Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, mỗi năm có từ 1 đến 3 ngày thứ 6 ngày 13. Theo quan niệm phương Tây, thứ 6 ngày 13 là một ngày cực kỳ xui xẻo và kém may mắn. Rất nhiều người phải né tránh nó bởi đã có nhiều chuyện không vui xảy ra trong ngày này khiến họ kinh hãi và sợ sệt.
Nguồn gốc của nỗi ám ảnh thứ 6 ngày 13
Theo các nhà sử học, con số 13 được coi là một "trường hợp đặc biệt" từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13.
Ngoài ra, rất nhiều khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau.
Ví dụ như 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Chúa Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel… Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.
Bên cạnh đó, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thần được mời tham dự tiệc, Loki đến dự với tư cách "khách không mời mà đến".
Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc.
Vậy còn ngày thứ 6, tại sao nó lại đi kèm với con số 13 để tạo ra "cặp đôi hoàn cảnh" về khái niệm may rủi trong quan niệm của nhiều người?
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về Kinh thánh của đạo Thiên chúa và họ phát hiện ra ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ 6, sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó.
Các tín đồ của đạo Thiên chúa luôn coi thứ 6 ngày 13 là ngày tội lỗi bi kịch, bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.
Ngoài ra, sự trùng hợp của nhiều sự cố xảy ra vào thứ 6 ngày 13 càng khiến nhiều người lo sợ. Điển hình là các vụ: Đắm tàu Costa Concordia, di tản hơn 4.000 người (năm 2012); Máy bay chở đội bóng bầu dục Uruguay đâm vào dãy Andes (năm 1972) ; Bão Bhola tấn công Bangladesh, ít nhất 300.000 người thiệt mạng (năm 1970); Điện Buckingham, Anh bị dội bom (năm 1940); Máy bay Nga chở 174 người gặp nạn, không một ai sống sót (năm 1972).
Quan điểm của các nhà chuyên môn về thứ 6 ngày 13
Trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học hữu thần và những nhà nghiên cứu tâm linh đã nỗ lực chứng minh con số 13 và ngày thứ 6 chỉ là những phạm trù bình thường như nhiều thứ khác.
Vào những năm 1880, một nhóm bao gồm những người có tiếng nói của cộng đồng cư dân thành phố New York (Mỹ) đã thành lập một câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ 13, với đại úy William Fowler - cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ - làm chủ tọa.
Theo đạo Hindu, các tín đồ tôn thờ chúa Shiva và Parvati vào ngày Trayodashi, ngày thứ 13 trong tháng Hindu.
Trong đạo Phật, có 13 vị Phật trong trường phái Shingon. Cuốn Đại Giải phóng Tây Tạng còn đề cập đến 13 dấu hiệu may mắn. Tại Ý và Trung Quốc, người ta sợ số 17 và 4 hơn số 13.
Một điều thú vị khi nhắc đến thứ 6 ngày 13 đó là số vụ tai nạn giao thông, hỏa hoạn và trộm cắp trong ngày này ít hơn so với các thứ 6 khác, theo một nghiên cứu tiến hành bởi Trung tâm Thống kê Bảo hiểm Hà Lan năm 2008. Lý do là bởi nhiều người lo sợ nên ít đi ra ngoài trong ngày này.
Các việc không nên làm vào ngày thứ 6 ngày 13
Chuyên gia phong thủy Song Hà cho rằng, điều đầu tiên và quan trọng nhất là: Không nên sợ hãi hay lo lắng về thứ 6 ngày 13. Ngoài ra, trong tình hình dịch Covid-19 và lệnh giãn cách như hiện tại, bên cạnh việc không ra ngoài khi không có việc cần thiết, mọi người nên tránh làm những việc sau:
- Không nên xem Tử vi vào ngày này
- Không nên thay đổi giường ngủ hay két sắt vào ngày này
- Không nên cắt móng tay vào ngày này
- Không nên gây tâm lý hoang mang, sợ hãi và lo lắng cho bản thân mình cũng như người thân, cộng đồng do tuyên truyền những thông tin tiêu cực, gây ám ảnh về thứ 6 ngày 13.
Những việc nên làm vào ngày này
Điều nên làm đầu tiên là thả lỏng, thư giãn và nghĩ đến những điều tích cực nhất, cười thật nhiều vào thứ 6 ngày 13.
- Nên mở những bài hát, những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và tích cực
- Nên tập thể dục vận động nhẹ vào buổi sáng thứ 6 ngày 13
- Làm nhiều việc thiện lành để cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh vui vẻ như trao nhau những nụ cười, ánh mắt trìu mến, cảm thông, nói những lời nói cổ vũ bản thân và mọi người xung quanh để lan truyền và nhân bội năng lượng tích cực tăng hàm số may mắn.
- Nếu bạn đam mê kiếm tiền và đang kinh doanh thì sáng ra nên mở tiền ra ngắm nghía, tưởng tượng những điều tích cực và lên giây cót tinh thần.
- Tích phúc bằng việc chia sẻ những nội dung tích cực, may mắn và lành mạnh vào thứ 6 ngày 13 trên các phương tiện internet cá nhân như Facebook, zalo, line, viber, instargram, tiktok ví dụ như nụ cười toả nắng của bản thân, những hình ảnh đẹp về phong cảnh...
Linh Giang (ghi)

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch 2021
Lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ.
" alt=""/>Sự thật về thứ 6 ngày 13, những điều nên làm và không nên làm trong ngày này
Ngày mới về làm dâu, tôi không khỏi bàng hoàng trước những lời nói của mẹ chồng. Thậm chí nhiều lúc tôi còn cảm thấy bị sốc trước những lời lẽ thô lỗ, cộc cằn của bà.Tôi và Lâm yêu nhau chừng hơn một năm thì quyết định tiến tới hôn nhân. Trước đó, anh từng tâm sự với tôi: “Bố anh mất sớm. Mẹ một nách nuôi 3 đứa con thơ. Mọi việc đều đè lên vai mẹ. Mẹ vừa làm bố, vừa làm mẹ và làm bạn của các con. Mẹ là người cần kiệm, có phần người khắt khe và bảo thủ. Mẹ vất vả chạy chợ nuôi 3 anh em khôn lớn nên quen nói bỗ bã và suồng sã. Em sau này thương mẹ nhiều hơn và đừng giận mẹ vì những lời nói của mẹ nhé…”
Thế nhưng, khi mới về làm dâu, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng trước những lời nói thô lỗ, cộc cằn của bà. Cứ hễ làm gì trái ý bà là bà mắng tôi “ngu”. Bao lần ấm ức dồn nén, tôi mới nói thẳng với bà: “Con làm như ở nhà con vẫn làm. Nếu nhà mình làm khác thì mẹ bảo con. Lần sau con không làm như thế nữa. Mẹ đừng bảo con ngu. Con không thích mẹ nói như vậy”.
Thế là từ đó, mối quan hệ giữa tôi với mẹ không mấy tốt đẹp, bởi những mâu thuẫn liên tiếp xảy ra, mà chung quy lại cũng chỉ vì tôi không thích những lời nói cộc cằn của bà. Bà hay xưng hô “mày - tao” với con dâu khiến tôi vừa ngỡ ngàng, vừa khó chịu bởi từ trước đến nay bố mẹ tôi ở nhà không bao giờ xưng hô như vậy với các con dù là dâu hay rể.
Đã vậy, đến khi tôi sinh cháu, cháu đang trong giai đoạn tập nói, bà nói chuyện với cháu mà cứ văng tục làm cháu học theo khiến tôi phải vất vả bao bao nhiêu trong việc chỉnh sửa cách nói chuyện của con…
 |
Ảnh minh họa |
Vì vậy, mặc cho chồng luôn miệng bảo tôi thông cảm cho bà, bởi bà xuất thân từ nông thôn, ít học hành, nhưng tôi vẫn khó mà thích nghi được với cách nói chuyện “thô lỗ” như vậy.
Nhưng rồi, đến một ngày tôi ốm, khắp người ê ẩm. Cảm giác sốt gai gai người. Miệng tôi đắng ngắt không ăn được gì. Bát phở chồng mua cho vẫn cứ nằm vẹn nguyên trên bàn. Bà thấy vậy nên lịch kịch nấu cho tôi bát cháo. Bà bảo “Mày ăn đi cho nóng con ạ. Thấy người mệt thì phải biết nghỉ chứ. Sáng hôm qua, thấy dáng đi uể oải, mặt mày xanh xanh, môi thâm thâm tao đã bảo nghỉ mà còn tham đi làm. Thôi, chịu khó dậy sụp soạp bát cháo cho nóng người lên là khỏi ngay… Mệt cứ nằm thôi, có gì mày gọi mẹ, mẹ lên mẹ làm cho”.
Lần đó, tôi ốm hàng tuần liền. Chồng tôi lại phải đi công tác, nên bà vừa trông cháu vừa cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ tinh tươm. Bà không kêu ca hay bắt tôi động vào bất cứ việc gì. Thấy tôi nằm bẹp trên giường, bà còn nhẹ nhàng buông cửa màn, kéo chiếc chăn mỏng đặt ngang bụng cho tôi.
Thế nên, chính cái khoảng thời gian ốm nằm bệt ấy, tôi mới nhớ lại mọi chuyện, từ lúc chồng tôi dẫn tôi về ra mắt gia đình. Đến bữa, tôi giúp mẹ anh chuẩn bị bát đũa, vô tình tôi làm rơi chiếc bát xuống nền nhà đến xoảng. Bao con mắt đổ dồn về nơi phát ra âm thanh đó, chính bà đã nhận làm rơi vỡ cứu nguy cho “cô dâu tương lai”.
Đến khi tôi về làm dâu, mỗi lần bà đi ăn cỗ hoặc đi đâu chơi về, ai cho gì bà cũng để riêng một phần cho tôi. Rồi cả những buổi chiểu, bà bế cháu ra cổng đón tôi, đon đả kể lể về chuyện thằng Tít hôm nay ăn gì, nói năng ra sao, nó biết thơm bà, biết cầm điều khiển tivi thế nào … trong khi mặt tôi vẫn tỉnh bơ với bà mà chỉ quan tâm đến con của mình…
Tự nhiên, một cảm giác ân hận đến lạ bắt đầu xâm chiếm toàn bộ con người tôi. Rồi, đang mải mê suy nghĩ thì tôi cảm nhận có tiếng bước chân nhè nhẹ tiến lại gần mình. Hai bà cháu rón rén ngồi cạnh tôi, bà đưa tay ra hiệu “suỵt” nhẹ với ku Tít im lặng cho mẹ ngủ. Bà đặt nhẹ tay lên trán tôi. Tôi cảm nhận được bàn tay ram ráp, thô kệch, bè bè như chính đôi tay của mẹ mình năm nào. Lúc ấy, tôi mới thấy bàn tay của mẹ chồng, sao mà gần gũi, thân thương và ấm áp đến vậy.
Hồng Tươi (Đông Anh – Hà Nội)
" alt=""/>Mẹ chồng luôn miệng chửi con dâu ngu