số thẻ 157, anh B. thẻ 161. Tức lúc này, trường gà đã có 161 người, tính cả tôi và anh B.
Trong khi hai con gà chiến đang hăng máu, huyết chiến, thì dân cáp độ đứng vây kín sới gà, hò hét inh ỏi. Lẫn trong những tiếng hò hét không ngừng là những tiếng đặt cược như "1 chai - 3 chai" (tức 1 triệu -3 triệu), "5 xị - 2 chai" (tức 5 trăm - 2 triệu)…
Trường gà mỗi lúc mỗi đông, tiếng hò hét mỗi lúc một lớn. Quá trưa, số thẻ phát đã lên con số 200, tức đã có 200 con bạc đến cáp độ. Phía ngoài sới đấu, hàng chục con gà chiến được nhốt trong lồng, cuồng nộ "thách" nhau bằng tiếng gáy, chờ được đưa vào sới.
Sức nóng của sới gà mỗi lúc một tăng khi độ hăng của dân độ tăng lên. Mức cáp được nâng từ vài triệu lúc ban đầu lên vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu lúc gần tàn cuộc chiến của đôi gà đá trong sới. Quy định của trường gà là muốn đưa gà lên sới, phải chi cho chủ trường 200.000 đồng, còn hai chủ gà muốn đá phải cáp độ thấp nhất 50 triệu đồng.
Chủ trường được hưởng 50.000 đồng/1 triệu tiền cáp của dân thắng độ. Dân cáp độ nếu thiếu tiền có thể vay của chủ trường với mức lãi 50.000/1 triệu đồng/1 giờ, sau 10 giờ đã là 500.000 đồng. Ước tính, mỗi ngày, tiền cáp độ tại trường gà này lên đến 2-3 tỷ đồng. Thắng thua trên sới cũng rất sòng phẳng. Mọi xích mích, gây hấn đã có giang hồ bảo kê nên dân cáp độ cứ theo “luật” mà làm, ai “trái luật” lập tức bị xử.
Hoạt động rầm rộ, quy mô, đáng ngờ
Theo nguồn tin chúng tôi có được, trường gà thôn B’lang, xã Chư Ngọc do một người tên Lượm làm chủ và thường được gọi là “trùm Lượm”.
Đáng chú ý, trước đây, “trùm Lượm” mở trường gà ở thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, sau này mới chuyển xuống thôn B’lang, xã Chư Ngọc.
 |
"Gà chiến" tại trường gà của "trùm" |
Lượm Trường gà của “trùm Lượm” chỉ hoạt động vào thứ 7 và Chủ nhật, bắt đầu từ 8h tới 20h. Để báo hiệu trường gà hoạt động, cành lá xoài hoặc điều được rải trên Quốc lộ 25, đoạn gần trường gà. Nếu không có lá rải trên đường, mọi người tự hiểu trường gà tạm ngừng hoạt động.
Theo quan sát của chúng tôi, trường gà này được xây dựng rất quy mô, rộng chừng 0,5ha, xung quanh là tường gạch cao gần 1m và rào thêm lưới B40 cao hơn 2m. Khu vực sới gà có mái lợp tôn, nền bê tông xi măng. Phía trong trường gà cũng được giám sát gắt gao.
Mọi động tĩnh của người lạ đều vào tầm ngắm của dân bảo kê. Do đó, dân độ đã vào cáp thì chỉ có thể ra bằng cổng chính và sẽ được kiểm tra kỹ càng. Mỗi người có một thẻ và trong cuốn sổ ghi cáp của chủ biện sẽ ghi lại mỗi lần cáp ứng với số thẻ đấy.
Những trường hợp thua độ thì buộc phải trả đủ tiền cáp mới được ra về, còn không sẽ bị giữ lại. “Vừa rồi, có dân cáp độ người Phú Yên, hăng máu quá, cáp thua đến 300 triệu mà không có tiền trả, bị chủ trường giam lại 2 ngày. Khi người nhà đem tiền lên chuộc, mới được thả ra", anh B. người dẫn đường cho chúng tôi, cho hay. Cũng vì xây khép kín, dân cáp độ không thể ra ngoài nên “trùm Lượm” mở luôn “căng tin” trong trường gà.
Cơm được chuẩn bị sẵn 300-400 hộp mỗi ngày, ngoài ra còn có mì tôm, trứng gà, các loại nước giải khát đủ cả để phục vụ các “thượng đế” nhưng với giá cao gấp 2-3 lần bên ngoài. Theo người dân trong vùng, trường gà của “trùm Lượm” hoạt động rầm rộ ở Chư Ngọc đã 4 tháng nay.
Cứ mỗi thứ 7 và Chủ nhật, ô tô, xe máy tấp nập như trẩy hội nhưng chưa thấy ai kiểm tra, triệt phá trường gà phi pháp này. “Trùm" Lượm quan hệ rất tốt. Xã, huyện hay tỉnh thì cũng vậy thôi, chẳng ai đụng đến, trừ khi Công an vào đánh úp”- anh B khẳng định. Một trường gà xây dựng bài bản, quy mô, hoạt động phi pháp một cách rầm rộ đã đặt ra nhiều nghi vấn.
Trao đổi với Thượng tá Phùng Quang Tuấn, Trưởng Công an huyện Krông Pa, được biết, công an huyện Krông Pa có nghe thông tin từ trước Tết về trường gà ở xã Chư Ngọc, tuy nhiên, đơn vị chưa xác định có trường gà này hay không.
Do đang nghỉ phép về quê, nên Thượng tá Tuấn cho biết, sẽ chỉ đạo lực lượng đi kiểm tra và thông tin lại. Krông Pa- vùng đất được mệnh danh là "chảo lửa" của Tây Nguyên, những ngày này, sức nóng càng gia tăng mỗi khi trường gà của “trùm Lượm” mở cửa.
Hàng trăm con độ từ nhiều tỉnh trong khu vực như Gia Lai, Đăk Lăk, Phú Yên, Bình Định… tập trung về "nướng tiền" trên các sới gà.
Ai thắng, ai thua thì chưa rõ, nhưng chắc chắn là chủ trường - “ông trùm Lượm” đã lượm được không ít tiền từ hoạt động phi pháp này.

Đột kích trường gà qua mạng ở vùng ven Sài Gòn
Các con bạc ngồi tại 1 tụ điểm để xem các trận đá gà truyền trực tiếp từ nước ngoài về thông qua 2 màn hình lớn rồi sát phạt với nhau.
" alt=""/>'Đột nhập' trường gà phi pháp lớn nhất Tây Nguyên

Các quốc gia như Mỹ, Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đang sở hữu những cỗ xe tăng mạnh mẽ nhất trong thế giới quân sự, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu. Xe tăng hiện đại thậm chí còn được trang bị các hệ thống phần mềm tiên tiến cho phép chúng có khả năng phát hiện đạn đang bay tới như tên lửa và phóng tên lửa đánh chặn.
Các loại xe tăng thường có công suất động cơ "siêu khủng" cùng những trang bị ngày càng hiện đại. Dưới đây là 10 mẫu xe tăng được cho là mạnh nhất thế giới dựa trên những trang bị về hỏa lực và động cơ.
10. M48 Patton
 |
Mẫu xe tăng Mỹ M48 Patton. |
M48 Patton là xe tăng chiến tranh của Mỹ. M48 đời đầu được trang bị động cơ xăng nhưng sau đó được đổi sang động cơ diesel công suất 810 mã lực được cung cấp bởi động cơ 12 xy-lanh làm mát bằng không khí AV-1790.
M48 Patton có một nòng súng chính 90mm, một súng máy 30mm và một súng máy 50mm xuyên giáp. Xe có thể đạt tốc độ tối 30 dặm/giờ (xấp xỉ 50 km/h), tầm hoạt động khoảng 290 dặm (xấp xỉ 463 km).
9. Challenger 1
 |
Challenger 1 là xe tăng chiến đấu do Anh sản xuất. |
Challenger 1 là xe tăng chiến đấu do Anh sản xuất với động cơ Rolls-Royce CV12 26 lít chạy bằng diesel, cung cấp công suất 1.200 mã lực. Nó được trang bị một nòng súng chính cỡ 120 mm và 2 súng máy 7,62 mm L8A2 và 7,62 mm L37A2 với khả năng bắn ra tới 4.000 viên đạn.
Chiếc xe này có thể đạt tốc độ 35 dặm/giờ với tầm hoạt động đến 280 dặm. Đây được đánh giá là một trong những chiếc xe tăng mạnh mẽ và từng tham chiến nhiều nhất.
8. M60 Patton
 |
Xe tăng M60 Patton của Mỹ |
M60 là xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Mỹ với động cơ Continental AVDS-1790-2 V12 và động cơ diesel Twin-turbo làm mát bằng không khí cung cấp công suất 750 mã lực. Xe tăng này sử dụng hộp số Allison CD-850-6A và có phanh thủy lực được đánh giá là khá hiệu quả.
Xe được trang bị pháo chính 105mm và một súng máy cỡ nòng 50mm bắn đạn xuyên giáp. Giống như người anh em M48 Patton, M60 có tốc độ tối đa 30 dặm/giờ nhưng tầm hoạt động cao hơn nhiều, lên đến 300 dặm.
7. T62
 |
T62 là mẫu xe tăng của Liên Xô (cũ) |
T62 là mẫu xe tăng được Liên Xô (cũ) sử dụng trong chiến tranh tại Afghanistan bởi tính ưu việt. Mẫu xe này được trang bị động cơ diesel V-55 12 xi-lanh 4 thì một buồng 38,88 lít làm mát bằng nước, sản sinh công suất 581 mã lực.
Không giống như các xe tăng khác,T62 được lắp đặt pháo nòng trơn U-5TS 115 mm có khả năng bắn 40 viên đạn. Ngoài ra, nó cũng có một súng máy đa năng đồng trục PKT 7,62 mm với khả năng bắn ra 2.500 viên đạn. Vận tốc của T62 đạt 31 dặm/h và tầm hoạt động là 280 dặm.
6. Leopard 2A7 +
 |
Xe tăng Leopard 2A7+ của Đức |
Leopard 2A7+ do Đức sản xuất là một sản phẩm nâng cấp của Leopard 2A6. Xe tăng chiến đấu này được trang bị động cơ diesel tăng áp MTU MB-873 Ka-501 cung cấp công suất tới 1.500 mã lực.
Vũ khí chính của xe tăng là pháo nòng trơn 120mm L55/L44 và vũ khí phụ là súng máy 50mm hoặc súng máy 7,62mm. Chiếc xe này đạt vận tốc 32 dặm/h và tầm hoạt động tới 450 dặm.
5. T-14 Armata
 |
T-14 Armata là mẫu xe tăng của Nga |
Được chế tạo bởi người Nga, T-14 Armata là loại xe tăng thế hệ tiếp theo với động cơ diesel tạo ra công suất 1.500 mã lực. Vũ khí chính của nó là pháo nòng trơn 2A82-1M 125mm và vũ khí phụ là súng máy Kord 108mm có thể bắn tới 300 viên đạn hoặc súng máy 54mm Pecheneg.
T-14 Armata là thế hệ xe tăng mới của Nga, được sản xuất từ khoảng năm 2016 đến nay và vẫn đang được nâng cấp. Mẫu xe này cho tốc độ tối đa khoảng 50 dặm/h và phạm vi hoạt động khoảng 340 dặm.
4. Abrams M1A2
 |
Abrams M1A2 của Mỹ |
Abrams M1A2 do Mỹ sản xuất là một cỗ máy chiến đấu mạnh mẽ sử dụng động cơ tuabin khí sản sinh công suất 1.500 mã lực. Chiếc xe này có thể đạt tốc độ 42 dặm/giờ và phạm vi hoạt động 265 dặm.
Được trang bị pháo nòng trơn XM256 120mm, xe tăng này còn có thêm vũ khí phụ là súng máy đồng trục M240 7,62 hoặc súng máy M2 cỡ 50mm.
3. Challenger 2
 |
Mẫu Challenger 2 của Anh |
Được thiết kế như một phiên bản nâng cấp của của Challenger 1, Challenger 2 được trang bị một động cơ diesel Perkins CV12-6A V12 26,1 lít cung cấp công suất 1.200 mã lực. Challenger 2 có thể đạt tốc độ 37 dặm/giờ và tầm hoạt động khoảng 340 dặm.
Là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba của Anh, Challenger 2 được trang bị nòng súng trường L30A1 120mm có khả năng bắn khoảng 47 viên đạn. Vũ khí phụ trên Challenger 2 là súng xích L94A1 7,62 mm đồng trục hoặc súng máy L37A2 7,62 mm.
2. K2 Black Panther
 |
"Báo đen" K2 của Hàn Quốc |
K2 Black Panther của Hàn Quốc là xe tăng chiến đấu chủ lực được trang bị động cơ diesel MTU MT-883 Ka-501 4 kỳ, 12 xy-lanh, cung cấp sức mạnh 1.500 mã lực. Xe có thể đạt tốc độ 44 dặm/giờ và tầm hoạt động khoảng 280 dặm.
Pháo chính của xe tăng là loại pháo nòng trơn Hyundai WIA CN08 120 mm với khả năng bắn 40 viên và súng máy hạng nặng K6 99 mm với khả năng bắn 3.200 viên. Ngoài ra, một súng máy đồng trục 51mm NATO có khả năng bắn 12.000 viên đạn.cũng có thể được trang bị làm vũ khí phụ của xe tăng này.
1. Merkava Mk.4
 |
Merkava Mk.4 của Israel được mệnh danh là "vua tăng" |
Merkava Mk.4 là xe tăng chiến đấu chủ lực của Israel, được trang bị động cơ diesel tăng áp cung cấp công suất 1.500 mã lực. Vận tốc của mẫu tăng này đạt 40 dặm/giờ và tầm hoạt động khoảng 310 dặm.
Merkava Mk.4 được xếp vào hạng xe tăng mạnh nhất trong danh sách này với pháo chính là loại pháo nòng trơn MG253 120 mm, có khả năng bắn tên lửa chống tăng có điều khiển bằng laser bán chủ động. Vũ khí phụ của nó là một súng máy 12,7 mm hoặc có thể được trang bị cối 60 mm bên trong và 12 quả lựu đạn khói.
Nguyễn Hoàng(theo Hot Cars)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những xế 'khủng' quân sự dân thường có thể sở hữu
Nhiều xe quân sự bền bỉ không còn được quân đội sử dụng được bán ra thị trường để người dân có thể mua lại và chúng hoàn toàn hợp pháp khi lăn bánh trên đường bộ.
" alt=""/>Xếp hạng những cỗ xe tăng mạnh nhất thế giới