Giáo sư Giang cho hay: "Chúng ta đã tháo gỡ được vấn đề giấy phép lưu hành các loại thuốc. Nhưng đối với vật tư tiêu hao, đến nay vẫn chưa xử lý được. Hiện tại không chỉ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức mà nhiều đơn vị khác như Bệnh viện Bạch Mai, K, Chợ Rẫy (TP.HCM) cũng gặp khó khăn. Đây là một vấn đề cấp cứu cần phải xử lý".
Ngoài ra, nhiều vấn đề khác như tính giá dịch vụ, đấu thầu thuốc tập trung, mua thuốc, thuốc hiếm, thuốc gây nghiện… chưa biết xử lý như thế nào để các bệnh viện có thể hoạt động được.
Vì sao bệnh viện thiếu hóa chất?
Theo lý giải của Giáo sư Giang, từ năm 2015, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức không có tiền từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động chi không thường xuyên, mua máy móc. Máy móc xét nghiệm có giá từ 250 đến 300 tỷ nên bệnh viện đưa ra giải pháp đấu thầu công khai để mua hóa chất xét nghiệm, sau đó các công ty sẽ đặt máy sử dụng hóa chất đó. Các công ty sẽ lo những vấn đề như bảo hành, bảo trì các hệ thống phần mềm đi kèm cho máy hoạt động, kiểm định, kiểm chuẩn để đảm bảo máy hoạt động chính xác. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng làm theo hình thức này.
Đến năm 2022, cơ quan quản lý ra công văn cho rằng việc sử dụng máy mượn, máy đặt không có trong quy định pháp luật và đề nghị dừng. Mặc dù, Chính phủ có Nghị quyết 144 để tháo gỡ khó khăn nhưng chỉ có giá trị cho những hợp đồng đặt mua hóa chất và đặt máy trước ngày 5/11/2022. Vì vậy, bệnh viện không có hóa chất để dùng.
Theo Giáo sư Giang, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã nhiều lần họp và đưa ra ba phương án:
Thứ nhất: Mua máy để làm. Tuy nhiên, mua máy cần đấu thầu mất 6 tháng, bệnh viện không có tiền hoặc phải đi vay… Máy xét nghiệm đắt sẽ đi kèm với hóa chất của hãng. Đấu thầu mua hóa chất sử dụng cho máy rơi vào tình trạng chỉ có một hóa chất hay chỉ định thầu sẽ vi phạm pháp luật.
Thứ hai: Thuê máy cũng sẽ như phương án thứ nhất vì hóa chất đi theo máy, không thể mua hóa chất khác được. Bệnh viện lại rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật nếu như chỉ có một hóa chất.
Thứ ba: Liên doanh, liên kết để có thể sử dụng hóa chất nhưng không có quy định nào của pháp luật về chuyện này.
Như vậy cả ba phương án đều tắc. Bệnh viện thông báo đến tất cả các khoa, phòng, trong vòng một tuần nữa, bệnh viện sẽ hết các hóa chất xét nghiệm, chỉ có thể thực hiện ca cấp cứu.
"Đây là việc cấp cứu của cấp cứu, rất mong nhận được sự xử lý của các cấp lãnh đạo để tháo gỡ sớm. Chúng ta chỉ còn khoảng thời gian 1-2 tuần nữa, nếu như không tháo gỡ thì các bệnh viện hầu như sẽ không hoạt động được", Giáo sư Giang khẩn khiết đề nghị các cơ quan vào cuộc ngay.
Brett Callow, chuyên gia an ninh mạng và là nhà phân tích mối đe dọa tại công ty bảo mật Emsisoft cho biết, việc mất quyền kiểm soát mã nguồn có thể là vấn đề đối với hoạt động kinh doanh của EA. Ông nói: “Về mặt lý thuyết, mã nguồn có thể được sao chép bởi các nhà phát triển khác hoặc được sử dụng để tạo ra các bản hack cho các trò chơi”.
Trong khi đó, Ekram Ahmed, người phát ngôn của công ty an ninh mạng Check Point cho rằng: “Bất cứ khi nào mã nguồn bị rò rỉ thì điều đó cũng không tốt. Tin tặc có thể dựa vào đó để tìm kiếm các lỗ hổng sâu hơn nhằm khai thác và bán mã nguồn trước đó trên web đen cho các tác nhân đe dọa độc hại”.
Người phát ngôn của EA cho biết: “Chúng tôi đang điều tra một sự cố xâm nhập gần đây vào mạng của chúng tôi, nơi một lượng hạn chế mã nguồn trò chơi và các công cụ liên quan đã bị đánh cắp. Không có dữ liệu người chơi nào được truy cập và chúng tôi không có lý do gì để tin rằng có bất kỳ rủi ro nào đối với quyền riêng tư của người chơi. Sau sự cố, chúng tôi đã thực hiện các cải tiến về bảo mật và hy vọng nó sẽ không ảnh hưởng đến trò chơi hoặc doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi đang tích cực làm việc với các quan chức thực thi pháp luật và các chuyên gia khác như một phần của cuộc điều tra tội phạm đang diễn ra này”.
Vụ xâm phạm xảy ra khi các cuộc tấn công mạng một lần nữa được chú ý nhiều hơn, với các cuộc tấn công tống tiền (ransomware) nhằm vào các công ty cơ sở hạ tầng hàng đầu như doanh nghiệp đóng gói thịt JBS USA và nhà phân phối nhiên liệu Colonial Pipeline.
Người phát ngôn của EA cho biết, đây không phải là một cuộc tấn công bằng ransomware.
Phan Văn Hòa(theo CNN)
Các nhà điều tra đã thu hồi gần 64 bitcoin, trị giá khoảng 2,3 triệu USD, trong tổng số 75 bitcoin tiền chuộc mà Colonial Pipeline đã trả để lấy lại quyền kiểm soát hệ thống vận chuyển nhiên liệu.
" alt=""/>Tin tặc tấn công hệ thống của nhà phát hành game lớn nhất thế giới![]() | ![]() |