Về ba đối thủ trong cùng bảng đấu với U23 Việt Nam, thì Uzbekistan trên lý thuyết được coi là đội bóng mạnh nhất bởi họ đã thường xuyên giành thành tích tốt tại các giải đấu trẻ ở cấp độ châu lục những năm gần đây.
Tôi đánh giá Kuwait và Malaysia sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp tấm vé vượt qua vòng bảng với U23 Việt Nam. Nhưng như tôi đã nói, sẽ không trận đấu nào dễ dàng bởi họ cũng đồng thời có chung ước mơ như chúng ta, đó là đi sâu nhất có thể và có chỗ đứng tại Paris 2024”.
Việc cùng lúc đảm nhiệm cương vị dẫn dắt ĐTQG và U23 Việt Nam giúp HLV Philippe Troussier có những thuận lợi nhất định trong việc tuyển chọn và xây dựng một lực lượng dày dặn phục vụ cho mục tiêu riêng của cả hai đội tuyển.
Chiến lược gia người Pháp chủ động trong công tác chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2024 khi triệu tập nhiều cầu thủ trẻ tham gia vào các đợt tập huấn dịp FIFA Days cùng với ĐTQG, trong đó một số cầu thủ thể hiện khá tốt phẩm chất của mình khi được trao cơ hội vào sân như Phan Tuấn Tài, Võ Minh Trọng, Nguyễn Thái Sơn hay Nguyễn Đình Bắc.
"Nhóm các cầu thủ U23 Việt Nam có thời gian dài đồng hành cùng tôi suốt 9 tháng qua, tích lũy kinh nghiệm trận mạc ở rất nhiều giải đấu khác nhau, cả ở cấp độ ĐTQG và đội trẻ. Một số cá nhân thậm chí đã được sử dụng tại hai trận đấu vòng loại FIFA World Cup vừa qua, vốn dĩ có độ khó và áp lực cao.
Với sự chuẩn bị và tích lũy liên tục như vậy, tôi tin tưởng các cầu thủ có được sự tự tin và nền tảng nhất định để sẵn sàng đương đầu với thử thách sắp tới. Chúng tôi vẫn cần tiếp tục cải thiện hơn nữa nhằm sẵn sàng tối đa trước những đối thủ hàng đầu châu lục", HLV Philippe Troussier nói thêm.
Video U23 Việt Nam 4-1 U23 Malaysia (AFF U23 Championship 2023)
Chưa biết phải làm thế nào
Trao đổi với VietNamNet, thầy Nguyễn Công Sở - Hiệu trưởng trường THPT Lê Văn Thiêm (Hà Nội), cho biết tại trường mình chưa có học sinh muốn chuyển tổ hợp nhưng nếu có thì cũng không thể chuyển được.
“Tôi biết ở nhiều trường, học sinh có nguyện vọng chuyển tổ hợp tự chọn và đó là nguyện vọng chính đáng của học sinh.
Thế nhưng, Sở GD-ĐT Hà Nội lại không cho phép “dạy lại” cho những học sinh có nhu cầu chuyển môn tự chọn nên nhà trường cũng lực bất tòng tâm. Đó là nỗi khổ của học sinh.
Chính vì thế, tôi cho rằng công tác tư vấn trước khi học sinh lớp 10 chọn môn là đặc biệt quan trọng vì còn liên quan đến việc chọn nghề của học sinh sau này”, thầy Sở nói.
Thực tế, ở nhiều cơ sở giáo dục khác, những trường hợp học sinh xin chuyển tổ hợp môn tự chọn khiến nhà trường rất khó khăn. Trong khi đó, Bộ GD không có hướng dẫn về đổi môn như thế nào, học bù, kiểm tra đánh giá ra sao để có kiến thức và đủ đầu điểm khi học sinh chuyển sang môn học khác".
Thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) thừa nhận, theo báo cáo của giáo viên thì cũng có học sinh có nguyện vọng muốn chuyển tổ hợp môn học.
Tuy nhiên, hiện tại nhà trường chưa tổ chức khảo sát việc học sinh lớp 10 có muốn chuyển tổ hợp môn hay không.
“Nói đúng hơn là chúng tôi không dám tổ chức khảo sát vì lo lắng số lượng học sinh muốn thay đổi tổ hợp môn học quá lớn, điều chỉnh khó trong khi hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể của Sở GD-ĐT Hà Nội về việc muốn chuyển thì thế nào...
Chính vì thế, với những học sinh có nguyện vọng muốn chuyển tổ hợp môn học thì trước mắt chúng tôi động viên các em, cứ học tốt môn học mình lựa chọn, chờ hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội”, thầy Bình nói.
Không chỉ khó khăn với học sinh trong trường muốn chuyển tổ hợp, mà với những học sinh lớp 10 vì nhiều lý do muốn chuyển trường hiện cũng rất khó khăn vì tổ hợp mình đang học không trùng với tổ hợp trường muốn chuyển sang.
Bài 2: Phụ huynh "khóc ròng" khi muốn chuyển trường cho con lớp 10